8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thành tố chung
2.2.1 Khái niệm thành tố chung
Các nhà địa danh học có nhiều cách gọi tên cho thành tố chung như: tên gọi chung, thành tố A (danh từ chung). Cách hiểu về thành tố chung khá đồng nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu địa danh người Nga A. V. Superanskaja đó “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi
vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định” [dẫn theo 15; 32].
Như vậy thành tố chung trong phức thể địa danh là bộ phận từ ngữ dùng để chỉ những đối tượng địa lí có cùng thuộc tính, bản chất được xếp vào cùng một loại hình. Thành tố chung có đầy đủ các mặt chức năng, cấu tạo, vị trí và ý nghĩa. Chức năng của nó là gọi tên và chỉ một lớp đối tượng có cùng thuộc tính. Cấu tạo của chúng là những danh từ chung hay ngữ danh từ chung và trong phức thể địa danh chúng có vị trí đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh. Chức năng của chúng là tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh và xác định loại hình của đối tượng được gọi tên trong địa danh.
2.2.2. Thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng
2.2.2.1. Số lượng thành tố chung
Trong tổng số 2717 phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, số lượng thành tố chung gồm 11 đơn vị hành chính đó là các loại sau: tỉnh, thị xã,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huyện, thị trấn, phường, khu, tổ dân phố, thôn, bản, lũng, xóm. Như vậy số
lượng thành tố chung của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng là rất hữu hạn.
2.2.2.2. Cấu tạo thành tố chung
Đặc điểm cấu tạo các thành tố chung của phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng khá đơn giản. Khi coi mỗi âm tiết là một yếu tố thì trong 11 thành tố chung chỉ đơn vị hành chính có 8 thành tố chung cấu tạo đơn yếu tố chiếm 72,72 % cụ thể là tỉnh, huyện, phường, khu, thôn, bản, lũng, xóm. Loại thành tố chung có cấu tạo phức có độ dài từ 2 yếu tố đến 3 yếu tố, trong đó có 2 thành tố chung được cấu tạo bởi 2 yếu tố chiếm 18,18 % cụ thể là thị trấn,
thị xã, chỉ có 1 thành tố chung có cấu tạo gồm 3 yếu tố chiếm 9,09 % cụ thể là tổ dân phố.
Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng thành tố chung Tỉ lệ (%) Ví dụ 1 Một yếu tố 8 72,72 xóm Khau Cút (rừng cây giàng giàng)
2 Hai yếu tố 2 18,18 thị trấn Nguyên
Bình
3 Ba yếu tố 1 9,09 tổ dân phố 1
2.2.2.3. Chức năng của thành tố chung
Thành tố chung và địa danh có mối quan hệ qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Trong phức thể địa danh, thành tố chung là cái được hạn định nên nó thực hiện chức năng rất quan trọng là đi kèm và phân biệt loại hình cho địa danh. Chẳng hạn, cùng một địa danh Cao Bằng nhưng khi kết hợp với các thành tố chung khác nhau như thị xã, tỉnh thì tạo thành các phức thể địa danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khác nhau như: thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hai đơn vị hành chính này
hoàn toàn khác nhau, tỉnh Cao Bằng bao gồm 12 huyện và một thị xã. Như vậy thị xã Cao Bằng chỉ là một phần đất đai của tỉnh Cao Bằng.
Các thành tố chung có sự linh hoạt trong các phức thể địa danh, chúng không chỉ đứng trước địa danh và thực hiện chức năng phân biệt loại hình cho địa danh mà chúng còn xâm nhập vào địa danh để trở thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh. Đây cũng là một chức năng quan trọng của thành tố chung trong phức thể địa danh. Chức năng này phản ánh sự đa dạng trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc địa danh đồng thời làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng, độc đáo của địa danh.
Mặc dù thành tố chung có hai dạng cấu tạo là cấu tạo đơn và cấu tạo phức nhưng khi thành tố chung rời khỏi vị trí của mình để chuyển hóa vào các vị trí của địa danh thì chỉ các thành tố chung có cấu tạo đơn mới chuyển hóa dễ dàng hơn cả. Còn trường hợp thành tố chung có cấu tạo phức chuyển hóa vào địa danh là rất ít, đối với địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng thì không có trường hợp nào.
