Địa danh (tên riêng)

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 45 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Địa danh (tên riêng)

2.3.1. Khái niệm địa danh

Trong phức thể địa danh, địa danh (thành tố B) là tên gọi riêng của từng đối tượng địa lí cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng loại hình và giữa các loại địa danh với nhau. Trong phức thể địa danh, địa danh có đầy đủ các mặt cấu tạo, chức năng, vị trí và ý nghĩa.

Về vị trí, địa danh (thành tố riêng) thường đứng sau thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí để hạn định ý nghĩa cho đơn vị này. Nhìn chung, trong phức thể địa danh các thành tố đều có vị trí rất ổn định.

Về chức năng, chức năng quan trọng nhất của địa danh là gọi tên và phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại địa danh với nhau.

Về cấu tạo, địa danh thường do danh từ hoặc cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) tạo thành. Nói cách khác địa danh là những đơn vị tương đương với từ hoặc ngữ.

Những yếu tố cấu tạo nên địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng chủ yếu là tiếng Tày- Nùng và tiếng Việt. Như vậy các phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng vừa mang đặc trưng của tiếng Việt vừa mang những nét đặc trưng của ngôn ngữ, văn hóa của tỉnh. Hệ thống địa danh có thành tố chung là xã, thị trấn, huyện, thị xã,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh chủ yếu có nguồn gốc là tiếng Việt. Chẳng hạn các địa danh được cấu tạo

bởi tiếng Việt như xã Minh Tâm, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Thắng Lợi, huyện Hạ Lang, xã Lương Thiện, huyện Phục Hòa... Cũng giống như ở các tỉnh khác của nước ta, các

địa danh có thành tố chung là thôn, bản, lũng có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng. Chẳng hạn, bản Lũng Phầy (lũng lửa), lũng Nà Coóc (ruộng thóc), bản

Chỏ Siêu (tổ cột), lũng Pò Cà (đồi gianh), bản Phia Ma (núi chó), bản Nà Vài (ruộng trâu), lũng Khuôn Ngược (khe thuồng luồng), bản Ảng Giàng (cổng

trời), lũng Po Héc (bố chảo)... lại thể hiện rõ nét nhất tính dân tộc và đặc điểm riêng của địa phương. Cấu tạo của địa danh nơi đây có đầy đủ những kiểu quan hệ như quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập. Những kiểu quan hệ này cùng với các đặc điểm cấu tạo do phương thức định danh có tính chất quyết định trong việc tạo ra ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh. Trong địa danh còn có thể có một bộ phận là các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí. Đó là khi thấy đối tượng địa lí mới cần đặt tên có quan hệ nào đó với đối tượng địa lí đã đặt tên nên người định danh dùng những từ ngữ chỉ loại hình địa lí hoặc tên của đối tượng cũ để định danh cho đối tượng mới.

2.3.2. Số lƣợng yếu tố trong địa danh

Trong tổng số 2717 địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có độ dài khác nhau, địa danh có cấu tạo đơn giản nhất chỉ bao gồm 1 yếu tố, còn địa danh có cấu tạo phức tạp nhất bao gồm 8 yếu tố, mỗi yếu tố là một âm tiết. Trường hợp tên địa danh là chữ số, số Ả Rập, số La Mã chúng tôi tạm xếp vào địa danh có cấu tạo đơn. Chẳng hạn như tổ 32 (phường Tân Giang, thị xã Cao

Bằng), khu I, khu II, khu III (xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm).

2.3.2.1. Kết quả thống kê số lượng yếu tố trong địa danh

Dựa vào số liệu đã khảo sát được về các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã lập được bảng thống kê, phân loại về số lượng các yếu tố trong địa danh như bảng 2.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Số lƣợng yếu tố trong địa danh STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng địa danh Tỉ lệ (%) Ví dụ minh họa 1 Một yếu tố 145 5,34 tổ 1

2 Hai yếu tố 2363 86,97 xã Nà Bao

3 Ba yếu tố 139 5,12 xóm 1 Hồng Quang

4 Bốn yếu tố 64 2,36 xóm Kéo Ngoọng- Pác Mười 5 Năm yếu tố 3 0,11 xóm Xe- Bản Nưa- Lũng Vài 6 Sáu yếu tố 2 0,07 bản Khuổi Mịt- Khau Ngoang-

