Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

- Thị trƣờng tiêu thụ: Trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trƣờng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi nhà sản xuất. Bởi lẽ trong kinh tế thị trƣờng nhà sản xuất cung cấp hàng hóa dịch vụ, bán cái mà thị trƣờng cần chứ không phải bán cái mình có, vì mục tiêu lợi nhuận. Do vậy đòi hỏi các cơ sỏ sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai? Có nhƣ vậy, cơ sỏ sản xuất kinh doanh mới có thể thu đƣợc kết quả và hiệu quả kinh tế cao, mới tồn tại và đúng vững trên thƣơng trƣờng. Nhƣ vậy, trƣớc khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trƣờng, nắm vững dung lƣợng thị trƣờng, nhu cầu thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh sẽ tham gia [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trƣờng, giá cả sản phẩm là đòi hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao nhất. Thị trƣờng là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Chức năng của thị trƣờng là thực hiện sản phẩm và thừa nhận lao động làm ra sản phẩm cân đối cung cầu và kích thích nâng cao hiệu quả của sản xuất.

Trong mối giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế nhu cầu về sản phẩm có những đòi hỏi khác nhau. Khi nền kinh tế phát triển còn thấp, thu nhập của các tâng lớp dân cƣ còn hạn hẹp thì yêu cầu của thị trƣờng về chất lƣợng chƣa cao, mà chủ yếu là đáp ứng về mặt số lƣợng và giá cả sản phẩm. Khi thu nhập càng tăng, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hƣớng vừa tăng về số lƣợng, chất lƣợng và giá cả lúa này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu thì yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt, tuy vậy nếu ta đáp ứng đƣợc các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và hiệu quả kinh tế thu đƣợc sẽ rất cao.

- Chi phí trung gian: Nếu tốc độ tăng chi phí trung gian tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất, làm lãng phí vốn đầu tƣ cho sản xuất lúa, cũng nhƣ cho ngành nông nghiệp. Kết quả không chỉ nhƣ thế mà còn làm cho đất đai ngày càng hoang hoá, bạc màu, mất cân bằng sinh thái. Nhƣ thế là làm tổn hại đến khả năng sản xuất trong tƣơng lai, là vi phạm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Trƣớc thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tƣ liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chon các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách toàn diện để khắc phục cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Có nhƣ vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị tăng thêm, mục đính cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con.

- Giá cả: Trong kinh tế thị trƣờng giá luôn thay đổi đã ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây lúa. Giá cả đầu ra là một trong số các nhân tố có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của ngƣời trồng lúa. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào giá cả trên thị trƣờng. Giá các yếu tố đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc BVTV, vốn sản xuất và lao động,... có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, gây tác động lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Nếu giá các yếu tố chi phí đầu vào thấp, nhƣng giá bán thóc gạo ra thị trƣờng cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân. Ngƣợc lại, nếu giá bán cao, nhƣng giá các yếu tố chi phí cũng cao thì thu nhập ngƣời trồng lúa cũng sẽ bị giảm đáng kể.

- Vốn: Vốn là yếu tố quan trọng để tăng trƣởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn giúp cho các hộ sản xuất có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, tăng chất lƣợng sản phẩm, trên cơ sở đó có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển trồng lúa ở Đồng hỷ hiện nay vẫn đang thiếu nhiều vốn, do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích, năng suất trồng lúa phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc về vốn nhƣ: cho vay với lãi suất ƣu đãi, trợ giá cây giống, phân bón. Ngoài ra cần mở ra và đẩy nhanh bảo hiểm vật nuôi giúp các hộ nông dân sản xuất lúa khi gặp rủi ro nhƣ thiên tai, dịch bệnh,...

- Lao động: Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Việc trồng và chăm sóc lúa cũng đòi hỏi tốn nhiều công sức của ngƣời lao động do những hạn chế về phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Lao động đối với sản xuất lúa không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nhƣng cũng cần có hiểu biết về cây lúa, nắm bắt đƣợc thời vụ, nhu cầu dinh dƣỡng của cây, lƣợng phân bón, phòng chống sâu bệnh hại, thời kỳ thu hoạch, đặc biệt là phải có kinh nghiệm sản xuất,nnhững yếu tố này cũng có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất.

Ngoài những yếu tố trên ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa còn một số nhân tố khác cũng ảnh hƣởng không nhỏ đó là: Chính sách vĩ mô của nhà nƣớc về vốn, đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp,... Đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính sách hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách khuyến nông, khuyến lâm,... có tác động tích cực để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)