Địa danh có cấu tạo phức

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 51 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Địa danh có cấu tạo phức

Địa danh có cấu tạo phức là các địa danh có từ hai yếu tố cấu tạo trở lên, đó là các từ ghép hoặc cụm từ. Với loại địa danh này các yếu tố đều có mối quan hệ với nhau, chủ yếu là quan hệ chính phụ, đẳng lập .

Địa danh có cấu tạo phức có số lượng lớn nhất trong địa danh tỉnh Cao Bằng với 2572 địa danh, chiếm 94,662 %. Các địa danh này chủ yếu có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt.

2.5.2.1. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ là loại địa danh trong đó xét về mặt ý nghĩa, các yếu tố cấu thành địa danh có ít nhất một yếu tố chính và ít nhất một yếu tố phụ, yếu tố phụ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính.

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ chiếm số lượng lớn nhất trong địa danh cấu tạo phức với 2308 địa danh, chiếm 84,946 %.

Vì tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên các địa danh cấu tạo phức có nguồn gốc thuần Việt và nguồn gốc Tày – Nùng thường có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Chẳng hạn các địa danh thuần Việt: bản Làng Đền, xóm Mỏ Sắt, xóm Bản Mới, thôn Mẹ Van, thôn Chợ Cũ, xóm Bản Thần...thì yếu tố đứng trước là làng, mỏ, bản, mẹ, chợ, bản là các yếu tố chính, còn các yếu tố sau là đền, sắt, mới, van, cũ, thần là các yếu tố phụ, các địa danh có nguồn gốc Tày – Nùng như thôn Thiêng Vài (lán trâu), xóm Khuổi Linh (suối linh thiêng), thôn Bó Luông (nguồn nước lớn) thì các yếu tố đứng trước là thiêng, khuổi, bó là các yếu tố chính còn các yếu tố đứng sau vài, linh, luông là các yếu tố phụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các địa danh cấu tạo chính phụ có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng xuất hiện nhiều địa danh mà: yếu tố chính đứng trước thường được chuyển hóa từ thành tố chung chỉ địa hình thiên nhiên và chỉ địa bàn dân cư, còn yếu tố phụ đi sau thường chỉ đặc điểm, tính chất, hoặc là tên các loại động vật, thực vật sinh sống, tồn tại hoặc có liên quan đến địa danh. Qua bảng thống kê 2.5 những yếu tố có tần số xuất hiện cao, chúng tôi thấy loại địa danh này thường được cấu tạo theo một số mô hình sau: Nà + X, Lũng + X, Bản + X, Khuổi + X, Pác + X, Cốc + X, Ngườm + X, Phja (Phia) + X, Khau + X, Đoỏng + X, Pò (Vò) + X, Kéo + X, Xóm + X, Phiêng + X, Bó + X, Tổng + X.

Trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là trong những địa danh xã, phường, huyện, thị trấn các yếu tố cấu tạo đều có nguồn gốc từ tiếng Việt. Các địa danh Hán Việt có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ thường có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Chẳng hạn, xã Yên Thổ

(vùng đất yên bình), phường Tân Giang (sông mới), xã Minh Tâm (tâm hồn

sáng)... Yếu tố đứng trước là yên, tân, minh là các yếu tố phụ, các yếu tố đứng sau như thổ, giang, tâm là các yếu tố chính.

Ở địa bàn tỉnh Cao Bằng, địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ còn có kiểu địa danh gồm hai yếu tố: một yếu tố là động từ làm định ngữ cho một yếu tố là danh từ. Các yếu tố này có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt. Chẳng hạn, xóm Nà Cháo (ruộng dạy dỗ), bản Ca Rài (con quạ chuyền cành), thôn Thin Tẳng (đá dựng), bản Bó Bủn (mỏ phun), bản Chuộc Chằng (là biến âm của Pjuộc Chằng có nghĩa là mối kêu), xóm Bản Nhận,