Khống Hấu

7 Bẩy yếu tố 0 0 0

8 Tám yếu tố 1 0,04 bản Pò Mạ- Xe Đeng- Cô Cam-

Nà Pổng

Tổng cộng 2717 100

2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh

Qua bảng thống kê, phân loại 2.4, chúng ta thấy rõ địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có thành tố riêng chủ yếu được cấu tạo bởi hai yếu tố, với 2363 địa danh, chiếm 86,97 %. Sau đó đến địa danh một yếu tố, cụ thể có 145 địa danh, chiếm 5,336 % ; địa danh ba yếu tố có 139 địa danh, chiếm 5,115% và địa danh bốn yếu tố có 64 địa danh chiếm 2,355%. Các địa danh có từ năm yếu tố đến tám yếu tố có số lượng ít nhất, gồm 6 địa danh, chiếm 0,219 %.

Như vậy địa danh có cấu tạo gồm hai yếu tố chiếm số lượng lớn nhất, chiếm 86,97% . Điều đó chứng tỏ người định danh có xu hướng đặt tên địa danh một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Phần lớn các địa danh này có ít nhất một thành tố chung (cấu tạo đơn) chuyển hóa thành một yếu tố của địa danh. Chẳng hạn, xóm Bản Mới (làng mới ), bản Khau Hân (đồi con cáo), bản Lũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa danh có cấu tạo gồm một yếu tố chiếm tỉ lớn thứ hai, gồm 5,336%, các địa danh này có thành tố riêng chủ yếu là các số đếm, ví dụ: Tổ 1, tổ 2, tổ

3, tổ 4...Các địa danh này chủ yếu có ở các trung tâm kinh tế, chính trị như ở

khu vực thị xã Cao Bằng; trung tâm của các huyện như các thị trấn... Qua đây chúng ta cũng thấy được phần nào xu hướng dùng nhiều con số thay cho tên riêng của xã hội hiện đại. Cách đặt tên này có ưu điểm là ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ. Nhưng chúng ta lại nhận ra nhược điểm của nó là sự trống rỗng về văn hóa, lịch sử, cảm xúc khi nghe những con số đó!

Địa danh có cấu tạo gồm ba yếu tố chiếm 5,115 % . Những địa danh này có cấu tạo giống các địa danh ở các tỉnh khác. Chúng gần giống các địa danh có cấu tạo gồm hai yếu tố nhưng có thêm yếu tố hạn định chỉ thứ tự, phương hướng, hoặc yếu tố hạn định là các chữ cái in hoa. Ví dụ: bản Thâm Hoáng 2 (ao hoang vắng 2), bản Nà Toàn 1 (ruộng có liên quan đến một người tên là Toàn 1), bản Nà Toàn 2 (ruộng có liên quan đến một người tên là Toàn 2), bản Khau Lạ A (đồi dứa dại A), bản Khau Lạ B (đồi dứa dại B).

Địa danh có cấu tạo gồm từ 4 đến 8 yếu tố chiếm tỉ lệ thấp nhất, chiếm 2,574%. Các địa danh này thường là sự sáp nhập từ các địa danh có cấu tạo gồm hai yếu tố. Đây là trường hợp người dân ở các địa phương được sáp nhập đều không muốn thay đổi tên gọi của thôn, bản mình nên cùng giữ lại tên cũ thành tên một thôn, bản mới.

2.4. CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH CÓ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CAO

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có tần số xuất hiện cao. Điều này có lí do địa lí - văn hóa -lịch sử của xứ sở “ gạo trắng nước trong” mà chúng tôi sẽ giải đáp ở chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5. Bảng thống kê các yếu tố có tần số xuất hiện cao

STT Thành tố Số lần xuất hiện 1 nà : ruộng 414 2 lũng: thung lũng 359 3 bản: làng 263 4 khuổi: suối 107 5 pác: miệng 83 6 cốc: gốc 65 7 ngườm: hang 52

