8. Cấu trúc của luận văn
3.7.4. Dấu ấn văn hóa, văn học dân gian thể hiện trong địa danh
Sẽ là một thiếu sót nếu tìm hiểu địa danh mà không chú ý đến văn hóa - văn học giân gian. Mặc dù huyền thoại, truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng vào lúc khai thiên lập địa, con người chưa có văn tự để ghi chép thì cách duy nhất của người xưa đó là thông qua những câu chuyện dân gian bằng phương thức truyền miệng để nói lên mơ ước, nguyện vọng và cả cái nhìn về hiện thực. Hầu hết các vùng đất trên thế giới đều được con người tìm cách cắt nghĩa sự hình thành bằng văn học dân gian. Đặc biệt đối với nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
địa danh hành chính Cao Bằng, nhiều khi nghĩa và nguồn gốc địa danh chỉ có thể hiểu một cách rõ ràng thông qua kho tàng văn học dân gian. Nếu ở địa phương khác chỉ có những câu chuyện riêng lẻ, thì ở Cao Bằng lại là một trong ít địa phương có cả một hệ thống truyện kể về các địa danh qua đó cung cấp cho người đọc một ấn tượng khá hoàn chỉnh về “non nước” Cao Bằng. Trong mục này, chúng tôi chỉ giới thiệu về một truyền thuyết cùng với cách giải thích về nghĩa của địa danh rất thú vị!
Truyền thuyết “Pú Luông, Gia Cải và di chỉ ngườm Bốc” đã giải thích một cách hấp dẫn, thú vị về nghĩa và nguồn gốc một số địa danh đến nay vẫn đang sử dụng. Tất cả các địa danh này đều nằm trong châu Thạch Lâm xưa - thời đầu nhà Nguyễn. Ngày nay Thạch Lâm được chia thành nhiều huyện. Nếu chưa biết truyền thuyết này thì khi đọc truyện “Cuộc chiến chống mãng
xà và thuồng luồng trên sông Mãng” sẽ không hiểu vì sao nhân dân sợ thuồng
luồng ăn thịt mà truyền nhau câu thần chú khi lội qua sông: “Nà Mò, Bản Vạn, Ta Lạn, Khau Coi họ Bế mẹ mày”. Thì ra câu thần chú có ý nghĩa :
Chúng tao là người mấy bản này, cùng họ hàng thân thuộc với họ Bế mẹ mày. Chúng mày phải nể mặt cho tao đi qua an toàn.
Luông và Cải là hai anh em. Người ta gọi Luông, Cải dựa vào vóc dáng của họ, tên đặt không phải để phân biệt với người khác. Sau cơn đại hồng thủy không còn người thứ ba. Hai anh em may mắn chui được vào trong một quả bầu khổng lồ nổi lềnh bềnh nên sống sót. Khi trẻ họ là Báo Luông, Slao Cải (trai to, gái lớn). Lúc cao tuổi họ được tôn là Pú Luông, Giả Cải (ông to, bà lớn).
Nguồn gốc cơn đại hồng thủy, chương tổng thiên (cánh đồng trời) của pụt Tày kể rằng: Ngày xửa ngày xưa trời cách đất không xa, người giơ rìu bổ củi còn chạm tới. Lại có mười hai mặt trời liên tục chói chang, đất đai nứt nẻ khô cong, nhân loại điêu đứng. Trước nguy cơ diệt vong, mọi người cầu xin một chàng thiện xạ đi bắn hạ mặt trời. Chàng thiện xạ leo lên đỉnh núi, dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cung bắn hạ được mười mặt trời. Mặt trời thứ mười một bị mũi tên sượt qua tuy không rớt nhưng xì hết hơi nóng trở thành mặt trăng, chỉ sót một mặt trời nguyên vẹn. Hai cái sau sợ quá trốn biệt tăm.
Đất trời sầm lại, tối đen như mực, mưa đổ không ngớt, lũ dâng ào ào. Phút chốc mọi thứ đều chìm đáy nước, thiên hạ không ai chạy thoát. Cầm thú nháo nhác, bầy chim cánh ngắn, cánh dài họp nhau quyết định cử gà trống đi gọi mặt trời. Mặt trời chốn tít tận ngoài biển Đông. Gà trống không biết bơi, tập thể phải nhờ vịt cõng gà tới đó.