xóm Cốc Tắm, xóm Nặm Uống, xóm Bản Cuốn...Các danh từ đứng trước nà,

ca, thin, bó, chuộc, bản, cốc, nặm, bản là các yếu tố chính, các động từ đứng

sau cháo, rài, tẳng, bủn, chằng, nhận, tắm, uống, cuốn là các yếu tố phụ. Ngoài địa danh cấu tạo phức có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt, ở địa bàn tỉnh Cao Bằng còn có địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo thành. Cụ thể, tiếng Tày – Nùng + tiếng Việt, tiếng Tày – Nùng + chữ cái (hoặc chữ số), tiếng Việt + chữ cái (chữ số). Ở các địa danh này yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Chẳng hạn, xóm Cốc Sả trên (gốc cây sả thơm trên), xóm Cốc Sả dưới (gốc

cây sả thơm dưới), bản Nà Ngàm A (ruộng hình cái chạc tre A), bản Nà Ngàm

B (ruộng hình cái chạc tre B) , Khau Hân 1(rừng con cáo 1), Khau Hân 2

(rừng con cáo 2), khu Tân Thanh 1, khu Tân Thanh 2, khu Tân Thanh 3...

Các yếu tố đứng trước cốc, cốc, nà, nà, tân thanh, tân thanh, tân thanh là các yếu tố chính, các yếu tố đi sau A, B, 1, 2, 1, 2, 3 là các yếu tố phụ.

2.5.2.2. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập là loại địa danh trong đó các yếu tố cấu thành địa danh có vai trò bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa. Tại địa bàn tỉnh Cao Bằng, loại địa danh này có 264 địa danh, chiếm 9,716 %. Các yếu tố cấu tạo loại địa danh này có nguồn gốc từ tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng

Các địa danh tiếng Việt có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập. Chẳng hạn, xã Thắng Lợi, xã Hòa Thuận, xã Độc Lập, xã Hạnh Phúc, xã Tự Do...các địa danh này chủ yếu là từ Hán Việt và thường được đặt bằng tên hoặc bí danh cách mạng của các anh hùng dân tộc. Ví dụ, xã Bế Triều (Bế Triều là bí danh của ông Bế Nhật Toa, quê ở Bản Vạn), xã Bình Long ( Bình Long là bí danh cách mạng của liệt sĩ Đàm Văn Giới), xã Đức Xuân (tên đồng chí Triệu Đức Xuân, cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám 1945), xã Công Trừng (tên của đồng chí Bùi Công Trừng, người miền xuôi lên Cao Bằng trong thời kì hoạt động bí mật trước cách mạng tháng Tám 1945)...

Các địa danh có nguồn gốc Tày – Nùng có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập chủ yếu là các địa danh chỉ thôn bản. Điều đáng lưu ý là rất nhiều địa danh loại này có yếu tố cấu tạo vốn là thành tố chung chuyển hóa thành. Chẳng hạn, bản Nà Bó (ruộng nguồn), bản Phia Nà (núi đá ruộng), bản Cốc Bó (hang nguồn), bản Nà Khau (ruộng núi), bản Nà Pò (ruộng gò)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một bộ phận nhỏ địa danh có số lượng yếu tố từ 4 đến 8 yếu tố cũng có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập. Thực chất loại địa danh này là một dạng ghép gộp của địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ với địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập. Chẳng hạn, ban đầu các xóm nhỏ riêng lẻ: xóm Lũng Vài , xóm Thua Bó , bản Pác Muổng , xóm Nà Ban, bản Xe, bản

Bản Nưa , bản Lũng Vài , xóm Khuổi Mịt, xóm Khau Ngoang, xóm Khống

Hấu, bản Pò Mạ, bản Xa Đeng, bản Cô Cam, bản Nà Pổng ...các địa danh này

có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ. Nhưng khi sáp nhập các xóm, bản với nhau người định danh ghép các địa danh cũ này để tạo ra một địa danh mới như xóm Lũng Vài – Thua Bó (lũng trâu- việc nguồn ), bản Pác Muổng –

Nà Ban (miệng cây muỗm - ruộng nở nang), bản Xe - Bản Nưa – Lũng Vài

(xe - bản trên – lũng trâu), xóm Khuổi Mịt- Khau Ngoang- Khống Hấu, bản

Pò Mạ - Xa Đeng - Cô Cam - Nà Pổng (đồi ngựa- xe đỏ - cây cam- ruộng

phồng)... thì các yếu tố (cặp yếu tố) đứng cách nhau bởi dấu gạch ngang lại đóng vai trò bình đẳng nhau, không có yếu tố (cặp yếu tố) nào bổ xung ý nghĩa cho yếu tố (cặp yếu tố) khác. Trong văn bản viết kiểu địa danh này thường có dấu gạch ngang giữa các yếu tố (cặp yếu tố) có quan hệ đẳng lập.