8 phia (phja, phya hoặc phija): núi đá 47

9 khau: rừng 43 10 nặm: nước 39 11 đoỏng (đỏng): đồi 27 12 pò (vò): gò 26 13 kéo: đèo 24 14 phiêng (phijêng): phẳng 19 15 bó: nguồn 23

16 vài (hoài): con trâu 18

17 luông : to 16 18 chang: ở giữa 15 19 tổng: cánh đồng 13 20 tân: mới 12 21 rỳ : dài 6 22 nhùng : tên một loại cỏ 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG TỈNH CAO BẰNG

Địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng cũng có hai kiểu cấu tạo cơ bản giống như các địa danh khác trong cả nước. Đó là cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Căn cứ vào số lượng các yếu tố trong địa danh và quan hệ giữa các yếu tố, có thể thống kê, phân loại địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng về đặc điểm cấu tạo như bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đặc điểm cấu tạo địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng Đặc điểm

cấu tạo

Cấu tạo đơn Cấu tạo phức Tổng cộng Chính phụ Đẳng lập

số lƣợng 145 2308 264 2717

Tỉ lệ (%) 5,336 84,946 9,716 100

Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng là có cấu tạo phức, trong đó, các địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụ giữa các yếu tố chiếm ưu thế hơn cả ( với 2308 đơn vị, chiếm 84,946%).

2.5.1. Địa danh có cấu tạo đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh chỉ gồm một yếu tố ( có thể là một âm tiết hay chữ số) tạo thành, âm tiết đó đồng thời là một từ đơn. Trong 2717 địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có 145 địa danh có cấu tạo đơn, chiếm 5,336 %

Các địa danh này chủ yếu được cấu tạo bằng các chữ số Ảrập. Chẳng

hạn, tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4, tổ 5, tổ 6, tổ 7...(phường Tân Giang, thị xã Cao

Bằng) và 2 địa danh có nguồn gốc tiếng Việt là xóm Giấy (xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng), xóm Than (xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình).

Ở địa bàn tỉnh Cao Bằng, chúng tôi không xếp các địa danh có yếu tố thứ nhất là thành tố chung chuyển hóa vào tên riêng là địa danh có cấu tạo đơn mà chúng là địa danh có cấu tạo phức. Chẳng hạn xóm Nà Thơm, xóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bản Nưa, xóm Bản Khoang, thôn, Bản Mới, thôn Bản Nưa, thôn Bản Khoang,

thôn Lũng Đá... vì hai lí do sau: thứ nhất, các thành tố chung này thực sự đã chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất của địa danh; thứ hai, thực tế ở địa phương, các văn bản hành chính đều thống nhất viết hoa yếu tố này của địa danh...

2.5.2. Địa danh có cấu tạo phức

Địa danh có cấu tạo phức là các địa danh có từ hai yếu tố cấu tạo trở lên, đó là các từ ghép hoặc cụm từ. Với loại địa danh này các yếu tố đều có mối quan hệ với nhau, chủ yếu là quan hệ chính phụ, đẳng lập .

Địa danh có cấu tạo phức có số lượng lớn nhất trong địa danh tỉnh Cao Bằng với 2572 địa danh, chiếm 94,662 %. Các địa danh này chủ yếu có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt.

2.5.2.1. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ là loại địa danh trong đó xét về mặt ý nghĩa, các yếu tố cấu thành địa danh có ít nhất một yếu tố chính và ít nhất một yếu tố phụ, yếu tố phụ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính.

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ chiếm số lượng lớn nhất trong địa danh cấu tạo phức với 2308 địa danh, chiếm 84,946 %.

