Vấn đề định danh trong địa danh

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 27 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Vấn đề định danh trong địa danh

Nói một cách “nôm na” thì “định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật hiện tượng” [32; 162]. Trong địa danh học, thuật đặt tên hay gọi tên hay nói khác là phương thức định danh, người ta thường đề cập đến một nguyên lí có tính chất phổ biến sau: Cho một khái niệm x, vậy thì hình thức ngôn ngữ nào sẽ đáp ứng được x. Xét theo khía cạnh này, trong những giới hạn cho phép, có thể phân biệt cách tiếp cận của ngữ nghĩa học từ vựng và cách tiếp cận của danh học/thuật đặt tên. Ở danh học, thuật đặt tên, người ta bắt đầu từ nội dung: cho một khái niệm x, theo đó, phải tìm ra được một biểu thức từ vựng y thích hợp để thể hiện x. Trong ngữ nghĩa học từ vựng, người ta bắt đầu từ mặt hình thức: cho một biểu thức y, theo đó, từ trong cái vỏ âm thanh của biểu thức từ vựng này, cái nào được biểu đạt, được thể hiện.

1.5. CÁC PHƢƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH

Đối tượng nghiên cứu của danh học rất rộng. Nói đến địa danh học người ta thường thiết lập một danh sách các khái niệm có liên quan như: Tên người (nhân danh), tên các hành tinh, tên gọi các tổ chức chính trị - xã hội, tên các tộc người, tên gọi các con vật, tên đồi, tên núi, tên các công trình xây dựng, tên các đơn vị dân cư... Bộ môn nghiên cứu về tên gọi như vậy gọi là danh học. Như vậy, các địa danh cũng chỉ là một trong nhiều đối tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu của khoa học được đặt trong thế phân biệt với nhân danh học. Đặt trong khung cảnh của ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong bộ môn từ vựng học, vì đối tượng nghiên cứu của địa danh là các từ ngữ được sử dụng để đặt tên, gọi tên.

Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, sự lan tỏa, phân bố của địa danh. Người chuyên nghiên cứu về địa danh được gọi là nhà địa danh học.

Như vậy, một nhà địa danh học thường phải nghiên cứu những vấn đề chính sau đây:

- Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh - Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh

- Tìm hiểu các mô hình địa danh, các phương thức quá trình tạo địa danh.

- Tìm hiểu sự nảy sinh, lan tỏa, sự phân bố của địa danh qua các không gian, các khoảng cách thời gian khác nhau.

- Chuẩn hóa địa danh

Trong các vấn đề lớn trên, người ta lại chia nhỏ thành nhiều vấn đề khác nhau để nghiên cứu.

Về vấn đề tín hiệu học, địa danh có tính có lí do. Vậy, vấn đề quan trọng là cội nguyên, ngữ nghĩa của địa danh. Điều này, ta thường thấy trong định nghĩa địa danh học: Là bộ môn nghiên cứu nguồn gốc, ngữ nghĩa của địa danh.

Dựa trên hướng nghiên cứu, người ta chia ra các bộ phận nhỏ như: Ngôn ngữ địa danh học, địa lí địa danh học, lịch sử địa danh học, đối chiếu địa danh học... Ngôn ngữ địa danh học chú ý nhiều đến những diễn tiến về mặt ngôn ngữ của địa danh, đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ của địa danh, ngữ nghĩa của địa danh, các mô hình cấu tạo của địa danh...; địa lí danh học chú ý nhiều đến sự phân bố của địa danh, sự liên quan giữa sự phân bố của địa danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối với các vùng, các đối tượng không gian địa lí...; lịch sử danh học chú ý nhiều đến các quá trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố của địa danh của địa danh có liên quan đến các tộc người, đối chiếu địa danh học nghiên về sự đối sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính chất nhân học trong địa danh.

Ngoài ra, người ta có thể chia địa danh thành địa danh học lí thuyết, địa danh học mô tả.

1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH CAO BẰNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH BẰNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH

1.6.1. Vị trí và lãnh thổ

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, có địa hình bằng phẳng, nằm ở cao nguyên biên giới thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.690,72 km2, chiếm 2,12% diện tích cả nước. Cao Bằng có vị trí chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt quan trọng đối với an ninh – quốc phòng của nước ta.

Tuy nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của Bắc Bộ nhưng Cao Bằng là một trong những tỉnh địa đầu án ngữ biên giới phía Bắc của Tổ quốc với đường biên giới dài 311 km. Cao Bằng có ba cửa khẩu lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế (Hùng Quốc - Trà Lĩnh, Sóc Giang - Hà Quảng, Tà Lùng - Phục Hoà), trong đó quan trọng nhất là cửa khẩu Tà Lùng - Phục Hoà, cửa khẩu quốc gia tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

1.6.2. Đặc điểm địa hình

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn ở nước ta, độ cao không lớn nhưng địa hình bị chia cắt phức tạp với các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung địa hình có hướng chính cao ở phía tây - tây bắc và thấp về phía đông - đông nam. Địa hình đó thể hiện rõ ở các cao nguyên biên giới và thung lũng sông Bằng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Cao Bằng là núi đá vôi, loại đá dễ thấm nước, bị xâm thực lâu đời sẽ hình thành nhiều hang động, thạch nhũ, sông suối ngầm.

Nhìn chung, địa hình Cao Bằng mỗi miền có đặc điểm riêng. Miền núi cánh cung và các cao nguyên biên giới có địa hình cao độ dốc lớn, có thể phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả ôn đới. Còn miền địa hình lòng máng Cao Bằng có điều kiện thuận lợi trồng lúa nước trên các cánh đồng phù sa màu mỡ và phát triển kinh tế vườn rừng ở miền đồi núi thấp.

1.6.3. Sự phân chia hành chính

Cao Bằng là vùng đất lâu đời ở nước ta, có từ thời các vua Hùng. Thời nhà Lý miền này thuộc đất Thái Nguyên, đầu triều Lê thuộc Bắc Đạo sau đổi thành Cao Bình phủ.

Năm 1540 có phủ Cao Bằng. Giai đoạn 1470 - 1497, phủ Cao Bằng thuộc Thừa Tuyên, Thái Nguyên gồm 4 châu: Thượng Lang 29 xã, Hạ Lang 29 xã, Thạch Lâm 29 xã, Quảng Nguyên 22 xã.

Những năm 1802 - 1820 đời Gia Long, các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố trại, động. Bốn châu là: Bảo Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang. Đời Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn thành tỉnh Cao Bằng.

Năm 1851 đời vua Tự Đức thứ 4, tỉnh Cao Bằng gồm một phủ, năm huyện: phủ Trùng Khánh, huyện Thạch Lâm, huyện Thạch An, huyện Quảng Uyên, huyện Thượng Lang, huyện Hạ Lang.

Từ năm 1886 đến năm 1945 tên gọi, địa giới, số lượng các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cao Bằng liên tục thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những năm cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ Trùng Khánh với ba châu: Hạ Lang, Thượng Lang, Quảng Uyên và phủ Hoà An gồm ba châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình.

Từ năm 1945 đến nay, ranh giới tỉnh Cao Bằng và một số huyện trong tỉnh có một số sự thay đổi như sau:

Năm 1948, bỏ tổng và các phủ, đạo, châu, thành lập cấp xã, huyện, tỉnh. Tỉnh Cao Bằng gồm 11 huyện, thị: Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Thông Nông, thị xã Cao Bằng. Ngày 27 - 12 - 1975, Cao Bằng hợp nhất với tỉnh Lạng Sơn, lấy tên là tỉnh Cao Lạng, với diện tích 13. 691, 25 km2: gồm 18 huyện, 2 thị xã. Ngày 29 - 12 - 1978 tỉnh Cao Lạng lại tách thành hai tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng nhận thêm huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái. Ngày 6 - 1 - 1996, hai huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng được chuyển về tỉnh Bắc Kạn. Năm 2000, tách huyện Quảng Hoà thành hai huyện Quảng Uyên và Phục Hoà. Đến nay tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thị.

1.6.4. Đặc điểm về kết cấu dân tộc

Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có bảy dân tộc đông dân (Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sán Chỉ, Lô Lô). Dẫn đầu về số lượng là dân tộc Tày chiếm 42, 5 % số dân của tỉnh, dân tộc Nùng chiếm 32, 8 % dân số của tỉnh.