Như vậy, đặc điểm nổi bật về cấu tạo địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng là các địa danh cấu tạo phức chiếm ưu thế hơn cả. Các địa danh này có nguồn gốc chủ yếu là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt. Điều đáng lưu ý là trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, nhiều địa danh chỉ thôn bản là kết quả ghép gộp các thôn bản đã có với nhau. Chúng đều là những địa danh có nguồn gốc Tày – Nùng. Trong khi đó các địa danh từ cấp xã trở lên lại được đặt bằng các yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Việt.

2.6. CÁC PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH 2.6.1 Khái niệm phƣơng thức định danh

Phương thức định danh thuộc vào phương thức đặt tên. Chính phương thức định danh giúp cho địa danh có những ý nghĩa sinh động, phong phú,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độc đáo. Vì thế khi nghiên cứu các phương thức định danh của địa danh thuộc một địa bàn cụ thể, chúng ta sẽ thấy được những dấu ấn riêng về văn hóa, lịch sử của vùng đất đó.

Về khái niệm định danh, theo Từ điển tiếng Việt, định danh là “gọi tên

sự vật, hiện tượng (nói về mặt chức năng của từ ngữ )” [24; 325]. Như vậy, định danh là gọi tên các sự vật hiện tượng trong đời sống và trong xã hội. Cũng có nhà nghiên cứu định nghĩa “là sự cố định (hay gắn cho) một kí hiệu

ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất của một biểu vật các thuộc tính, phẩm chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị của ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” [ dẫn theo 23; 133].

Như vậy, định danh là đặt cho sự vật, hiện tượng một cái tên, đó có thể là từ, có thể là đơn vị trên từ. Sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài thế giới khách quan, do con người tìm hiểu và nhận biết. Đây chính là chức năng định danh của từ, trong ngôn ngữ. Định danh trong địa danh có một điểm đặc biệt ở chỗ mỗi địa danh chỉ có một tên gọi cụ thể, tồn tại duy nhất. Cũng vì thế định danh địa danh là lối định danh miêu tả, có lí do, các yếu tố cấu tạo địa danh là từ có ý nghĩa nhất định.

Về khái niệm phương thức định danh, theo Từ điển tiếng Việt thì

“phương thức là cách thức và phương pháp (nói tổng quát)”; “cách thức là

hình thức diễn ra một hành động” và “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hành động nào đó” [24; 793]. Từ đó có thể hiểu

phương thức định danh chính là cách thức và phương pháp mà chúng ta đặt tên cho đối tượng có trong thực tế, ở một địa phương cụ thể. Đây là một khái niệm mang tính chất tổng thể, vừa thể hiện cách thức vừa thể hiện phương pháp trong quá trình lựa chọn, xắp xếp để đặt tên cho địa danh.

Một địa danh luôn có cấu tạo hai bộ phận, đó là cấu tạo nội dung và cấu tạo hình thức “Cấu trúc nội bộ của địa danh là cấu tạo về mặt ngữ pháp còn

nguyên tắc đặt tên chính là nguyên tắc được thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi đặt tên dựa vào cái gì hay gọi tên theo cái gì. Nếu cấu trúc nội bộ tạo nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những đặc điểm cấu tạo của địa danh thì nguyên tắc đặt tên tạo nên những đặc điểm về ý nghĩa của nó” [ dẫn theo 23; 135].

Chẳng hạn, trong địa danh bản Khuổi Linh, cấu tạo hình thức của địa danh này là cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ, trong đó yếu tố khuổi đứng

trước là yếu tố chính, còn yếu tố đứng sau linh là yếu tố phụ có chức năng

phân biệt bản Khuổi Linh với các bản khác cùng xã Hồng Nam, huyện Hòa An như bản Khuổi Sàng, bản Khuổi Tấu. Còn xét về nguyên tắc đặt tên thì địa

danh bản Khuổi Linh phản ánh tình cảm trân trọng, thành kính, yêu thương

của người dân đối với vùng đất mình sinh sống.

