Về nguồn gốc các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 66 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

2.7.2. Về nguồn gốc các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng

Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng có một nền văn hoá lâu đời. Đó là sản phẩm của mối quan hệ cộng đồng các dân tộc cùng cư trú trong tỉnh; là giao lưu giữa nền văn hoá miền xuôi (người Kinh) và miền ngược (các dân tộc ít người ở Cao Bằng) trong quá trình dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm lịch sử. Điều đó cũng được thể hiện qua nguồn gốc tên các địa danh hành chính ở Cao Bằng .

Dân tộc Tày- Nùng cư trú đông nhất ở Cao Bằng. Họ là những người có ý thức bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình. Sau nhiều lần cải cách bộ máy hành chính, các miền đất mở rộng, sáp nhập, hệ thống địa danh trên cấp xã có xu hướng thay đổi tên gọi sao cho có tính toàn dân hơn nên chủ yếu được đặt bằng tiếng Việt. Còn hệ thống địa danh dưới cấp xã ít bị thay đổi tên gọi hơn. Người dân của các thôn, bản vẫn muốn giữ tên gọi thôn, bản mình bằng tiếng dân tộc. Họ muốn giữ lại cái nét thuần khiết, nguyên sơ của tên gọi thôn bản mà cha ông họ đã đặt. Điều đó được thể hiện rõ ở nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh hành chính ở địa phương như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tổng số 2514 địa danh dưới cấp xã, có 2329 địa danh có nguồn gốc tiếng Tày- Nùng, chiếm 92,64 %. Các địa danh có nguồn gốc là tiếng Việt lại gồm hai loại: từ Hán Việt và từ thuần Việt chiếm số số lượng không nhiều, trong đó, có 113 địa danh được đặt bằng số Ảrập, chiếm 4,49 %, 25 địa danh có nguồn gốc thuần Việt, chiếm 0,99 % ; và 47 địa danh có nguồn gốc là từ Hán Việt, chiếm 1,87 % .

Điều này lại trái ngược với nguồn gốc tên các địa danh từ cấp xã trở lên. Những địa danh này ít được đặt bằng tiếng Tày- Nùng mà chủ yếu được đặt tên bằng tiếng Việt. Trong đó số lượng địa danh được đặt bằng từ Hán Việt chiếm số lượng lớn hơn hẳn. Cụ thể, trong tổng số 203 địa danh từ cấp xã trở lên, có 194 các địa danh là từ Hán Việt, chiếm 95,57 % ; có 2 địa danh là từ thuần Việt chiếm 0,99 %, chỉ có 7 địa danh có nguồn gốc là tiếng Tày- Nùng, chiếm 3,45 %.

Như vậy, nguồn gốc của địa danh đã trở thành “chiếc chìa khóa” đặc biệt để chúng ta hiểu rõ về tri thức của người đặt tên địa danh. Rõ ràng, hệ thống tên địa danh từ cấp xã trở lên của tỉnh được đặt bởi những người có trình độ học vấn, có hiểu biết về tiếng Việt. Người định danh đã sử dụng chủ yếu là từ Hán Việt để đặt tên đã mang lại cho địa danh đó tính trang trọng, tao nhã, với ý nghĩa khái quát và trừu tượng cao. Còn địa danh dưới cấp xã lại thể hiện đậm nét cảnh quan quê hương, phong tục, văn hóa dân tộc Tày và dân tộc Nùng.

2.7.3. Về phƣơng thức định danh của các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng

Qua phương thức định danh, chúng ta thấy rõ tri thức của người đặt tên cũng như văn hóa truyền thống của vùng đất đó. Qua các phương thức định danh trong hai hệ thống địa danh: địa danh từ cấp xã trở lên và địa danh dưới cấp xã có thể thấy được sự khác biệt rất rõ nét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các địa danh dưới cấp xã được đặt tên chủ yếu bằng phương thức cấu tạo mới, và tập trung vào bốn nhóm ý nghĩa sau địa danh được gọi dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng; địa danh được gọi dựa vào sự vật, yếu tố có liên quan chặt chẽ với đối tượng; địa danh được gọi dựa theo quan niệm, tín ngưỡng của dân chúng trong vùng; địa danh dùng số đếm, kí tự chữ cái Latinh để đặt tên. Trong khi đó địa danh từ cấp xã trở lên thì việc đặt tên bằng phương thức cấu tạo mới chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn và chỉ tập trung vào hai nhóm ý nghĩa sau: địa danh được gọi dựa vào mong muốn, ý nguyện người dân; địa danh được gọi dựa vào hình dáng của đối tượng để đặt tên.

Trong phương thức chuyển hóa, hai hệ thống địa danh lại tập trung vào hai nhóm ý nghĩa khác nhau. Nếu địa danh dưới cấp xã tập trung vào nhóm ý nghĩa lấy tên các địa danh tự nhiên chuyển thành địa danh hành chính thì các địa danh từ cấp xã trở lên trong nhóm ý nghĩa chuyển từ địa danh tự nhiên thành địa danh hành chính chỉ gồm 6 địa danh, chiếm 2,96% , mà tập trung vào nhóm ý nghĩa lấy tên nhân danh chuyển hóa thành tên địa danh. Có tới 106 địa danh xã là do nhân danh chuyển thành, chiếm 52,22 % trong hệ thống địa danh từ cấp xã trở lên.

Như vậy, cách đặt tên các đơn vị dưới cấp xã (bản, làng, thôn...) thường dựa vào cảm quan đầu tiên hay trực giác của người đặt tên còn địa danh từ cấp xã trở lên thì việc đặt tên cho địa danh là một việc cần nhiều tri thức về ngôn ngữ hơn. Địa danh dưới cấp xã thường tồn tại lâu hơn, địa danh từ cấp xã trở lên thì thường thay đổi tên gọi nhiều lần theo từng thời kì lịch sử. Chính vì thế ở địa bàn tỉnh, tên địa danh dưới cấp xã bao giờ cũng mang đậm dấu ấn phong tục, tập quán, văn hóa, còn các địa danh từ cấp xã trở lên lại phụ thuộc nhiều vào chính trị nên tên địa danh từ cấp xã trở lên lại chính là “tấm bia lịch sử” của vùng đất đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết

Từ hệ thống tư liệu và kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra được những đặc điểm đặc trưng của cấu trúc địa danh ở tỉnh Cao Bằng như sau:

1. Xét về tổng thể, cấu trúc của phức thể địa danh ở Cao Bằng giống như ở các địa phương khác. Cấu trúc tổng thể bao giờ cũng bao gồm hai thành tố cơ bản là thành tố chung (A) và địa danh (tên riêng hay thành tố B). Mỗi thành tố đó có vai trò chức năng riêng nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Thành tố chung cho biết thông tin loại hình đối tượng và địa danh cho biết thông tin cụ thể, riêng biệt về đối tượng được đặt tên. Trong phức thể địa danh, thành tố chung thường đứng trước và là cái được hạn định cho đối tượng địa lí, tên riêng thường đứng sau để hạn định cho đối tượng địa lí đó.

2. Thành tố chung trong phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có số lượng nhỏ được thể hiện bằng các từ hoặc cụm từ. Thành tố này có cấu tạo từ ít nhất là một yếu tố và nhiều nhất là ba yếu tố. Các thành tố chung gồm một yếu tố rất linh hoạt trong các phức thể địa danh, chúng không chỉ đứng trước địa danh mà còn có thể chuyển hóa thành một vài yếu tố trong địa danh, thậm chí hai thành tố chung còn chuyển hóa hoàn toàn thành địa danh. Điều này thể hiện tính đa dạng trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc địa danh, đồng thời cũng làm tăng thêm sự độc đáo của địa danh.

3. Về hình thức cấu tạo, các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có độ dài ngắn khác nhau, địa danh ngắn nhất chỉ gồm một yếu tố, địa danh dài nhất gồm tám yếu tố (không có địa danh gồm bẩy yếu tố).

Căn cứ vào số lượng các yếu tố trong địa danh, các địa danh có thể được phân chia thành địa danh có cấu tạo đơn và cấu tạo phức, trong đó, địa danh cấu tạo phức chiếm ưu thế hơn hẳn. Trong địa danh có cấu tạo phức, các yếu tố trong địa danh có mối quan hệ với nhau theo quan hệ: chính phụ và đẳng lập. Nhưng địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ chiếm ưu thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn cả. Trong đó, vị trí các yếu tố chính và các yếu tố phụ khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh. Trong các địa danh Hán Việt, yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ, còn trong địa danh thuần Việt và địa danh có nguồn gốc Tày – Nùng thì ngược lại. Còn địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ hỗn hợp thì vị trí của các yếu tố chính và các yếu tố phụ linh hoạt hơn, việc xác định vị trí của chúng tùy thuộc vào ngữ nghĩa của địa danh. Điều đó cho thấy đặc điểm cấu tạo của địa danh nơi đây cũng đã góp phần thể hiện được các đơn vị của từ vựng tiếng Việt và tiếng Tày – Nùng.

3. Tỉnh Cao Bằng là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng người bản địa lại là dân tộc Tày, dân tộc Nùng nên về cơ bản nguồn gốc địa danh hành chính là tiếng Tày – Nùng. Ngoài ra tiếng Việt cũng được dùng để định danh.

4. Địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng được cấu tạo theo ba phương thức khác nhau đó là phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn, trong đó, phương thức cấu tạo mới đóng vai trò chủ đạo. Các phương thức cấu tạo nên địa danh hành chính của địa bàn tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với những đặc điểm của lịch sử, văn hóa của Cao Bằng. Chính những đặc điểm đó đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong ý nghĩa của địa danh hành chính của tỉnh.

5. Ở địa bàn tỉnh Cao Bằng, giữa địa danh dưới cấp xã và địa danh từ cấp xã trở lên có những đặc điểm riêng về số lượng yếu tố cấu tạo địa danh, nguồn gốc địa danh, phương thức định danh. Và những đặc điểm khác biệt nổi bật nhất đó là các địa danh từ cấp xã trở lên thường được định danh bằng tên của các anh hùng dân tộc còn các địa danh dưới cấp xã thể hiện rõ nét cảnh quan và môi trường sống của người Cao Bằng. Đồng thời sự khác biệt cũng góp phần tạo nên sự phong phú cho các địa danh hành chính của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA- LỊCH SỬ- NGÔN NGỮ CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG

Wilhelm von Humboldt (1767 - 1835) đã phát triển quan điểm của Heider cho rằng “ Ngôn ngữ của một dân tộc là tinh thần của dân tộc ấy, tinh thần của một dân tộc chính là ngôn ngữ của dân tộc ấy” [36; 97]. Như vậy, văn hóa là sản phẩm sáng tạo của loài người, nó ra đời từ rất sớm và có mối quan hệ gắn bó và logic với ngôn ngữ và tư duy con người.

3.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA

Các nhà khoa học đã nghiên cứu văn hóa dưới nhiều góc độ nên mỗi người lại có cách hiểu và đưa ra những quan niệm khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng

như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng . Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [dẫn theo 23; 180].

Tuyên bố toàn cầu của tổ chức UNESCO lần thứ 31 (2001) định nghĩa rằng “ Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” [dẫn theo 23; 180]. Bên

cạnh đó, UNESCO còn phân chia văn hóa gồm hai loại: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là các di sản tồn tại ở dạng vật chất như các công trình xây dựng, các công cụ, phương tiện... còn văn hóa phi vật thể là các di sản tồn tại ở dạng tinh thần thuộc vào lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi nghiên cứu địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi thấy có mối quan hệ gắn bó giữa hệ thống địa danh nơi đây với tư duy của đồng bào Cao Bằng và những nét đặc sắc trong văn hóa của họ.

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít, và được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực như văn hóa học, ngôn ngữ học, nhân loại học, tâm lí học.

Trong đó lĩnh vực ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa biểu hiện ở chỗ ngôn ngữ là biểu hiện, là hiện thân, là biểu trưng của văn hóa. Trong bài Abhandlung uber den Ursprung de Spache (Khởi nguyên của ngôn ngữ) của nhà triết học người Đức G. Herder (1744- 1803) đã khẳng định “Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện, cùng phát triển, cùng trưởng thành” [36; 63]. Phạm Đức Dương khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cho rằng: “Nhờ khả năng biểu trưng văn hóa, lời nói đã để những dấu hiệu

vật chất trong các hoạt động tinh thần của con người (như âm nhạc, hội họa, điêu khắc...) gắn với dạng nói. Và những dấu hiệu ấy được hiện thực hóa thành những biểu tượng văn hóa. Vì vậy, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phổ quát có thể diễn tả, giải thích các hệ thống biểu tượng khác của văn hóa và sự phát triển của các hệ thống kí hiệu trong văn hóa đều liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ. Kí hiệu ngôn ngữ chứa trong nó hình ảnh các kí hiệu khác. Là công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ phải truyền đạt được tất cả các ý nghĩa của kí hiệu khác cho tất cả các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ... Chỉ có chất liệu ngôn ngữ mới cho phép người nghệ sĩ tạo nên hình tượng bất kì trong bối cảnh sâu rộng, phong phú, tế nhị, và hấp dẫn lòng người” [dẫn

theo 15; 70]. Còn Nguyễn Đức Tồn khi bàn về vấn đề này cho rằng: “Ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất” [33; 45].

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện trao đổi văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc, qua những phương tiện tích lũy và truyền đạt những tri thức, thông tin từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Những tri thức, thông tin đó có thể là lịch sử, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, là tâm lí, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...

Như vậy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là mối quan hệ bao hàm mà còn là mối quan hệ tương tác, bổ trợ lẫn nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận độc lập của văn hóa đồng thời cũng là một thành tố quyết định sự tồn tại của một nền văn hóa. Việc nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ cũng là một “con đường” để thấy phần nào nền văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc. Bởi vì “Lần theo các địa danh, mặc dù vỏ ngữ âm bị biến

dạng đi rất nhiều, ngữ nghĩa đã bị mất hoặc được giải thích theo từ nguyên dân gian, chúng ta vẫn có thể dựng lại địa bàn cư trú và những đặc điểm tụ

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 66 - 154)