Cao Bằng hiện nay là địa bàn sinh sống lâu đời của các thế hệ con cháu của dân tộc Tày cổ, một cư dân giỏi nghề trồng lúa nước. Dân tộc Tày cổ là một thành phần của nhóm cư dân quan trọng của nước Văn Lang xa xưa, có một nền văn minh rất gần gũi với người Việt - Mường cổ và cùng với người Việt - Mường tạo thành nền văn minh của dân tộc Việt Nam. Nơi cư trú của dân tộc Tày là những vùng đất thuận lợi gần sông, suối cho phép khai phá thành những đám ruộng trồng lúa nước. Họ có mặt ở tất cả các địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong tỉnh, từ lòng máng Cao Bằng cho đến những cánh đồng và thung lũng khá bằng phẳng của các huyện miền đông và miền tây của tỉnh. Dân tộc Tày tập trung chủ yếu ở các huyện Hoà An, Trùng Khánh và rải rác ở khắp các huyện, thị khác.

Theo tiến trình lịch sử, dân tộc Tày còn được bổ sung thêm số lượng đáng kể do bộ phận dân tộc Kinh là con cháu các quan lại được triều đình phong kiến cử lên cai trị ở Cao Bằng, một số con cháu các binh lính lên trấn thủ biên cương của tổ quốc. Những người này lấy vợ người địa phương và ở lại Cao Bằng. Khi nhà Mạc đóng đô ở Cao Bằng, trong thời gian khoảng 80 năm, họ hàng con cháu các quan lại, binh lính theo nhà Mạc đã coi Cao Bằng là quê hương mới của mình.

Dân tộc Nùng có quan hệ chặt chẽ và gần gũi với dân tộc Tày. Xét về mặt tiếng nói thì tiếng Tày, tiếng Nùng, tiếng Thái cùng chung một nguồn gốc, thuộc nhóm Bách Việt. Dân tộc Nùng chủ yếu định cư trong các thung lũng nhỏ, làm nghề nông, thâm canh cây ngô trên nương rẫy và làm thêm một số ruộng nước. Ngô là cây lương thực chính được gọi là “khẩu táy” có nghĩa là gạo vua. Nghề thủ công phát triển khá cao như nghề rèn, nghề đúc ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, nghề dệt thổ cẩm ở Hoà An, Hà Quảng.

Dân tộc Nùng có nhiều nhóm phân biệt theo cách ăn mặc: Nùng thua lài (đội khăn có đốm trắng), Nùng khen lài (áo có ống tay chắp thêm vải khác màu), Nùng sửa tỉn (mặc áo ngắm chấm mông)... Dân tộc Nùng có mặt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Quảng Uyên, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng.

Các dân tộc ít người khác có số lượng người thấp hơn dân tộc Tày và dân tộc Nùng, họ sống ở khắp địa bàn tỉnh Cao Bằng nhưng tập trung đông nhất là ở các bản làng thuộc các huyện của tỉnh. Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở khu vực thị xã Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.6.5. Đặc điểm về lịch sử

Thời kỳ nhà Lý thống nhất đất nước (Thế kỷ XI) Cao Bằng là một phần đất của Thái Nguyên. Tài liệu khác lại ghi là Cao Bằng thuở đó rộng hơn nhiều so với hiện nay, được đặt tên là châu Quảng Nguyên, gồm các châu Thảng Do, Vu Lặc, Tư Lang …

Thời nhà Nguyễn, châu Quảng Nguyên thời nhà Lý là một vùng đất

rộng hơn tỉnh Cao Bằng ngày nay.

Thời nhà Minh thống trị nước ta, Đại Nam nhất thống chí ghi rằng Cao Bằng thuộc phủ Lạng Sơn.

Thời nhà Lê thế kỷ XV Cao Bằng mang tên phủ Bắc Bình, thuộc “Thái Nguyên thừa tuyên”.

Đến năm 1677, nhà Mạc thất bại. Đất đai nhà Mạc bị thu hồi hoàn toàn. Lúc đó Cao Bằng được đặt tên là trấn Cao Bình.

