Mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Một địa danh bao giờ cũng có hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa. Địa danh là một cấu trúc, một chỉnh thể nhất định. Việc xác định địa danh trong các tổ hợp các từ ngữ hay trong một cấu trúc cụ thể giúp chúng ta phân tích được các yếu tố cấu tạo địa danh cũng như có cách thể hiện chúng dưới dạng quan niệm mô hình cấu trúc địa danh. Về vấn đề phức thể địa danh A.V.Superanskaja trong Địa danh là gì đã sử dụng thuật ngữ tên chung và

tên riêng để phân biệt hai bộ phận trong cấu trúc địa danh “ Khác với những

vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên: tên chung để xếp vào hệ thống các khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [dẫn theo 23; 108].

Một số nhà nghiên cứu địa danh Việt Nam cũng đồng quan điểm với A.V.Superanskaja. Chẳng hạn Nguyễn Kiên Trường cho rằng: “Địa danh

mang trong mình hai thông tin: a) đối tượng được gọi tên thuộc loại hình đối tượng địa lí nào (đồi, sông, phố, làng...) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; b) có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó), thể hiện qua tên riêng” [dẫn

theo 15; 28].

Theo Từ Thu Mai : “Khi đã phân biệt thành bộ phận từ ngữ chung và

bộ phận tên riêng, địa danh được hiểu chỉ là bộ phận tên riêng, còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên riêng đó chỉ có tính chất đi kèm, chỉ loại hình đối tượng địa lí” [dẫn theo 15; 28].

Phan Xuân Đạm quan niệm rằng: “ Mỗi địa danh gồm hai thành tố: thành tố chung A là từ, danh ngữ pháp và thành tố riêng (B) là tên riêng... Thành tố thứ nhất giúp chúng ta nhận biết loại hình đối tượng địa lí, thành tố thứ hai giúp chúng ta khu biệt đối tượng” [12; 51].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, tuy có cách thể hiện quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu địa danh đều nhận thấy phức thể địa danh gồm hai bộ phận: bộ phận từ ngữ chung và tên riêng. Khi đã phân biệt thành hai bộ phận như vậy, địa danh được hiểu chỉ là bộ phận tên riêng, còn từ ngữ chung đặt trước tên riêng đó chỉ có giá trị xác định loại hình đối tượng địa lí. Hai bộ phận này đều nằm trong một cụm từ có chứa địa danh mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là phức thể địa danh.

Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu địa danh đi trước, chúng tôi cũng xác định một cấu trúc phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận là từ ngữ chung và tên riêng. Chẳng hạn trong các phức thể địa danh như: xã

Nà Bao (có nghĩa là ruộng con rùa thuộc huyện Nguyên Bình), thôn Nà Luông ( có nghĩa là thôn ruộng to thuộc xã Vĩnh Quang, thị xã Cao Bằng) thì

bộ phận từ ngữ chung là các từ xã, thôn, còn bộ phận từ ngữ riêng là các từ

nhữ còn lại là Nà Bao, Nà Luông.

Trong phức thể địa danh, mỗi bộ phận có vai trò chức năng riêng. Bộ phận từ ngữ chung (gọi là thành tố chung, thường kí hiệu là A) thường là danh từ hay danh ngữ có chức năng chỉ loại hình đối tượng địa lí, còn tên riêng (gọi là thành tố riêng hay địa danh, thường kí hiệu là B) có chức năng khu biệt các đối tượng địa lí với nhau và thường do các từ hoặc các cụm từ cấu tạo. Bộ phận chung đứng trước và là cái được hạn định cho đối tượng địa lí còn bộ phận tên riêng thường đứng sau để hạn định cho đối tượng địa lí đó. Ví dụ, trong các phức thể địa danh như thôn Nà Đoỏng (có nghĩa là thôn ruộng đồi thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc), xã Đề Thám (một xã thuộc

thị xã Cao Bằng), huyện Bảo Lạc thì đối tượng địa lí ở đây là các từ thôn, xã,

huyện, chúng là các danh từ chỉ các đơn vị hành chính và được hạn định bởi

các từ đứng sau là Nà Đoỏng, Đề Thám, Bảo Lạc – là các cụm từ.

Như vậy, trong phức thể địa danh bộ phận tên riêng mới được coi là địa danh và địa danh cũng có cấu trúc nội bộ riêng nên chúng tôi thống nhất dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật ngữ “địa danh” thay cho thuật ngữ “tên riêng”, còn bộ phận từ ngữ đứng trước nó chỉ có tính chất xác định loại hình đối tượng địa lí được định danh. Dưới dạng chữ viết, bộ phận địa danh được viết chữ in hoa còn thành tố chung viết chữ in thường. Chẳng hạn thôn Nà Lẹng (hay còn được biết là thôn Nà Lẹnh , có nghĩa là thôn ruộng cạn), xã Trọng Con, huyện Thạch An.

2.1.2. Cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng

Trong luận văn này chúng tôi thống nhất coi mỗi yếu tố là một âm tiết. Địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng được tạo thành bởi một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh. Kết quả điều tra, khảo sát của chúng tôi thu được 2717 phức thể địa danh, Có thể hình dung phức thể địa danh hành chính Cao Bằng theo mô hình của bảng 2.1.

Bảng 2.1. Mô hình phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng Phức thể địa danh

Thành tố chung (tối đa

3 yếu tố)

Thành tố riêng (tối đa 8 yếu tố)

dụ minh họa A1 A2 A3 B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 thôn Than tổ dân phố 1 thị xã Cao Bằng xóm Nà Lắc xóm 1 Hồng Quang thôn Phia Đó Lũng Hoài

bản Cô Tó A và B

bản Nà Gạch Nà Loỏng Giuộc Sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua mô hình trên ta thấy phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng có số lượng yếu tố lớn nhất là 9 yếu tố và ngắn gọn nhất là 2 yếu tố. Những phức thể địa danh có số thành tố riêng từ 5 yếu tố đến 8 yếu tố chiếm số lượng ít nhất. Các địa danh ngắn gọn được sử dụng nhiều hơn cả. Trong phức thể địa danh, thành tố chung và thành tố riêng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)