xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện Đồng Hỷ
Khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc giúp cho các hộ nông dân biết cách phân tích, xác định nhu cầu thị trƣờng nông sản hàng hoá và dịch vụ, xác định phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của nông hộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng.
Tăng cƣờng công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác này các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với ngƣời nông dân. Đây là điều kiện quan trọng để ngƣời nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn ngƣời nông dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình.
Có rất nhiều các phƣơng pháp khuyến nông có thể áp dụng trong sản xuất lúa nhƣ:
- Phƣơng pháp khuyến nông đào tạo và thăm quan: Nhân dân ta thƣờng có câu: "trăm nghe không bằng một thấy" chính vì lẽ đó muốn hoạt động khuyến nông có hiệu quả thì cần thiết phải cho ngƣời nông thấy đƣợc kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của một 'mô hình sản xuất thông qua những lần tham quan, trình diễn. Qua đó tiến hành tổ chức tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình sản xuất lúa, mục đích cuối cùng là huấn luyện nông dân tự giải quyết những khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất lúa. Trên cơ sở chuyên môn và nghiệp vụ của mình, cán bộ khuyến nông giúp nông dân tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất trong từng thời kỳ.
- Phƣơng pháp khuyến nông có nông dân tham gia: Để đạt hiệu quả sản xuất lúa cần kết hợp đƣợc sự hiểu biết kinh nghiệm quý báu của những ngƣời nông dân giỏi sản xuất lúa ở địa phƣơng với những kiến thức, kỹ thuật mới mà các nhà khuyến nông, các nhà nghiên cứu đƣa đến cho họ, sự trợ giúp về vật tƣ, dịch vụ có liên quan... đã giúp cho họ giải quyết những khó khăn nhất là nông dân nghèo trong quá trình sản xuất, làm tăng năng suất, sản lƣợng. Thông qua đó nông dân có thể đề xƣớng những hoạt động khuyến nông về sản xuất lúa phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, tăng cƣờng học tập, hiểu biết khi họ tham gia vào các hoạt động khuyến nông. Dựa vào những ý kiến phản hồi của nông dân tới cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu để có những biện pháp chỉ dẫn đƣợc sâu sát và cụ thể hơn
- Phƣơng pháp khuyến nông tiếp cận nông dân: Bao gồm phƣơng pháp cá nhân, phƣơng pháp khuyến nông theo nhóm, hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ,…
- Phƣơng pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân.
3.2.7. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện Đồng Hỷ
* Chính sách đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng lúa. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ trồng lúa cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên toàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Năng suất kinh tế lúa là năng suất bình quân của các giống lúa tính trên một đơn vị diện tích chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố: Đặc tính di truyền của giống; điều kiện môi trƣờng sống của cây nhƣ đất đai, khi hậu, nƣớc,… và các kỹ thuật canh tác do con ngƣời tác động. Do đó các kỹ thuật làm đất, cày bừa, làm cỏ, chăm sóc cây lúa là rất quan trọng.
* Quy hoạch đất lúa
Quy hoạch đất lúa phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.
Diện tích đất lúa cần giữ, bảo vệ nghiêm ngặt phải đƣợc xác định cụ thể đến từng xã và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa đến hộ sử dụng.
Chính sách khuyến khích giữ đất lúa đối với nông dân, địa phƣơng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất lúa gạo, đảm bảo ngƣời sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng ruộng bậc thang ở những xã vùng cao, đất đồi núi dốc.
- Tăng đầu tƣ phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; điều tiết phân bổ ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo lợi ích giữa các địa phƣơng có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phƣơng thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.
* Chính sách vốn:
Tăng cƣờng cho các nông hộ vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lƣợng vốn cho vay phải đáp ứng đƣợc yêu cầu đầu tƣ của hộ, tùy theo diện tích gieo trồng lúa của mỗi hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu hút vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc thông qua việc thu hút các chƣơng trình, các dự án, khuyến nông,… Thu hút bằng các chính sách mở cho các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nƣớc về đầu tƣ tại Đồng Hỷ.
Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng, tƣơng trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong nhân dân: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể,…, các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân thực hiện vay vốn cho phát triển sản xuất lúa của huyện Đồng Hỷ.
* Chính sách tiêu thụ lúa:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo các chủ đầu tƣ khẩn trƣơng triển khai dự án đầu tƣ xây dựng kho chứa lúa gạo, đến năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng kho chứa 4 triệu tấn đã đƣợc quy hoạch. Cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng kho thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
* Cần xây dựng các dự án để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với người dân:
- Các dự án xây dựng và hoàn thiện cơ sỏ vật chất hạ tầng tại địa phƣơng. - Dự án xây dựng hệ thống sản xuất, cung ứng giống lúa chất lƣợng cao - Dự án phát triển các giống lúa lai năng suất cao, chất lƣợng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện có điều kiện và truyền thống trồng lúa lâu năm của tỉnh Thái Nguyên… Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vƣơn lên của các cấp lãnh đạo cũng nhƣ của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu rất khả quan.
