Thực trạng sản xuất lúa của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 77)

2.2.1.1. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Tình hình sản xuất lúa của huyện đang dần chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, đó là sự giảm dần diện tích, tăng năng suất và sản lƣợng lúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

qua các năm. Năm 2010 diện tích lúa của huyện là 6.271 ha giảm 0,25% so với năm 2009, nhƣng sản lƣợng lúa năm 2010 tăng 3,02%. Năng suất lúa đạt từ 42,5 tạ/ha năm 2008, tăng lên 47,35 tạ/ha năm 2010. Bình quân năm 2008 – 2010 năng suất lúa tăng 5,55% là nguyên nhân chính làm cho sản lƣợng lƣơng thực có hạt tăng là 36.041 tấn năm 2008 lên 38.499 tấn năm 2010.

Biểu 2.1: Tình hình biến động năng suất lúa của huyện Đồng Hỷ qua các năm 2008 - 2010 42.50 47.35 45.85 40.00 41.00 42.00 43.00 44.00 45.00 46.00 47.00 48.00 2008 2009 2010 Năm N ăn g s u ất ( tạ /h a) - Năng suất

Diện tích gieo cấy vụ đông xuân chiếm 36,52%, diện tích gieo cấy vụ mùa chiếm 63,48% tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2010. Sản xuất lúa chuyển biến theo chiều hƣớng tăng dần diện tích lúa đông xuân, giảm dần diện tích lúa mùa để khắc phục điều kiện thời tiết nắng nóng ở thời kỳ chính vụ.

Diện tích gieo cấy vụ đông xuân năm 2010 đạt 2.290 ha giảm 1,89% so với năm 2009. Trình độ thâm canh phát triển cùng với sự tác động tích cực của khoa học kỹ thuật đã tạo ra sự phát triển ổn định về năng suất và sản lƣợng. Sản lƣợng lúa đông xuân năm 2010 đạt 11,34 tấn, tăng 7,49% so với năm 2009. Năng suất lúa đông xuân năm 2010 tăng 9,58% so với năm 2009. Trong khi đó diện tích lúa mùa năm 2010 tăng 0,71% nhƣng năng suất lại giảm 0,28% so với 2009. Điều kiện thời tiết biến động thất thƣờng, nắng nóng, mƣa nhiều là những yếu tố chính làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa thời kỳ chính vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của huyện Đồng Hỷ năm 2008 -2010 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ 2008- 2009 1. Vụ đông xuân - Diện tích ha 2.183 2.334 2.290 106,92 98,11 102,42

- Năng suất tạ/ha 46,95 45,20 49,53 96,27 109,58 102,71

- Sản lƣợng tấn 10,25 10,55 11,34 102,93 107,49 105,18

2. Vụ mùa

- Diện tích ha 4.082 3.953 3.981 96,84 100,71 98,76

- Năng suất tạ/ha 40,12 46,23 46,10 115,23 99,72 107,19

- Sản lƣợng tấn 16,38 18,27 18,35 111,54 100,44 105,84

3. Cả năm

- Diện tích ha 6.265 6.287 6.271 100,35 99,75 100,05

- Năng suất tạ/ha 42,50 45,85 47,35 107,88 103,27 105,55

- Sản lƣợng tấn 26,63 28,82 29,69 108,22 103,02 105,59

(Nguồn số liệu: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ [12])

Hiện nay ở huyện cơ cấu giống lúa chủ yếu là các giống lúa thuần và các giống lúa lai chất lƣợng cao. Do điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu phù hợp với các giống lúa lai nên những năm trở lại đây, diện tích lúa lai ở Đồng Hỷ đã tăng đáng kể. Năm 2010, toàn huyện gieo cấy đƣợc 800ha lúa lai, chiếm 13% diện tích cấy lúa cả năm, tăng 8% so với năm 2005. Giống lúa đƣợc đƣa vào gieo cấy chủ yếu là TH 3-3, Nhị ƣu 838, Syn6, Bồi tạp 49, Bồi tạp Sơn Thanh… Đạt đƣợc kết quả này là do tỉnh, huyện đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích ngƣời dân gieo cấy các giống lúa lai. Tuy nhiên, do đây là giống lúa mới, hơn nữa chi phí cho 1 ha lúa lai cao hơn rất nhiều so với các giống lúa thuần nên ngƣời dân chủ yếu vẫn gieo trồng các giống lúa thuần, năng suất ổn định, chất lƣợng gạo ngon mà chi phí lại thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.1.2. Điều kiện sản xuất lúa của các nhóm hộ nông dân ở điểm điều tra năm 2010

Để đánh giá khách quan thực trạng sản xuất lúa ở Đồng Hỷ trong thời gian qua thì ngoài việc tìm hiểu tình hình sản xuất chung của toàn huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập số liệu ở 3 xã Tân Long, Văn Hán và Nam Hòa. Thông tin sơ bộ của các hộ đƣợc mô tả ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu ĐVT Tính theo xã Bình quân chung Tân Long Nam Hòa Văn Hán 1. Số hộ điều tra Hộ 30 30 30

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 44,5 45,7 44,3 44,83

3. Lao động BQ/1 hộ Ngƣời 3,5 4,2 3,7 3,8

4. Diện tích đất trồng lúa/1 hộ m2 4.815,1 3.943,3 5.074,6 4.611

5. Thu nhập BQ/1 hộ/tháng 1.000đ 4.538 5.904 4.953 5.131

- Thu từ sản xuất lúa 1.000đ 1.588 1.771 1.832 1.731

- Chiếm tỷ lệ % 35 30 37 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra hộ)

Tuổi bình quân chủ hộ là 44,8 tuổi, trong đó xã Nam Hòa là cao nhất 45,7 tuổi, sau là Tân Long 44,5 tuổi và ở Văn Hán là thấp nhất 42,3 tuổi. Lao động bình quân trên hộ là 3,8 ngƣời/hộ, diện tích trồng lúa bình quân/hộ là 4.611 m2, thu nhập bình quân từ lúa chiếm 34% so với thu nhập chung của hộ, điều đó chứng tỏ rằng lúa gạo có vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân vùng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, nhân khẩu, lao động cũng nhƣ diện tích canh tác của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm hộ nghèo đói và trung bình có số lao động bình quân/hộ thấp hơn nhóm hộ khá giàu. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đói có số ngƣời ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông. Hộ giàu có lực lƣợng lao động đông, nhƣng lực lƣợng tham gia vào sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao. Ta có thể nói thiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói.

Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tƣ liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tƣ liệu sản xuất nói lên trình độ sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phƣơng… Nông dân phải có đủ vốn để đầu tƣ phân, thuốc các loại, giống, đặc biệt là phí các khâu dịch vụ nhƣ phí thuỷ lợi, làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tƣ liệu sản xuất của các hộ nghèo rất thấp.

Vì vậy, cần phải trang bị thêm phƣơng tiện vận chuyển phục vụ mùa màng thu hoạch. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khâu vận chuyển. Một khi đƣợc ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất một cách rộng rãi thì sẽ tạo điều kiện cho bà con làm kịp thời vụ, mở rộng quy mô sản xuất, tránh đƣợc thiệt hại do thiên tai gây ra.

2.2.1.3. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất cho 1 ha mô hình gieo trồng lúa của huyện Đồng Hỷ

Gieo trồng lúa đòi hỏi phải đƣợc đầu tƣ hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình hình đầu tƣ cho sản xuất lúa của huyện Đồng Hỷ trong những năm qua cũng có nhiều thay đổi đáng kể.

Theo số liệu tính toán đƣợc, chi phí sản xuất lúa gồm các hạng mục chủ yếu đó là chi phí về giống, chi phí về phân bón, phòng trừ sâu bệnh, và quan trọng hơn cả là chi phí về lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh SL (1000 đ) cấu SL (1000 đ) cấu SL (1000 đ) cấu 2009/2008 2010/2009 BQ Tổng chi phí 21.289,13 100,00 21.792,34 100,00 22.324,41 100,00 102,36 102,44 102,40 1. Chi phí vật chất 11.583,36 54,41 11.865,67 54,45 12.151,08 54,43 102,44 102,41 102,42 - Giống 1.998,87 17,26 2.066,98 17,42 2.123,33 17,47 103,41 102,73 103,07 - Phân chuồng 1.334,65 11,52 1.367,03 11,52 1.404,08 11,56 102,43 102,71 102,57 - Đạm urê 2.641,63 22,81 2.702,16 22,77 2.757,33 22,69 102,29 102,04 102,17 - Supe lân 1.269,76 10,96 1.303,58 10,99 1.330,20 10,95 102,66 102,04 102,35 - Kali 2.055,78 17,75 2.105,97 17,75 2.162,50 17,80 102,44 102,68 102,56 - Thuốc trừ sâu 1.186,47 10,24 1.203,62 10,14 1.234,33 10,16 101,45 102,55 102,00 - Chi phí khác 1.096,20 9,46 1.116,34 9,41 1.139,30 9,38 101,84 102,06 101,95 2. Chi phí lao động 9.705,77 45,59 9.926,67 45,55 10.173,33 45,57 102,28 102,48 102,38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giữa các nhóm hộ khác nhau có mức đầu tƣ chi phí sản xuất lúa khác nhau. Với những hộ khá, và trung bình mức đầu tƣ sẽ cao hơn so với các hộ nhau. Với những hộ khá, và trung bình mức đầu tƣ sẽ cao hơn so với các hộ có thu nhập thấp. Mức đầu tƣ chi phí bình quân cho 1 ha lúa của huyện Đồng Hỷ năm 2010 là 22.324 nghìn đồng, tăng 2,44% so với năm 2009. Nhìn chung mức đầu tƣ cho sản xuất tăng dần đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân từ 2008 đến 2010 là 2,4%.

Ngƣời dân huyện Đồng Hỷ chƣa có những biện pháp sản xuất và bảo quản hạt giống sau thu hoạch, nên mỗi vụ gieo trồng ngƣời dân đều phải bỏ ra chi phí để mua giống. Chi phí về giống chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí trung gian (hơn 17%). Ngoài các yêu tố về khí hậu, thời tiết, năng suất lúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,… chính là các mức đầu tƣ thâm canh cho cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Việc thay đổi mức đầu tƣ cao hay thấp đều ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế do cây trồng mang lại. Ngƣời sản xuất quyết định đầu tƣ ở mức nào, điều này quan trọng vì đầu tƣ cao quá hay thấp quá cũng sẽ cho cây trồng có năng suất thấp.

Hầu hết các nhóm hộ đều có mức chi phí về lao động chiếm tỷ trọng lớn (gần 50%). Do các hộ còn thiếu lao động, làm nhiều công việc khác, hoặc đi làm thuê, làm mƣớn lấy tiền chi tiêu hàng ngày vì vậy các hộ gia đình phải thuê thêm lao động ngoài, hơn nữa giá ngày công lao động hiện tại lại rất cao. Điều đó đã đẩy chi phí lao động tăng lên. Mục đích của các hộ sản xuất là làm thế nào để hiệu quả kinh tế cao nhất, do vậy vấn đề phải đặt ra là ngoài việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón, thuốc BVTV, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để giảm đƣợc công lao động. Để làm đƣợc điều này thì quá trình sản xuất cần phải đƣợc cơ giới hoá, tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, xoá bỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lối canh tác truyền thống. Nhƣ vậy sẽ càng thuận tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

2.2.1.4. Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình sản xuất lúa lai và lúa khang dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Lúa khang dân và lúa lai là hai giống lúa chính đƣợc ngƣời dân huyện Đồng Hỷ gieo trồng trong những năm gần đây. Trong đó gần đây, giống lúa lai đang đem lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân. Tuy nhiên, chi phí cho giống lúa này khá cao, do đó những nhóm hộ có thu nhập thấp cho huyện chủ yếu đầu tƣ vào giống lúa khang dân. Hơn nữa tâm lý sợ rủi ro của nông dân đã làm chậm sự đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn. Trải qua nhiều năm gieo trồng, lúa khang dân đã thực sự khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của mình trong ngành gieo trồng lúa, quá trình sản xuất đơn giản, sức chống chịu tốt, đầu tƣ chi phí thấp, chất lƣợng gạo tƣơng đối thơm ngon, năng suất ổn định.

Tổng chi phí đầu tƣ cho 1 ha lúa khang dân năm 2010 đối với những hộ khá là 21.676,96 nghìn đồng, hộ trung bình là 20.948,40 nghìn đồng, hộ nghèo 20.250,66 nghìn đồng. Bình quân năm 2009 – 2010 tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha gieo trồng lúa khang dân ở hộ khá tăng 2,82%, hộ trung bình tăng 2,58% và hộ yếu tăng 3,54%. Nhƣ vậy so với mức đầu tƣ chi phí lúa bình quân chung thì mức đầu tƣ chi phí sản xuất trên 1 ha lúa khang dân là thấp hơn, nhất là với các hộ có mức thu nhập thấp, mức đầu tƣ chi phí thấp hơn mức đầu tƣ bình quân cả huyện khoảng hơn 2 triệu đồng. Điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa và thu nhập của hộ gia đình từ trồng lúa.

Ngƣợc lại, giống lúa lai đòi hỏi quá trình sản xuất phức tạp hơn, phải thâm canh và đúng quy trình kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó giá thành các giống lúa lai tƣơng đối cao, chi phí về vật tƣ, phân bón và công chăm sóc lớn hơn các giống lúa thuần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.10: Tình hình đầu tƣ cho 1 ha mô hình gieo trồng lúa khang dân của huyện Đồng Hỷ năm 2009 - 2010

ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh Khá Trung bình Yếu Khá Trung bình Yếu Khá Trung bình Yếu Tổng chi phí 21.082,63 20.421,80 19.557,88 21.676,96 20.948,40 20.250,66 102,82 102,58 102,01 1. Chi phí trung gian 11.342,63 10.851,80 10.587,88 11.626,96 11.108,40 10.820,66 102,51 102,36 102,20

- Giống 1.902,75 1.756,73 1.675,60 1.950,00 1.800,00 1.710,00 102,48 102,46 102,05 - Phân chuồng 1.775,40 1.748,78 1.729,20 1.827,00 1.800,00 1.777,50 102,91 102,93 102,79 - Đạm urê 2.492,64 2.376,00 2.320,92 2.541,00 2.420,00 2.365,00 101,94 101,85 101,90 - Supe lân 1.154,87 1.136,85 1.124,40 1.179,90 1.161,00 1.147,50 102,17 102,12 102,05 - Kali 1.771,20 1.758,90 1.722,00 1.837,50 1.812,50 1.775,00 103,74 103,05 103,08 - Thuốc trừ sâu 1.070,21 975,63 935,81 1.100,00 1.000,00 950,00 102,78 102,50 101,52 - Chi phí khác 1.175,56 1.098,92 1.079,96 1.191,56 1.114,90 1.095,66 101,36 101,45 101,45 2. Chi phí lao động 9.740,00 9.570,00 8.970,00 10.050,00 9.840,00 9.430,00 103,18 102,82 101,78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11: Tình hình đầu tƣ cho 1 ha mô hình gieo trồng lúa lai của huyện Đồng Hỷ năm 2009 - 2010

ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009 Khá Trung bình Yếu Khá Trung bình Yếu Khá Trung bình Yếu Tổng chi phí 24.351,74 23.307,81 22.032,19 25.024,54 23.887,46 22.458,46 102,76 102,49 101,93

1. Chi phí trung gian 13.611,74 12.737,81 12.062,19 13.974,54 13.047,46 12.328,46 102,67 102,43 102,21

- Giống 2.628,60 2.332,20 2.106,00 2.720,00 2.400,00 2.160,00 103,48 102,91 102,56 - Phân chuồng 1.091,72 975,10 882,00 1.120,00 1.000,00 900,00 102,59 102,55 102,04 - Đạm urê 3.132,00 3.013,20 2.878,20 3.201,00 3.080,00 2.937,00 102,20 102,22 102,04 - Supe lân 1.481,35 1.466,78 1.457,24 1.512,00 1.495,80 1.485,00 102,07 101,98 101,91 - Kali 2.607,60 2.447,70 2.328,39 2.675,00 2.500,00 2.375,00 102,58 102,14 102,00 - Thuốc trừ sâu 1.491,75 1.402,83 1.345,50 1.536,00 1.440,00 1.380,00 102,97 102,65 102,56 - Chi phí khác 1.178,72 1.100,00 1.064,86 1.210,54 1.131,66 1.091,46 102,70 102,88 102,50 2. Chi phí lao động 10.740,00 10.570,00 9.970,00 11.050,00 10.840,00 10.130,00 102,89 102,55 101,60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng chi phí cho 1 ha lúa lai của huyện năm 2010 ở hộ khá là 25.024,54 nghìn đồng, tăng 2,76% so với 2009, mức đầu tƣ ở hộ trung bình là 23.887,46 nghìn đồng, tăng 2,49%, còn hộ nghèo là 22.458,46 nghìn đồng, tăng 1,93% so với năm 2009. Nhƣ vậy so với mức đầu tƣ chi phí trên 1 ha lúa khang dân thì mức đầu tƣ cho 1 ha lúa lai cao hơn khoảng 4 triệu đồng. Chính điều này đã làm cho ngƣời dân lo ngại khi quyết định đầu tƣ vào các giống lúa lai mới. Ở những hộ khá (năm 2010), chi phí trung gian trên 1 ha lúa khang dân là 11.627 nghìn đồng, chiếm 53,64% tổng chi phí, chi phí về lao động 10.050

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 77)