Trong tổng số 2717 phức thể địa danh được nghiên cứu ở tỉnh Cao Bằng, chúng tôi thống kê được 1691 địa danh có thành tố chung chuyển hóa thành các yếu tố ở các vị trí khác nhau của tên riêng (tên địa danh). Các thành tố chung này biểu thị cả địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo. Trong đó, các thành tố chung biểu thị địa hình thiên nhiên được chuyển hóa nhiều nhất vào các địa danh hành chính. Sự phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố của địa danh được thể hiện trong bảng 2.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3. Sự phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh hành chính
STT Yếu tố Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%) Ví dụ
1 yếu tố 1 1590 94,03 xã Nà Bao (ruộng rùa)
2 chuyển hóa hoàn toàn 28 1,56 bản Khuổi Bó (suối nguồn)
3 yếu tố 2 25 1,48 xóm Đầu Cầu
4 yếu tố 1 và 3 15 0,89 xóm Nà Mười - Khuổi Diển (ruộng cây mai- suối cây gỗ nghiến)
5 yếu tố 1 và 2 13 0,77 xóm Pác Nà trên
6 yếu tố 3 12 0,71 bản Bình Linh- Phia Đeng (vùng đất linh thiêng - núi đỏ)
7 yếu tố 1 và 4 3 0,18 xóm Nà Gào - Tẩu Bản (bản gào- bản tẩu)
9 yếu tố 1, 3 và 4 2 0,12 bản Kéo Bắc- Pác Nà
(đèo phía bắc- miệng ruộng)
10 yếu tố 1, 2 và 4 1 0,06 xóm Xe - Bản Nưa- Lũng Vài (xe- bản trên- lũng trâu )
12 yếu tố 1 và 7 1 0,06 xóm Pò Mạ- Xa Đeng- Cô Cam – Nà Pổng
(đồi ngựa- xa đỏ- cây cam- ruộng phồng)
13 yếu tố 1 , 2 và 4 1 0,06 thôn Lũng Nà- Thang Lũng
(lũng ruộng- lũng bậc thang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn vào bảng thống kê 2.3, chúng ta thấy rõ các thành tố chung có thể chuyển hóa thành các yếu tố khác nhau của địa danh, có khi còn chuyển hóa 3 thành tố chung vào một địa danh, thậm chí thành tố chung còn chuyển hóa hoàn toàn thành địa danh. Trong đó, sự chuyển hóa thành yếu tố 1 và yếu tố 2 của địa danh là phong phú nhất, những trường hợp còn lại thực chất ban đầu cũng chỉ là sự chuyển hóa của thành tố chung vào yếu tố 1 và yếu tố 2 của địa danh nhưng sau đó người ta sáp nhập các thôn xóm làm một nên mới xuất hiện thêm các trường hợp này. Trường hợp đặc biệt nhất là thành tố chung chuyển hóa hoàn toàn thành địa danh. Cụ thể:
Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất của địa danh: có 1590 địa danh, chiếm 94,027 %. Chẳng hạn: xóm Bản Cải (bản to), bản Đông Chang (rừng giữa), bản Nà Lẹnh (có nghĩa là ruộng cạn, có thể còn được viết là Nà Lẹng), bản Lũng Luông (lũng lớn), bản Lũng Nặm (lũng nước)...
Thành tố chung chuyển hóa hoàn toàn thành địa danh: có 28 địa danh chiếm 1,565 %. Ví dụ: bản Lũng Nà (lũng ruộng), bản Nà Thôm ( ruộng ao), bản Pác Nà (miệng ruộng), bản Kéo Nà (đèo ruộng), bản Khuổi Lũng (suối
lũng), bản Pác Lũng (miệng lũng), bản Pác Bó (miệng nguồn nước), bản Cốc
Phia (hang đèo), xóm Bản Pò (bản đồi)...Tên các địa danh này được dùng ở
nhiều xã thuộc các huyện khác nhau.
Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai của địa danh: có 25 địa danh chiếm 1,478 %. Chẳng hạn, xóm Kha Bản (thôn quê), xóm Thua
Tổng (có thể là biến âm của Thủa Tổng có nghĩa là việc đồng áng), xóm Noọc Tổng (có thể là biến âm của Nooc Tổng có nghĩa là gò đất cánh đồng), xóm Đầu Cầu...