Huyện Đồng Hỷ có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển sản xuất lúa, nên có triển vọng cung cấp một sản lƣợng thóc gạo lớn ra thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Vì vậy, phát triển sản xuất lúa là một nhu cầu khách quan, một hƣớng đi tích cực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện, nâng cao đời sống ngƣời dân và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Các nông hộ hoạt động sản xuất có hiệu quả, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra đƣợc trên bốn nghìn đồng giá trị sản xuất trong kỳ, và trên 3.000 đồng giá trị tăng thêm. Quy mô diện tích lúa của huyện trong năm 2010 có bị giảm nhƣng năng suất và sản lƣợng lại tăng lên so với các năm trƣớc. Huyện đang đặt mục tiêu giảm diện tích trồng lúa nhƣng tăng năng suất. Trong xu thế hội nhập, thị trƣờng tiêu thụ lƣơng thực có xu hƣớng mở rộng và ngày càng ổn định, vì vậy lúa gạo sản xuất ra không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn để xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đƣa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất đƣợc đƣa lên hàng đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Đông xuân cao hơn vụ mùa do thuận lợi về điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ thâm canh ở các nhóm hộ khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Đối với hộ đầu tƣ cao cho hiệu quả kinh tế cao và ngƣợc lại.
Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, huyện cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho nang suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phƣơng. Bên cạnh đó địa phƣơng cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tƣ sản xuất lúa, và hƣớngdẫn cho họ biết hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững. Huyện cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên toàn huyện. Giải pháp về kỹ thuật, đất đai, giải pháp về vốn, giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp khuyến nông, giải pháp thị trƣờng và tiêu thụ.
2. Kiến nghị
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ ta thấy đựơc bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, các nông hộ cũng gặp phải không ít khó khăn. Do vậy để phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:
* Đối với Nhà nước:
Nhiều nông dân tại địa phƣơng nói rằng: Giá vật tƣ thì càng ngày cao giá, trong khi giá lúa tăng không đáng kể, kết quả sản xuất lúa chúng tôi thƣờng là lỗ. Vì vậy, Nhà nƣớc phải hỗ trợ giá phân, thuốc cho nông dân và ổn định giá lúa để khuyến khích nông dân tiếp tục sản xuất. Đồng thời Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ huyện Đồng Hỷ xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông liên thôn, xã nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lƣu thông buôn bán thuận lợi, giảm giá thành sản xuất lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Đối với tỉnh:
Cần phải có sự phối kết hợp thực hiện giữa các sở ban ngành nhƣ sau: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu giống, chủ động xây dựng các dự án ƣu tiên, chủ trì, cùng các ngành xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất lúa.
- Sở Kế hoạch đầu tƣ thẩm định các dự án, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển cây lúa.
- Sở Khoa học công nghệ: Bố trí các đề tài nghiên cứu, điều tra ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới về kỹ thuật trồng lúa.
- Sở Địa chính: rà xoát quỹ đất trồng lúa, đề xuất chính sách về đất đai để khuyến khích phát triển vùng trồng lúa tập trung.
- Sở Thƣơng mại và du lịch: Hƣớng dẫn và cung cấp các thông tin dự báo, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ. Giúp huyện, các hộ nông dân tham gia hội chợ, xúc tiến thƣơng mại, tổ chức các quấy hàng giới thiệu và bán các sản phẩm gạo.
- Chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc chỉ đạo ngân hàng thƣơng mại giải quyết đủ vốn cho vay phát triển cây lúa, cải tiến thủ tục và phƣơng pháp cho vay đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng.
- Các đoàn thể nhân dân có kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên ở cơ sở tích cực tham gia chƣơng trình phát triển cây lúa. Các cơ quan thông tin đại chúng cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của tỉnh về phát triển nghề trồng lúa, giới thiệu các điển hình trong sản xuất lúa.
* Đối với huyện Đồng Hỷ:
Cần căn cứ vào chủ trƣơng quy hoạch của tỉnh, căn cứ vào điều kiện của huyện để xây dựng dự án phát triển cây lúa, trƣớc mắt là với các giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lúa thuần và một số giống lúa lai hiệu quả cao. Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tƣ sản xuất lúa, đặc biệt là các hộ nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực, để hoà nhập với cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phòng nông nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho nông dân. Đặc biệt, theo yêu cầu của nhiều bà con nông dân, địa phƣơng cần phải đắp đê, khoanh vùng để bơm nƣớc ra chống úng. Ngoài ra cần phải đƣa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phƣơng, để có thể đƣa vào gieo cấy.
* Đối với nông hộ:
Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng nhƣ kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tƣ đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. David Colman (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Cục thống kê Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê năm 2010
4. Phạm Thị Mỹ Dung (1992), Phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2009), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.
7. Nguyễn Khoáng (1993), Nhập môn hệ thống tài khoản quốc gia SNA, NXB
Thống kê, Hà Nội.
8. Đinh Ngọc Lan (2005), Tài liệu tập huấn phương pháp đánh giá nông thôn PRA
và lập kế hoạch khuyến nông, tài liệu nội bộ.
9. Các Mác (1962), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội.
10. Nguyễn Tiến Mạnh (1955), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất cây lương thực và thực phẩm, NXB Hà Nội, Hà Nội.
11. Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng ban khác ở huyện Đồng Hỷ (2010),
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm