Các yếu tố rõ ràng về nghĩa

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 78 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa

Trong địa hành hành chính tỉnh Cao Bằng, đa số các yếu tố Hán Việt, thuần Việt và các yếu tố thuộc tiếng dân tộc thiểu số xuất hiện gần đây đều rõ ràng về nghĩa. Các yếu tố thuộc tiếng dân tộc thiểu số mặc dù đã được phiên âm ra tiếng Việt, hoặc bị Việt hóa nhưng vẫn có thể tìm hiểu được ý nghĩa của chúng qua các tài liệu về lịch sử, văn hóa, qua những người lớn tuổi hoặc những người có trình độ văn hóa của dân tộc đó.

Trong các địa danh Hán Việt, các yếu tố thường có thể có ý nghĩa phản ánh hiện thực mang tính chất trang trọng, có thể có ý nghĩa phản ánh tâm lí con người. Ý nghĩa hiện thực gắn với những địa danh như tỉnh Cao Bằng, thị xã Cao Bằng phản ánh rõ vùng đất có vị trí cao so với mặt nước biển, có nhiều dãy núi cao nhưng bên cạnh đó lại có nhiều miền đất bằng phẳng, thung lũng, hay phường Hợp Giang là nơi suối Củn gặp sông Bằng và hòa nhập tại đó.... Ý nghĩa phản ánh tâm lí con người gắn với những địa danh như: xã

Thịnh Vượng (thịnh lợi và phát đạt) , xã Yên Lạc (yên vui)... phản ánh nguyện

vọng của người dân về cuộc sống no ấm, yên vui.

Các yếu tố trong các địa danh thuần Việt hoặc Hán Việt có 381 địa danh, chiếm 14,02 % thường rất dễ hiểu. Chẳng hạn, thôn Than, xã Hạnh Phúc, xã Lương Thiện, xã Tự Do... Những địa danh này thường phản ánh rõ

hiện thực như thôn Than (thôn có nhiều than ) hoặc phản ánh tâm lí, nguyện vọng của con người về cuộc sống hạnh phúc, lương thiện và tự do... Hầu hết các địa danh Hán - Việt và thuần Việt đều được xuất hiện sau cách mạng tháng Tám thành công cho nên ý nghĩa của các yếu tố trong các địa danh này rất rõ ràng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số, chủ yếu là tiếng Tày – Nùng có 2336 địa danh, chiếm 85,97 % phần lớn có ý nghĩa rõ ràng, cụ thể và phản ánh hiện thực khách quan khá đậm nét, sinh động. Đó là những địa danh biểu hiện lớp ý nghĩa phong phú về kích thước, hình dáng, tính chất, hoạt động của đối tượng; những địa danh biểu hiện vị trí phương hướng, những loài thực vật, động vật tồn tại nhiều ở đối tượng... Chẳng hạn, bản Niền (ruộng đất mịn), bản Khau Luông (đồi lớn), bản Lũng Rỳ (lũng dài), bản Nà Khan (ruộng cạn), bản Nà Mò (ruộng bò), bản Co Pheo (cây tre), bản Khuổi Hoi (suối ốc), bản Lũng Xàm (lũng cây chàm)...

Như vậy, hầu hết các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng đều rõ ràng về nghĩa. Nhưng bên cạnh đó, một số yếu tố trong các địa danh nguồn gốc dân tộc thiểu số rất khó tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

3.5.2. Các yếu tố chƣa rõ ràng về nghĩa

Các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa trong các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng chỉ tìm thấy ở những địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số. Những địa danh này đã bị biến đổi theo thời gian, theo sự biến đổi hành chính của địa bàn hay bị Việt hóa bởi sự giao thoa ngôn ngữ. Theo đó, các yếu tố trong địa danh có thể bị Việt hóa cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, hoặc cũng có thể đó là những tử ngữ. Việc xác định địa danh đó thuộc nguồn gốc dân tộc nào là rất khó khăn cho nên hầu như không thể tìm hiểu được ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh đó. Các địa danh có các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa bao gồm hai nhóm: nhóm có một yếu tố bị mờ nghĩa, yếu tố còn lại rõ ràng về nghĩa và nhóm cả hai yếu tố đều chưa rõ ràng về nghĩa.

- Nhóm có một yếu tố bị mờ nghĩa, yếu tố còn lại rõ ràng về nghĩa. Chẳng hạn, bản Lũng Hoóng (lũng...), xóm Bản Vì (bản...), xóm Bản Là

(bản...), bản Kẻ Hiệt (kẻ có thể là biến âm của ké có nghĩa là già...), bản Chàng Đỉ (chàng trai...), bản Mã Quỷnh (mộ...), bản Quyến Bủng (...vực nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm cả hai yếu tố trong địa danh đều chưa rõ ràng về nghĩa. Chẳng hạn, bản Nhi Liêu, xóm Nhỉ Đú, bản Vù Mìn, bản Ắc È, bản Hò Lù, xóm Nắm Den, thôn Dẩn Tờ, bản Rặc Rạy, xóm Luốc Tháy, bản Rung Ri, xóm Sộc Hoắc ...

3.6. TÍNH ĐA DẠNG CỦA LOẠI HÌNH ĐỐI TƢỢNG ĐỊA LÍ QUA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG

3.6.1. Sự thể hiện cách phân chia hành chính

Tất cả các địa danh hành chính ở Cao Bằng đều có thành tố chung chỉ tổng loại đứng trước thành tố riêng chỉ biệt loại. Ví dụ, tỉnh Cao Bằng, huyện

Trà Lĩnh, phường Tân Giang, xã Cải Viên, xóm Chuông Mạ, thôn Bản Nưa...

Thành tố chung của phức thể địa danh hành chính là tên gọi do quy định của nhà nước về phương diện hành chính để tạo sự thống nhất và thuận lợi trong công tác quản lí. Nhìn từ góc độ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở một địa phương, việc khảo sát thành tố chung của địa danh hành chính sẽ cho thấy sự phân chia hành chính một phần mang đặc sắc văn hóa làng xã của người Việt.

So sánh với địa danh hành chính ở các thành phố lớn các tỉnh đồng bằng ta thấy các thành tố chung chủ yếu là: thành phố, quận, phố, phường, tổ, xóm, làng , xã, thôn. Không có thành tố chung bản, lũng. Điều này có lí do là sự phân chia hành chính nhà nước. Như vậy địa danh bản, lũng chỉ tồn tại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Cũng như địa danh phum sóc chỉ có ở các tỉnh có đồng bào Khơ Me sinh sống. Sự có

mặt của hai kiểu thành tố chung là bản, lũng cũng nói lên văn hóa làng xã ở

Cao Bằng còn rất đậm nét (số lượng bản, lũng chiếm tỉ lệ cao). Ở Cao Bằng, con người sống với nhau rất chan hòa, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đã là hàng xóm thì coi như là anh em trong gia đình. Họ sống thực sự là “hàng xóm

tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Có miếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạn nạn thì tất cả cùng gia sức góp công giúp đỡ cả mặt tinh thần và vật chất... Những nét sinh hoạt này, ngày nay ít thấy ở các thành phố lớn. Vì vậy khi nhắc đến từ “bản, lũng” người ta không chỉ nghĩ đến sự phân chia hành chính mà còn gợi lên ý nghĩa của sự nguyên sơ, tính cách thật thà chất phác của con người, của tình đoàn kết xóm làng giữa con người với nhau.

3.6.2. Tính đa dạng của các loại hình đối tƣợng địa lí

Phần lớn trong phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được chuyển hóa thành một bộ phận của tên riêng trong địa danh. Vì thế các thành tố đó trở thành các yếu tố của địa danh. Các yếu tố này chỉ có một bộ phận nhỏ có nguồn gốc từ tiếng Việt còn phần lớn đều có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng.

Chẳng hạn các yếu tố nà (ruộng), khau (đồi), khuổi (suối ), vò (đồi), lũng (thung lũng), đông (rừng), sông... là các yếu tố của những phức thể địa

danh như bản Nà Quốc (ruộng cỏ may), bản Khau Hoa (rừng hoa), xóm Khuổi Đứa (suối cây sung), xóm Vò Đuổn (đồi cuối), bản Lũng Pán (thung

lũng cây lá gai), bản Đông Có (rừng cây hạt dẻ), xóm Sông Mãng ... Sự xuất hiện dày đặc của các yếu tố nà (ruộng): 414 lần, lũng (thung lũng) : 359 lần,

bản (làng): 263 lần, khuổi (suối): 107, phja (núi đá) : 47 lần; khau (rừng): 43

lần, nặm (nước) 39 lần, đoỏng (đồi trọc) : 27 lần, kéo (đèo): 24 lần, phiêng

(phẳng) 19 lần, tổng (cách đồng): 13 lần... cho thấy bức tranh địa hình tự

nhiên của một tỉnh miền núi với nhiều đặc điểm về đường nét, hình dáng, kích thước, vị trí, độ cao là hết sức đa dạng và phong phú.

Qua các địa danh hành chính người ta có thể nhận biết Cao Bằng là một vùng đất có địa hình khá phức tạp. Yếu tố phija (núi đá), khau (rừng),

kéo (đèo), ngườm (hang) thể hiện miền địa kacstơ và địa hình núi cao, nơi bao

gồm hệ thống các dãy núi đá vôi, núi nhọn dạng tai mèo, gồ ghề, lởm chởm, hang hốc tự nhiên trong núi khá nhiều. Các yếu tố nà ( ruộng), lũng ( thung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

( phẳng), tổng (cánh đồng), lại cho thấy một diện mạo đối lập với địa hình núi cao đó là miền địa hình thung lũng, núi thấp, sông suối với kích cỡ lớn, nhỏ. Đặc điểm loại địa hình này rất thích hợp cho việc phát triển nghề nông cho nên ở các thung lũng và các ngọn đồi thấp, người dân thường trồng lúa.

Như vậy chính các yếu tố địa danh cũng có khả năng phản ánh đặc trưng miền địa hình vừa cao vừa bằng phẳng của tỉnh, đúng như tên của tỉnh đã phản ánh được phần nào ý nghĩa này!

3.6.3. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Nếu như các yếu tố được chuyển hóa từ thành tố chung chỉ địa hình tự nhiên cho thấy một bức tranh toàn cảnh về địa hình tỉnh Cao Bằng thì những yếu tố còn lại của địa danh lại “vẽ” nên bức tranh cụ thể về thiên nhiên, cuộc sống của những con người miền sơn cước này!

Miền địa hình đồi núi cao có nhiều kiểu và được thể hiện bằng tên các thôn bản như bản Phia Đen (núi vách), bản Phia Đó – Lũng Hoài (núi trọc – thung lũng trâu), bản Lăng Phia (sau núi), thôn Khau Hoa (rừng hoa), bản Khau Coi (rừng có nhiều cây kim anh), thôn Thin Tẳng (đá dựng), bản Khau Khoang (rừng ngang), bản Phia Gào (núi con dơi), bản Khau Luông (rừng

lớn), bản Phia Thin (núi đá), xóm Vò Ấu (đồi con rùa), bản Đông Rẻo (rừng

một loại cây tên là rẻo), bản Rằng Đán (vực đá), bản Đông Có (rừng cây hạt dẻ)... Đó là những nơi hoang sơ với núi đá cheo leo nhưng cũng rất hùng vĩ.

Miền địa hình bằng, thấp cũng có nhiều kiểu và được thể hiện rõ qua tên gọi các thôn bản như xóm Thâm Hoáng (ao hoang vắng), xóm Nà Sang

(ruộng thợ), xóm Nà Luông (ruộng lớn), xóm Nà Mạ (ruộng ngựa), bản Lỏ Ngọa (lò nung ngói), bản Bó Mạ (mỏ nước con ngựa), xóm Khuổi Sảo (suối

con lợn lòi), bản Kéo Nặm (đèo nước), bản Lũng Dán (thung lũng ở vị trí

thấp), bản Lũng Lặc (lũng sâu), bản Thiêng Vài (lán của trâu), bản Kéo Hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của trời), bản Thiêng Ngọa (lán để làm ngói), bản Ngườn Luông (hang lớn),

bản Tổng Cọt (cánh đồng lê dại)...

Mỗi yếu tố của địa danh như một “nét vẽ” thật sinh động về những đồi , núi, thung lũng, sông, suối, đồng, ruộng, hang... với những kích cỡ lớn nhỏ, hình thái nhiều vẻ, có hình dáng cụ thể của các con vật thân thuộc chỉ có ở niền núi cao như con dơi, con lợn lòi, có độ sâu, chiều cao rõ ràng, có cả thực vật đặc trưng của vùng miền như cây hạt dẻ, hoa kim anh, cây lê dại... Và có những địa danh còn gợi nên cuộc sống lao động như công việc sản xuất ngói, công việc trồng trọt, chăn nuôi.

3.7 CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA VĂN HÓA ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG

3.7.1. Sƣ̣ thể hiện của văn hóa tín ngƣỡng ở địa danh

Cũng như các dân tộc ít người của nhiều tỉnh trong nước ta, các dân tộc ở Cao Bằng có quan niệm về tín ngưỡng và tôn giáo rất riêng . Các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo cũng có ảnh hưởng đến tín ngưỡng của nhân dân nhưng về cơ bản người Cao Bằng thường quan niệm “một hiện tượng vật linh, đó là phi. Phi có nghĩa rất rộng, có thể chỉ cả thánh, thần, ma, quỉ. Phi trên trời như: then, bụt, tiên, thần, tổ tiên… Phi trên mặt đất như: phi đin (ma đất ), phi ná (ma rừng ), phi slấn (ma núi )… Phi dưới dưới âm phủ…các phi này đều trong mường ma . Phi có loại phi lành và phi dữ . Phi lành được thờ cúng ở gia đình , đền, miếu. Phi dữ không được thờ cúng” [29 ; 559]. Và chỉ có các ông then , giàng, thầy tào mới có khả năng giao cảm với các ma. Người dân chỉ thờ các ma lành (ma lành còn được gọi là thần ). Nét văn hóa tín ngưỡng thờ các thần của người dân đã được thể hiện một cách khá rõ nét qua một số địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng.

Tín ngưỡng thờ thần đá

Người Cao Bằng cho rằng vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi sự vật đều có linh hồn, vì thế những vật nhỏ bé hoặc vô tri đều có thể trở thành thần. Họ tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hòn đá là vật rất vững vàng , hồn vía con người có thể nương tựa nên những trẻ hay khóc đêm , ốm vặt thường được người lớn tuổi cho rằng cần nhờ thần đá giữ vía hộ . Những tảng đá như vậy có ở nhiều nơi, nhất là những hòn đá hình thù quái dị ở đầu làng. Vì thế, có những thôn bản ở Cao Bằng lấy tên là hòn đá. Người dân cho rằng đá sẽ phù hộ cho dân làng sức khỏe. Chẳng hạn, xóm Bản Thin (bản đá), bản Thin Tẳng (đá dựng), bản Tổng Đá (cánh đồng

đá), bản Phija Thin ( rừng đá), bản Rằng Đán ( vực đá)...

Tín ngưỡng thờ thần cây

Những cây cổ thụ , gốc lớn xù xì , bóng cả râm mát thường là nơi mọi người chọn làm chỗ nghỉ sau buổi làm việc vất vả . Người dân Cao Bằng còn tin rằng có thần cây nên dưới gốc cây thường lập các miếu thờ . Dân bản đi lại dường như được thần giám sát che chở . Mọi người đi qua cây phải kính cẩn, nghiêm trang, không đùa nghịch, đến ngày lễ, ngày tết thì mang hương ra thắp. Họ coi những cây đó đã hóa tinh và chính nó sẽ phù hộ , độ trì cho dân làng sức khỏe , mùa màng tươi tốt . Người dân còn tin cây xanh có thể hộ mệnh. Lễ kỳ yên, giải hạn bà then, ông tào mang gốc tre, gốc trúc thắp hương, vẽ bùa đem trồng nhằm hộ mệnh cho trẻ em hoặc người cao tuổi. Cây trở thành thước đo thời gian để người trần luôn hết nạn. Phụ nữ bị chết vì thai sản thì người nhà trồng một cây chuối bên mộ. Người ta cho rằng cây chuối trổ buồng ba lần thì hồn người dưới mộ mới được siêu thoát.

Chính vì lẽ đó không ít các thôn, làng lấy tên là gốc cây. Nhiều nhà tụ tập quanh cây lớn, trở thành tên của bản. Ở Cao Bằng thường gặp những bản mang tên cây đa, cây vải, cây bưởi,... Đó là các bản như bản: Cốc Lùng ( gốc cây đa), Cốc Phát ( gốc cây nhội), Cốc Chia ( gốc cây vải), Cốc Coóc ( gốc

cây gạo), Co Rào ( cây... yếu tố “ rào “ chưa rõ ràng về nghĩa, Cốc Pàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về văn hóa tín ngưỡng thờ thần nông

Người Cao Bằng sống chủ yếu bằng nghề nông nên a i cũng coi trọng thần nông vì thần chuyên trông coi việc ruộng đồng hết sức nghiêm khắc . Và ruộng được coi là thứ của cải vừa quý giá vừa linh thiêng đối với người dân . Ruộng vừa là phương tiện làm ăn sinh sống, đem lại miếng cơm no cho họ, là nơi con người cùng nhau lao động, và còn là nơi người già truyền cho con cháu những kinh nghiệm quí báu... Từ đó ruộng hơn bao giờ hết trở thành thứ vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Cao Bằng. Điều đó lí giải vì sao ở Cao Bằng số thôn, bản được định danh bằng yếu tố “nà” nhiều nhất.

Trong câu chuyện dân gian “Trần Quí, Trần Kiên” (Hay còn gọi là chuyện “Ý Pịa” (Thằng Côi ) có đoạn nhắc đến lời căn dặn của cha Ý Pịa trước khi chết “Bố chắc không sống nổi rồi, chẳng có gì để lại cho con. Chiếc

sừng gẫy kia, sau này con lôi nó đi, vướng chỗ nào thì làm ruộng, mắc chỗ nào thì làm rẫy con nhé!”. Lời căn dặn của người cha cho thấy ruộng chính là

những gì quí báu nhất mà con người muốn truyền lại cho con cháu của mình. Thậm chí có hẳn một câu chuyện dân gian của nhân dân Cao Bằng mang tên “Nàng Nà”(nàng ruộng) (gần giống chuyện “Tấm Cám ” của người Việt). Không phải ngẫu nhiên tác giả dân gian chọn tên Nà cho một cô gái hiền lành ngoan ngoãn, chắc chắn đó là tình cảm yêu thương trân trọng của tác giả dân gian dành cho ruộng đồng.

Tín ngưỡng thờ thành hoàng và các phúc thần

Cũng như dân tộc Kinh, bà con các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đều có ý thức tôn thờ thành hoàng và các phúc thần . Họ tôn thờ các vị anh hùng d ân

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 78 - 154)