Thành tố chung chuyển hóa thành các yếu tố khác trong địa danh: có 48 địa danh, chiếm 2,838 %. Đây là một dạng đặc biệt của địa danh các xã do nhu cầu sáp nhập các xóm làm một của địa phương. Chẳng hạn, hai xóm Kéo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bắc và Pác Nà được các thành tố chung chuyển hóa vào yếu tố thứ nhất và
thứ hai của địa danh. Khi sáp nhập hai xóm thành xóm Kéo Bắc- Pác Nà thì
thành tố chung lại được chuyển hóa làm yếu tố 1, yếu tố 3 và yếu tố 4 của địa danh kết qủa là một xóm mới được tạo thành bằng cách ghép gộp và khi thể hiện dưới dạng chữ viết các xóm xã loại này thường được dùng dấu gạch ngang để đánh dấu về mặt hình thức. Ví dụ, xóm Pò Mạ - Xa Đeng- Cô Cam -
Nà Pổng (đồi ngựa- xa đỏ- cây cam- ruộng phồng) thực chất là 4 xóm sáp
nhập làm một xóm...
2.3. ĐỊA DANH (TÊN RIÊNG) 2.3.1. Khái niệm địa danh 2.3.1. Khái niệm địa danh
Trong phức thể địa danh, địa danh (thành tố B) là tên gọi riêng của từng đối tượng địa lí cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng loại hình và giữa các loại địa danh với nhau. Trong phức thể địa danh, địa danh có đầy đủ các mặt cấu tạo, chức năng, vị trí và ý nghĩa.
Về vị trí, địa danh (thành tố riêng) thường đứng sau thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí để hạn định ý nghĩa cho đơn vị này. Nhìn chung, trong phức thể địa danh các thành tố đều có vị trí rất ổn định.
Về chức năng, chức năng quan trọng nhất của địa danh là gọi tên và phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại địa danh với nhau.
Về cấu tạo, địa danh thường do danh từ hoặc cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) tạo thành. Nói cách khác địa danh là những đơn vị tương đương với từ hoặc ngữ.
Những yếu tố cấu tạo nên địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng chủ yếu là tiếng Tày- Nùng và tiếng Việt. Như vậy các phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng vừa mang đặc trưng của tiếng Việt vừa mang những nét đặc trưng của ngôn ngữ, văn hóa của tỉnh. Hệ thống địa danh có thành tố chung là xã, thị trấn, huyện, thị xã,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tỉnh chủ yếu có nguồn gốc là tiếng Việt. Chẳng hạn các địa danh được cấu tạo
bởi tiếng Việt như xã Minh Tâm, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, xã Thắng Lợi, huyện Hạ Lang, xã Lương Thiện, huyện Phục Hòa... Cũng giống như ở các tỉnh khác của nước ta, các
địa danh có thành tố chung là thôn, bản, lũng có nguồn gốc là tiếng Tày – Nùng. Chẳng hạn, bản Lũng Phầy (lũng lửa), lũng Nà Coóc (ruộng thóc), bản
Chỏ Siêu (tổ cột), lũng Pò Cà (đồi gianh), bản Phia Ma (núi chó), bản Nà Vài (ruộng trâu), lũng Khuôn Ngược (khe thuồng luồng), bản Ảng Giàng (cổng
trời), lũng Po Héc (bố chảo)... lại thể hiện rõ nét nhất tính dân tộc và đặc điểm riêng của địa phương. Cấu tạo của địa danh nơi đây có đầy đủ những kiểu quan hệ như quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập. Những kiểu quan hệ này cùng với các đặc điểm cấu tạo do phương thức định danh có tính chất quyết định trong việc tạo ra ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh. Trong địa danh còn có thể có một bộ phận là các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí. Đó là khi thấy đối tượng địa lí mới cần đặt tên có quan hệ nào đó với đối tượng địa lí đã đặt tên nên người định danh dùng những từ ngữ chỉ loại hình địa lí hoặc tên của đối tượng cũ để định danh cho đối tượng mới.
