1.2 Quản trị chiến lược
1.2.4 Các yêu cầu khi xây dựng và thực hiện chiến lược
- Chiến lược kinh doanh phải đạt được mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh. Khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chứ không dụng quá nhiều công sức cho việc khắc phục các điểm yếu, tới mức không đầu tư thêm cho các mặt mạnh.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn, khả năng rủi ro vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ là thấp nhất. Phải ln đề phịng tư tưởng xây dựng chiếc lược theo kiểu ăn được cả, ngã về không.
- Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Việc xác định mục tiêu kinh doanh trong chiến lược kinh doanh phải khắc phục được sự dàn trải nguồn lực (hoặc tránh không sử dụng hết nguồn lực). Trong mỗi phạm vi kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp có thể định ra mục tiêu rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Cần có hệ
thống các chính sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao động làm tiêu đề cho việc thực hiện các mục tiêu.
- Phải dự đốn được mơi trường kinh doanh tương lai. Việc dự báo này càng chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng phù hợp bấy nhiêu. Vì vậy, cần có một khối lượng thông tin và tri thức nhất định, đồng thời có phương pháp tư duy đúng đắn để có được cái nhìn thực tế và sáng suốt về tất cả cái gì mà doanh nghiệp có thể đương đầu ở tương lai.
- Phải có chiến lược dự phịng. Tương lai ln là điều chưa biết, vì thế khi xây dựng chiến lược, phải tính đến khả năng xấu nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải và trong tình hình đó thì chiến lược nào sẽ được thay thế.
1.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh1.3.1 Khái ni ệm