Việc xác định nguồn gốc và ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh là để trả lời câu hỏi: người ta dựa vào đâu để định danh, định danh bằng phương pháp nào, cách thức ra sao, chính là tìm hiểu phương thức định danh của địa danh đó. Do đó, phương thức định danh và ý nghĩa cấu tạo địa danh gắn bó chặt chẽ “Phương thức định danh luôn sử dụng các yếu tố có nghĩa để định

danh cho đối tượng địa lí một cách phù hợp với đặc điểm, tính chất, mối quan hệ của đối tượng và nguyện vọng, tâm lí của người định danh. Ngược lại, nhờ phương thức định danh mà ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo được thể hiện rõ qua từng địa danh cũng như từng loại địa danh” [dẫn theo 15; 52].

Như vậy, tìm hiểu địa danh về cấu tạo hình thức giúp chúng ta nhận biết được đối tượng một cách khái quát, biết đối tượng thuộc loại địa danh nào thì tìm hiểu địa danh về cấu tạo nội dung giúp cho ta biết được ý nghĩa của địa danh, lí do đặt tên địa danh cũng như những phương thức tạo nên ý nghĩa ấy. Do đó có thể nói cấu tạo nội dung có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cấu tạo hình thức và trong bản thân cấu tạo nội dung, giữa phương thức định danh với ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh cũng có mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.6.2. Các phƣơng thức định danh của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng

Khi nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã nêu ra các phương thức định danh khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu địa danh Hải Phòng, Nguyễn Kiên Trường đưa ra ba phương thức chủ yếu đó là phương thức ghép số và ghép địa danh (còn gọi là phương thức tự tạo), phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn [dẫn theo 12; 92]. Còn Lê Trung Hoa khi

nghiên cứu địa danh thành phố Hồ Chí Minh lại nêu ra ba phương thức

phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn. [dẫn

theo 12; 92]. Từ Thu Mai nêu ra hai phương thức định danh: phương thức cấu

tạo mới, phương thức chuyển hóa. [ dẫn theo 16; 48]. Sự phân chia về số

lượng và tên gọi địa danh có nhiều quan niệm khác nhau nhưng khi nghiên cứu cụ thể vào từng phương thức định danh thì các quan niệm mà các tác giả đưa ra là tương đối đồng nhất.

Tiếp nhận kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước và qua kết quả khảo sát địa danh hành chính Cao Bằng, chúng tôi thấy trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có ba phương thức định danh đó là: phương thức

cấu tạo mới, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn. 2.6.2.1. Phương thức cấu tạo mới

Phương thức cấu tạo mới là khái niệm của Từ Thu Mai, cũng tương tự như cách gọi “phương thức tự tạo” của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường. “Phương thức cấu tạo mới là phương thức mà người định danh sử

dụng các yếu tố ngôn ngữ có sẵn, tạo ra một tên gọi mới theo cách của mình để định danh cho sự vật, hiện tượng” [dẫn theo 15; 53]. Nói cách khác, từ

những đặc điểm về hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc... của chính bản thân đối tượng hoặc những đặc điểm có liên quan gián tiếp đến đối tượng như cây, con vật, tên nhân danh, các sự kiện lịch sử, tín ngưỡng dân gian...người định danh sử dụng những yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống từ vựng chung để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định danh cho đối tượng. Do đó trong tên gọi của đối tượng có thể chứa đựng cả đời sống tâm lí, tình cảm, ước vọng, tín ngưỡng... hay những đánh giá, nhận xét của con người.

Khảo sát 2717 địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành chia địa danh thành các nhóm theo những tiêu chí nhất định và nhận thấy trong phương thức cấu tạo mới, các địa danh được định danh từ nhiều đặc điểm riêng, độc đáo, mang đậm đặc trưng, văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng - những người dân bản địa của một tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 51 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)