Nghe tiếng gà gáy, mặt trời ló rạng, mưa tạnh mây quang, nắng hồng khắp nơi. Nước rút rất nhanh, quả bầu dập dà dập dềnh cuối cùng mắc cạn (tiếng Tày: vạn có nghĩa là cạn ). Nó quệt chạm đất ở một mỏm đồi rộng rãi thoai thoải, tạm gọi là đồi Vạn ( đồi cạn). Luông dìu Cải từ cuống bầu chui ra. Phong cảnh thật thê lương! Bốn bề toàn bùn nhão nhoét, những cổ thụ chết úng trơ thân trụ phủ quánh lớp đất nâu xỉn, đụng vào đâu đều nhớp nhúa. Nhu cầu trước mắt hai người là phải tìm được một nơi có thể đặt chân đặt tay. Họ ngỡ ngàng đứng quan sát phía tây trùng trùng dãy núi đá vôi, nơi ấy cao, nước không ngập tới. Luông dắt Cải đi hướng đó. Men theo chân núi họ phát hiện một cái hang thật lí tưởng. Đó là Ngườm Bốc (có nghĩa là cái hang cạn). Cửa hang rộng, vòm cao, đi sâu vào đoạn cuối có ngách thoát, nền đất bằng phẳng, vừa khô vừa thoáng. Tiện nhất ngay cửa hang xuống vài bước sẵn mỏ nước chảy trong vắt lúc nào cũng ăm ắp tràn trề. Quanh đó, cây cỏ bết bùn khô cứng như những miếng mo, bước chân người dẫm qua, tiếng vỡ vụn lạo xạo, không còn thức gì có thể cho vào mồm được. Tuy nhiên Báo Luông, Slao Cải vẫn tìm được cái ăn nước rút rồi các loài thủy sản dồn về chỗ trũng nhiều vô kể, chỉ việc đến nơi vũng cạn, suối nông để bắt lấy. Dễ hơn cả là nhặt ốc, ốc có đủ loại: ốc nhồi, ốc bươn, nhiều nhất ốc vặn. Ốc vặn tuy con nhỏ, vỏ cứng, ít thịt nhưng được cái ê hề chúng tập trung bám vào nhau tựa những viên sỏi. Chỉ việc nhặt đem về hang dùng cục đá ghè vỡ vỏ, nhặt phần thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mềm nhai. Ăn sống như vậy tuy nhơn nhớt nhưng người đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh.
Thế rồi một đêm có cơn dông tố sấm chớp đùng đùng. Sáng ra, xuống bờ mỏ nước, ngước nhìn đỉnh núi thấy cột khói ngùn ngụt bốc cao, anh em kéo nhau lên xem. Đó là một thân cây to chết khô từ lâu bị sét đánh trúng phát lửa. Trong hốc có ổ sóc hay chuột gì đó cháy đen thui. Báo Luông, Slao
Cải chia nhau ăn thấy ngon lạ thường. Anh em bèn đem lửa từ nơi đó về hang.
Nơi đó được gọi là Lũng Phầy* (Lũng Lửa) ở Phia Ngả. Trong núi sẵn nhiều
cây khô, mục, anh em vác về giữ cho lửa cháy suốt đêm ngày. Từ đấy họ không còn lo đêm lạnh. ốc đem về vùi cạnh đống than hồng nóng sôi sủi bọt, thân quắt lại, nắp miệng há ra, dùng gai rừng nhổ lấy dễ dàng. Bữa ăn vừa ngon, vừa dễ dàng, ốc trở thành thức ăn hàng ngày, vỏ ốc chất dần thành đống. Ngườm Bốc* , Lũng Phầy* nay thuộc xã Hồng Việt, huyện Hòa An.
Thời gian thấm thoắt, Báo Luông, Slao Cải trưởng thành, xuân tình rạo rực, nhưng không thể tìm ra bạn. Họ rủ nhau xuống mỏ nước tắm, anh tắm vũng nước trên, em tắm vũng nước dưới. Thế rồi người em ba tháng sau thấy trong người khác lạ, bảy tháng sau thấy trong người khác thường. Thai đến kỳ thì ra, hoa đến hạn thì nở.
Lạ thay thai sinh chỉ là một bọc mềm mềm nhẵn trơn. Luông, Cải vừa sợ vừa tò mò, dùng mảnh đá sắc khía xem trong bọc có gì. Thì ra hết lớp này đến lớp khác chỉ toàn những mảng nhầy nhầy máu mủ. Họ dọn đống dơ dáy đó ra ngoài hang, bẻ cành cây phủ kín.
Chuyện đã quên đi, bỗng nhiên thời gian sau, từ đống dơ dáy đó ùa ra một lũ trẻ con. Chúng kéo nhau vào hang nhao nhao kêu đói, Cải phải đặt cho mỗi đứa một cái tên để khỏi lẫn đứa này với đứa khác.
Trước đây chỉ hai miệng ăn, cái ăn dồi dào. Nay thêm lũ con đông, ốc, cua không thể đủ. Luông, Cải phải dẫn chúng đi xa, tới bãi có lúa mọc hoang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nà Coóc* (ruộng thóc) tự tay mỗi đứa bứt từng bông đem về hơ trên lửa nổ
lép bép rồi nhặt ăn.
Hàng ngày đi lại xa như vậy rất tốn công, vả lại người đông hang cũng thành chật chội, ngườm Bốc không còn thích hợp nên Luông và Cải tính chuyện phải rời ở nơi khác thuận tiện hơn.