Thời nhà Nguyễn Tây Sơn đổi tên trấn Cao Bình thành trấn Cao Bằng như vậy là tên Cao Bằng có từ thế kỷ XVIII.

Năm 1831 trấn được đổi thành tỉnh. Có tên tỉnh Cao Bằng từ năm đó. Cao Bằng dưới thời Pháp thuộc.

Tháng 6 năm 1894, Cao Bằng được tổ chức thành mười châu:

1. Thượng Lang; 2. Hạ Lang; 3. Quảng Uyên; 4. Phục Hoà; 5. Thạch Lâm; 6. Thạch An; 7. Hà Quảng; 8. Nguyên Bình; 9. Chợ Rã (từ Thái Nguyên chuyển sang); 10. Cảm Hoá (từ Thái Nguyên chuyển sang)

Từ năm 1886 đến năm 1923: địa lí hành chính tỉnh Cao Bằng có rất nhiều thay đổi. Từ quân quản trực tiếp của toàn quyền Đông Dương, Cao Bằng trở thành đạo quân sự thứ hai.

Đến năm 1923, đạo quân sự Cao Bằng tương ứng với tỉnh Cao Bằng gồm một phủ và tám châu:

Từ năm 1938 đến năm 1940: tổ chức hành chính có thay đổi chút ít.Châu Thượng Lang chia thêm ra một xã. Tổng số toàn tỉnh có 33 tổng, 236 xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị xã Cao Bằng có thêm 5 phố. Phố cổ xưa là phố Cũ, phố Vườn Cam … Phố mới là phố Thầu, nhà cửa kiến trúc khang trang hơn, có nhiều cửa hàng lớn buôn bán sầm uất.

Tên xã, tên huyện trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Năm 1942, phong trào cách mạng phát triển mạnh và để đảm bảo bí mật cho hoạt động cách mạng nên các xã, tổng, châu (huyện), đều có tên viết tắt. Ví dụ: châu Hà Quảng tên là châu S. R (Sông Rộng): hà là sông, quảng là rộng (tiếng Tày quảng là rộng); châu Nguyên Bình tên là L. S (Lâm Sơn),

châu có nhiều núi non. Thời kỳ đầu này, các xã tên là A, B, C, X, Y …

Đến năm 1943, phong trào Việt Minh phát triển rộng khắp. Nhiều xã “Việt Minh hoàn toàn”, nhiều tổng “Việt Minh hoàn toàn”, nhiều châu “Việt Minh hoàn toàn”, nghĩa là hầu hết đã theo Việt Minh, thì đều có những tên bí mật, tránh kẻ thù đàn áp, nhưng trong nội bộ lại thông tin dễ dàng. Ví dụ: châu Hoà An là châu Trần Phú, Châu Hà Quảng là châu Hồng Phong, Châu Nguyên Bình là châu Huy Tập …

Cao Bằng sau ngày Cách Mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi.

Cách mạng thắng lợi, chính quyền các cấp được thành lập. Nhân dân Cao Bằng có nguyện vọng xoá những tên cũ. Lúc bấy giờ tỉnh Cao Bằng gọi là tỉnh Bội Châu.

Thị xã Cao Bằng có những phố: Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Tuấn, Đinh Tiên Hoàng, Phố Nước Hai gọi là phố Chí Minh. Phố Cao Bình gọi là phố Huy Liệu …

Hầu hết các xã đều có tên mới hoàn toàn, là các tên anh hùng dân tộc, các danh nhân, các liệt sĩ: xã Đề Thám, xã Triệu Ẩu, xã Hưng Đạo, xã Đức Long, xã Bế Triều, xã Nam Tuấn … Các xã có những tên hay: xã Tự Do, xã Hạnh Phúc, xã Độc Lập, xã Dân Chủ …

Địa giới xã được nhân dân tự chọn. Đó là những nơi cơ sở Việt Minh được phát triển, đã cuốn hút đồng bào ở đó cùng hoạt động trong một thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian nhất định. Ví dụ: xã Thạch Động (thuộc tổng khác), xã Nhượng Bạn (thuộc một tổng khác - thời Pháp) nay được nhân dân đề nghị đổi là xã Bế

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 27 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)