2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Thái Nguyên. Trung tâm huyện ly cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3km. Có vị trí địa lý: Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lƣơng và thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn.
Với đặc trƣng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có thế mạnh về nông lâm nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đƣờng quốc lộ 1B đi qua rất thuận lợi để tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản. Trên địa bàn huyện có nhiều núi đá vôi và có con sông Cầu chảy qua cho nên có thể giúp cho huyện phát triển mạnh mẽ ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng Hỷ nằm gần trung tâm văn hoá, khoa học và giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ nên chịu sự tác động về giao lƣu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội [11].
2.1.1.2. Địa hình
* Địa hình:
Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 ha, có 3 thị trấn và 15 xã, là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nƣớc biển, địa hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là Lung Phƣợng - Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long trên 600m. Thấp nhất là Huống Thƣợng 20m. Vùng Bắc và đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp có nhiều khe suối, độ cao trung bình ở đây là 120m. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, có những cánh đồng xen lẫn đồi thấp do mƣa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng lúa nƣớc của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Phía Nam của huyện có phần đất đai tƣơng đối bằng phẳng.
Đồng Hỷ có thể phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng Bắc của huyện chủ yếu là dốc cao, đất dốc, đồi núi nhiều, đất lúa rất ít, chủ yếu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nƣơng rẫy. Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác kém phát triển, các xã vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn, nhiều tập tục còn lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có nhiều dân tộc ít ngƣời. Gồm các xã Tân Long, Hòa Bình, Văn Lăng, Quan Sơn, Hóa Trung, Minh Lập, thị trấn Sông Cầu,...
- Vùng giữa của huyện đất đai tƣơng đối bằng phẳng so với các vùng khác. Nằm giáp với thành phố Thái Nguyên, có sông Cầu chảy qua thuận tiện về trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ, các ngành nghề khá phát triển. Là trung tâm y tế, giáo dục, thƣơng mại của huyện, ngƣời dân tộc có đời sống khá ổn định, sản xuất hàng hóa đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với vùng khác. Gồm các xã Hóa Thƣợng, Nam Hòa, Linh Sơn, Huống Thƣợng, Thị trấn Chùa Hang,...
- Vùng Nam chủ yếu là đồi núi, có độ dốc cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, ít ruộng nên thƣờng trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Có khả năng phát triển công nghiệp khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khoáng sản. Y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác kém phát triển, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa và các dân tộc ít ngƣời. Gồm các xã Khe Mo, Cây Thị, Văn Hán, Hợp Tiến, Thị trấn Trại Cau,...[11].
* Thổ nhưỡng:
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhƣỡng thì huyện Đồng Hỷ có các loại đất sau: Bảng 2.1: Thổ nhƣỡng huyện Đồng Hỷ năm 2010 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Địa điểm phân bố
1 Đất phù sa 2.277 4,84 Phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác
2 Đất bạc màu 530 1,13
Phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau và phần lớn diện tích đã và đang đƣợc sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp
3 Đất nâu đỏ
trên đá vôi 480 1,02
Phân bố nhiều ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang , loại đất này tốt nhƣng bị bỏ không, có độ dốc dƣới 200
nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.
4 Đất vàng
nhẹ trên cát 4.580 9,74
Phân bố nhiều ở Văn Lang, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau , là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 250 thích hợp cho phát triển trồng rừng. 5 Đất nâu vàng phù sa cổ 1.833 3,90
Phân bố ở xã Linh Sơn , loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 80 thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
6 Đất dốc tụ 5.279 11,22 Phân bố ở các thung lũng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
7
Đất đỏ vàng trên đá phiến
thạch sét 30.567 64,98
Phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...)
( Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ [11])
- Đất phù sa: Chiếm khoảng 4,84% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Cầu, xã Huống Thƣợng, Linh Sơn, Nam Hoà... Thích hợp với các loại cây lƣơng thực và cây thực phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất bạc màu: Chiếm khoảng 1,13% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau. Phần lớn diện tích đất bạc màu đã và đang đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Chiếm khoảng 1,02% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng. Loại đất này tốt và rất thích hợp cho sản xuất nông lâm kết hợp do có độ dốc dƣới 200
.