Họ nhớ địa điểm quả bầu mắc cạn khi trước, đồi Vạn. Nơi đó rộng rãi, ở trung tâm đi phía nào cũng gần, cao ráo mà không xa nước, duy chỉ khó một điều là không sẵn hang. Việc ấy đến nay không lo, sức người đã sẵn. Báo Luông, Slao Cải đưa đàn con đi lấy cột ở Chỏ Sliêu* (tổ cột) đi cắt gianh ở Pò Cà* (đồi gianh) đem về dựng một loạt chòi sàn quanh mỏm đồi, trở thành bản đầu tiên. Xưa là đồi Vạn, nay trở thành Bản Vạn*.
Gần kề Bản Vạn có Phia Ma* (núi chó) chó tập trung đông. Đặc tính
loài chó thích sống gần người, chúng kéo về sống dưới chòi sàn. Chúng chạy theo người hỗ trợ đắc lực việc săn bắt và được người sẻ chia sản phẩm thu được .
Chó đã giúp gia đình Luông Cải thuần hóa các gia cầm: vịt ở Lậu Pất* (chuồng vịt), gà Rằng Cáy* (ổ gà); các gia súc: bò ở Nà Mò *(ruộng bò), trâu ở Nà Vài* (ruộng trâu), ngựa Nà Mạ* (ruộng ngựa), lợn Coỏc Mu* (cũi lợn). Chúng cũng giúp xua đuổi thú dữ ra xa nơi cư trú; sói chạy lên Khau Hân* (đồi sói), hổ trốn về Ngườm Slưa* (hang cọp), thuồng luồng ẩn thân nơi Khuôn Ngược* (khe thuồng luồng).
Về cách chế biến cái ăn, con người cũng khéo dần. Ban đầu tất cả đều chỉ nướng trực tiếp trên lửa, sau Báo Luông, Slao Cải đem thóc đi giã ở Sộc Khâm* (cối râm), ngâm đãi cho sạch trấu cám ở Po Má* (bố ngâm). Gói gạo khoét đất đặt xuống rồi vùi tro đốt lửa lên trên cho chín thành cơm ở Nà Mỏ* (ruộng nồi) , đem rau xuống mảnh đá khum khum sào chín ở Po Héc* (bố chảo).
Con cái ngày càng lớn, Báo Luông, Slao Cải hướng dẫn chúng đắp bờ nơi đất bằng, đưa nước vào, nhổ những dảnh lúa hoang đem cấy tạo thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những thửa ruộng, thóc thu được nhiều dùng từ vụ trước tới vụ sau. Họ không phải đi cấy đi săn bắt hái lượm tự nhiên như trước. Rồi họ còn biết đưa những
cây cần thiết về trồng tập trung thành Sluôn Ỏi* (vườn mía), Khau Thúa* (đồi đỗ), Pò Phải* (gò bông). Họ dùng bông dệt thành sống áo, không dùng bẹ chuối, mo khô để che thân.
Đời sống ổn định. Pú Luông, Gia Cải tuổi ngày càng cao. Việc đồng áng do các con chăm lo, ông bà chỉ việc giữ nhà. Tuy nhiên nhiều con nhiều rắc rối. Đứa nào cũng tự cho mình là khôn, là giỏi, chỉ muốn làm thầy. Tị nhau chia buồng chuối nải to nải bé, tranh nhau làm đám ruộng này tốt, đám kia xấu. Suốt ngày ông bà nhức cả đầu về chuyện phân xử, cuối cùng đành quyết định chia chúng đi ở mỗi đứa một nơi.
Ông bà phán:
“ Thằng Bế ở Bản Vạn*, thằng Đoạn đi Bản Ngần*
Thằng Đàm đi Ảng Giàng* thằng Hoàng đi Đâu Ngả* Thằng Lê đi Bằng Hà*, thằng Hà đi Đà Lạn*
Thằng Đinh đi Khau Mắng*, thằng Đặng đi Pò Lài*.”
Vâng theo lời phán, mỗi người con đến nhận nơi được chia, lập bản mới, tên của người con sau này trở thành tên dòng họ của bản đó. Suốt thung lũng, dọc hai bờ sông chính của vùng, mọc lên những bản làng đông đúc, trù phú.
Pú Luông, Gia Cải cùng thằng Bế ở Bản Vạn. Sau khi ông bà mất, các con lập đền thờ trên gò đất ven suối Sẩy, giữa cánh đồng Bản Vạn. Đến nay xuân thu sóc vọng vẫn hương khói thường xuyên.
Ngày nay, Bản Vạn là một làng ở xã Bế Triều huyện Hòa An, ngay gần thị trấn Nước Hai. 32 địa danh có dấu “ * ” trong truyền thuyết hiện vẫn đang được sử dụng. Tất cả đều nằm trong địa bàn châu Thạch Lâm xưa thời đầu nhà Nguyễn, ngày nay Thạch Lâm được chia thành nhiều huyện, cách Bản Vạn bán kính không quá 20km.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn