Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 72 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít, và được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực như văn hóa học, ngôn ngữ học, nhân loại học, tâm lí học.

Trong đó lĩnh vực ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa biểu hiện ở chỗ ngôn ngữ là biểu hiện, là hiện thân, là biểu trưng của văn hóa. Trong bài Abhandlung uber den Ursprung de Spache (Khởi nguyên của ngôn ngữ) của nhà triết học người Đức G. Herder (1744- 1803) đã khẳng định “Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện, cùng phát triển, cùng trưởng thành” [36; 63]. Phạm Đức Dương khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cho rằng: “Nhờ khả năng biểu trưng văn hóa, lời nói đã để những dấu hiệu

vật chất trong các hoạt động tinh thần của con người (như âm nhạc, hội họa, điêu khắc...) gắn với dạng nói. Và những dấu hiệu ấy được hiện thực hóa thành những biểu tượng văn hóa. Vì vậy, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phổ quát có thể diễn tả, giải thích các hệ thống biểu tượng khác của văn hóa và sự phát triển của các hệ thống kí hiệu trong văn hóa đều liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ. Kí hiệu ngôn ngữ chứa trong nó hình ảnh các kí hiệu khác. Là công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ phải truyền đạt được tất cả các ý nghĩa của kí hiệu khác cho tất cả các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ... Chỉ có chất liệu ngôn ngữ mới cho phép người nghệ sĩ tạo nên hình tượng bất kì trong bối cảnh sâu rộng, phong phú, tế nhị, và hấp dẫn lòng người” [dẫn

theo 15; 70]. Còn Nguyễn Đức Tồn khi bàn về vấn đề này cho rằng: “Ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất” [33; 45].

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện trao đổi văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc, qua những phương tiện tích lũy và truyền đạt những tri thức, thông tin từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Những tri thức, thông tin đó có thể là lịch sử, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, là tâm lí, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...

Như vậy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là mối quan hệ bao hàm mà còn là mối quan hệ tương tác, bổ trợ lẫn nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận độc lập của văn hóa đồng thời cũng là một thành tố quyết định sự tồn tại của một nền văn hóa. Việc nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ cũng là một “con đường” để thấy phần nào nền văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc. Bởi vì “Lần theo các địa danh, mặc dù vỏ ngữ âm bị biến

dạng đi rất nhiều, ngữ nghĩa đã bị mất hoặc được giải thích theo từ nguyên dân gian, chúng ta vẫn có thể dựng lại địa bàn cư trú và những đặc điểm tụ cư lâu đời của các tộc người” [dẫn theo 23; 51]. “Việc nghiên cứu địa danh có nhiều lợi ích, nó cho ta biết nhiều thông tin khác nhau về các vấn đề khác nhau có trong một vùng lãnh thổ nói riêng, trong một quốc gia nói chung. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp ta có được nhiều kết luận quan trọng về các vấn đề dân tộc, văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ.” [ dẫn theo 23; 52].

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 72 - 73)