2.3.2. Số lƣợng yếu tố trong địa danh
Trong tổng số 2717 địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có độ dài khác nhau, địa danh có cấu tạo đơn giản nhất chỉ bao gồm 1 yếu tố, còn địa danh có cấu tạo phức tạp nhất bao gồm 8 yếu tố, mỗi yếu tố là một âm tiết. Trường hợp tên địa danh là chữ số, số Ả Rập, số La Mã chúng tôi tạm xếp vào địa danh có cấu tạo đơn. Chẳng hạn như tổ 32 (phường Tân Giang, thị xã Cao
Bằng), khu I, khu II, khu III (xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm).
2.3.2.1. Kết quả thống kê số lượng yếu tố trong địa danh
Dựa vào số liệu đã khảo sát được về các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã lập được bảng thống kê, phân loại về số lượng các yếu tố trong địa danh như bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Số lƣợng yếu tố trong địa danh STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng địa danh Tỉ lệ (%) Ví dụ minh họa 1 Một yếu tố 145 5,34 tổ 1
2 Hai yếu tố 2363 86,97 xã Nà Bao
3 Ba yếu tố 139 5,12 xóm 1 Hồng Quang
4 Bốn yếu tố 64 2,36 xóm Kéo Ngoọng- Pác Mười 5 Năm yếu tố 3 0,11 xóm Xe- Bản Nưa- Lũng Vài 6 Sáu yếu tố 2 0,07 bản Khuổi Mịt- Khau Ngoang-
Khống Hấu
7 Bẩy yếu tố 0 0 0
8 Tám yếu tố 1 0,04 bản Pò Mạ- Xe Đeng- Cô Cam-
Nà Pổng
Tổng cộng 2717 100
2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh
Qua bảng thống kê, phân loại 2.4, chúng ta thấy rõ địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có thành tố riêng chủ yếu được cấu tạo bởi hai yếu tố, với 2363 địa danh, chiếm 86,97 %. Sau đó đến địa danh một yếu tố, cụ thể có 145 địa danh, chiếm 5,336 % ; địa danh ba yếu tố có 139 địa danh, chiếm 5,115% và địa danh bốn yếu tố có 64 địa danh chiếm 2,355%. Các địa danh có từ năm yếu tố đến tám yếu tố có số lượng ít nhất, gồm 6 địa danh, chiếm 0,219 %.
Như vậy địa danh có cấu tạo gồm hai yếu tố chiếm số lượng lớn nhất, chiếm 86,97% . Điều đó chứng tỏ người định danh có xu hướng đặt tên địa danh một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Phần lớn các địa danh này có ít nhất một thành tố chung (cấu tạo đơn) chuyển hóa thành một yếu tố của địa danh. Chẳng hạn, xóm Bản Mới (làng mới ), bản Khau Hân (đồi con cáo), bản Lũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa danh có cấu tạo gồm một yếu tố chiếm tỉ lớn thứ hai, gồm 5,336%, các địa danh này có thành tố riêng chủ yếu là các số đếm, ví dụ: Tổ 1, tổ 2, tổ
3, tổ 4...Các địa danh này chủ yếu có ở các trung tâm kinh tế, chính trị như ở
khu vực thị xã Cao Bằng; trung tâm của các huyện như các thị trấn... Qua đây chúng ta cũng thấy được phần nào xu hướng dùng nhiều con số thay cho tên riêng của xã hội hiện đại. Cách đặt tên này có ưu điểm là ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ. Nhưng chúng ta lại nhận ra nhược điểm của nó là sự trống rỗng về văn hóa, lịch sử, cảm xúc khi nghe những con số đó!
Địa danh có cấu tạo gồm ba yếu tố chiếm 5,115 % . Những địa danh này có cấu tạo giống các địa danh ở các tỉnh khác. Chúng gần giống các địa danh có cấu tạo gồm hai yếu tố nhưng có thêm yếu tố hạn định chỉ thứ tự, phương hướng, hoặc yếu tố hạn định là các chữ cái in hoa. Ví dụ: bản Thâm Hoáng 2 (ao hoang vắng 2), bản Nà Toàn 1 (ruộng có liên quan đến một người tên là Toàn 1), bản Nà Toàn 2 (ruộng có liên quan đến một người tên là Toàn 2), bản Khau Lạ A (đồi dứa dại A), bản Khau Lạ B (đồi dứa dại B).
Địa danh có cấu tạo gồm từ 4 đến 8 yếu tố chiếm tỉ lệ thấp nhất, chiếm 2,574%. Các địa danh này thường là sự sáp nhập từ các địa danh có cấu tạo