Vì tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên các địa danh cấu tạo phức có nguồn gốc thuần Việt và nguồn gốc Tày – Nùng thường có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Chẳng hạn các địa danh thuần Việt: bản Làng Đền, xóm Mỏ Sắt, xóm Bản Mới, thôn Mẹ Van, thôn Chợ Cũ, xóm Bản Thần...thì yếu tố đứng trước là làng, mỏ, bản, mẹ, chợ, bản là các yếu tố chính, còn các yếu tố sau là đền, sắt, mới, van, cũ, thần là các yếu tố phụ, các địa danh có nguồn gốc Tày – Nùng như thôn Thiêng Vài (lán trâu), xóm Khuổi Linh (suối linh thiêng), thôn Bó Luông (nguồn nước lớn) thì các yếu tố đứng trước là thiêng, khuổi, bó là các yếu tố chính còn các yếu tố đứng sau vài, linh, luông là các yếu tố phụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các địa danh cấu tạo chính phụ có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng xuất hiện nhiều địa danh mà: yếu tố chính đứng trước thường được chuyển hóa từ thành tố chung chỉ địa hình thiên nhiên và chỉ địa bàn dân cư, còn yếu tố phụ đi sau thường chỉ đặc điểm, tính chất, hoặc là tên các loại động vật, thực vật sinh sống, tồn tại hoặc có liên quan đến địa danh. Qua bảng thống kê 2.5 những yếu tố có tần số xuất hiện cao, chúng tôi thấy loại địa danh này thường được cấu tạo theo một số mô hình sau: Nà + X, Lũng + X, Bản + X, Khuổi + X, Pác + X, Cốc + X, Ngườm + X, Phja (Phia) + X, Khau + X, Đoỏng + X, Pò (Vò) + X, Kéo + X, Xóm + X, Phiêng + X, Bó + X, Tổng + X.

Trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là trong những địa danh xã, phường, huyện, thị trấn các yếu tố cấu tạo đều có nguồn gốc từ tiếng Việt. Các địa danh Hán Việt có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ thường có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Chẳng hạn, xã Yên Thổ

(vùng đất yên bình), phường Tân Giang (sông mới), xã Minh Tâm (tâm hồn

sáng)... Yếu tố đứng trước là yên, tân, minh là các yếu tố phụ, các yếu tố đứng sau như thổ, giang, tâm là các yếu tố chính.

Ở địa bàn tỉnh Cao Bằng, địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ còn có kiểu địa danh gồm hai yếu tố: một yếu tố là động từ làm định ngữ cho một yếu tố là danh từ. Các yếu tố này có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt. Chẳng hạn, xóm Nà Cháo (ruộng dạy dỗ), bản Ca Rài (con quạ chuyền cành), thôn Thin Tẳng (đá dựng), bản Bó Bủn (mỏ phun), bản Chuộc Chằng (là biến âm của Pjuộc Chằng có nghĩa là mối kêu), xóm Bản Nhận,

xóm Cốc Tắm, xóm Nặm Uống, xóm Bản Cuốn...Các danh từ đứng trước nà,

ca, thin, bó, chuộc, bản, cốc, nặm, bản là các yếu tố chính, các động từ đứng

sau cháo, rài, tẳng, bủn, chằng, nhận, tắm, uống, cuốn là các yếu tố phụ. Ngoài địa danh cấu tạo phức có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng và tiếng Việt, ở địa bàn tỉnh Cao Bằng còn có địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo thành. Cụ thể, tiếng Tày – Nùng + tiếng Việt, tiếng Tày – Nùng + chữ cái (hoặc chữ số), tiếng Việt + chữ cái (chữ số). Ở các địa danh này yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Chẳng hạn, xóm Cốc Sả trên (gốc cây sả thơm trên), xóm Cốc Sả dưới (gốc

cây sả thơm dưới), bản Nà Ngàm A (ruộng hình cái chạc tre A), bản Nà Ngàm

B (ruộng hình cái chạc tre B) , Khau Hân 1(rừng con cáo 1), Khau Hân 2

(rừng con cáo 2), khu Tân Thanh 1, khu Tân Thanh 2, khu Tân Thanh 3...

Các yếu tố đứng trước cốc, cốc, nà, nà, tân thanh, tân thanh, tân thanh là các yếu tố chính, các yếu tố đi sau A, B, 1, 2, 1, 2, 3 là các yếu tố phụ.

2.5.2.2. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập là loại địa danh trong đó các yếu tố cấu thành địa danh có vai trò bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa. Tại địa bàn tỉnh Cao Bằng, loại địa danh này có 264 địa danh, chiếm 9,716 %. Các yếu tố cấu tạo loại địa danh này có nguồn gốc từ tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng

Các địa danh tiếng Việt có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập. Chẳng

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 45 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)