- Đất vàng nhẹ trên đá cát: Chiếm 9,74% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở xã Văn Lăng, Nam Hoà, Tân Lợi, Hợp Tiến, Trại Cau. Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc cao trên 250
nên thích hợp cho trồng rừng. - Đất nâu vàng phù sa cổ: Chiếm khoảng 3,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở Linh Sơn. Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 80
, thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất dốc tụ: Chiếm 11,22% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở hầu hết các xã trong huyện nằm ở vị trí ven đồi núi thƣờng có địa hình bậc thang. Đất hình thành chủ yếu do những sản phẩm bào mòn từ đồi núi đƣa xuống theo dòng chảy và tích tụ lại tạo nên những dải ruộng dốc tụ đất dốc tự nhiên, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đang đƣợc sử dụng trồng lúa nƣớc chủ yếu là vụ mùa.
- Đất đở vàng trên đá phiến thạch sét: Chiếm khoảng 64,98% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố khắp trên địa bàn huyện. Loại đất này rất thích hợp cho việc phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày nhƣ cây chè, cây ăn quả,...[11]
2.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn * Khí hậu:
Theo sự phân vùng của trung tâm khí tƣợng thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng chung của tiểu khí hậu trong vùng. Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trƣng của các tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
miền núi và trung du: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220
C – 240C; ẩm độ không khí trung bình thay đổi từ 75 - 85%.
Khí hậu Đồng Hỷ nói chung nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trƣởng của cây vẫn có thể đảm bảo, hơn nữa điều kiện mƣa ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu Đồng Hỷ có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng (mƣa nhiều) từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mƣa ít) từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa hè nhiệt độ trung bình từ 270
C - 280C, có lúc lên tới 300
C - 310C. Mùa này thƣờng có mƣa, mƣa nhiều nhất là tháng 7, tháng 8, trung bình lƣợng mƣa trong 2 tháng này từ 300 - 400 mm và chiếm khoảng 40 - 46% lƣợng mƣa cả năm. Mùa này nói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trƣởng, phát triển của cây trồng và gia súc nhƣng thỉnh thoảng có bão, có những cơn bão giông mƣa to gió lớn gây úng lụt làm ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp [13].
Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của Đồng Hỷ thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh cũng gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
* Thuỷ văn:
Nhìn chung sông suối đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu. Mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2
. Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hƣớng Bắc Nam, biên giới phía Tây thuộc địa phận Đồng Hỷ dài 47km là nguồn chính cung cấp nƣớc có tiềm năng khai thác vận tải thuỷ. Song chế độ dòng chảy thất thƣờng về mùa mƣa thƣờng gây úng lụt, mùa khô nƣớc sông xuống thấp gây hạn hán Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thƣợng, Linh Sơn ra Sông Cầu dài 27 km suối Thạc Zạc, suối Ngân Me
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và hàng chục con suối nhỏ khác cộng với nhiều hồ nƣớc lớn nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm qua thăm dò đƣợc đánh giá là rất phong phú chất lƣợng nguồn nƣớc mặt đang bị ô nhiễm, cần có phƣơng pháp sử dụng hữu hiệu để làm giảm mức độ ô nhiễm. Nƣớc ngầm đảm bảo chất lƣợng và tiềm năng khai thác phục vụ đời sống [13].
Tóm lại: Khí hậu thời tiết thuỷ văn của huyện đã ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất lúa của huyện. Nhìn chung khí hậu thời tiết thuỷ văn trong vùng cũng có những điều kiện thuận lợi, song vùng này cũng phải chịu những thay đổi đột ngột của khí hậu thời tiết thuỷ văn gây nên nhƣ hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh,... gây tác động không nhỏ đến trong sản xuất lúa của huyện. Cần phải có những giải pháp chủ động phòng chống thiên tai khi điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn bất lợi, khai thác những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lúa.
2.1.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đƣợc. Nó khác với tƣ liệu sản xuất khác ở chỗ nếu đƣợc sử dụng hợp lý thì nó không những không bị hao mòn mà còn tăng độ phì nhiêu.
Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên là 45.524,44 ha. Trong 3 năm gần đây đất đai của huyện rất ít biến động. Huyện Đồng Hỷ có nhiều loại đất khác nhau, diện tích đất nông nghiệp của huyện có 13.898,69 ha chiếm 30,53% diện tích đất đai tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 53,44% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất cây lâu năm chiếm 46,56% diện tích đất nông nghiệp. Đất ruộng bãi đƣợc phân bố dọc theo các sông suối, chịu tác động của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt, rất khó khăn cho việc canh tác. Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 53,38% diện tích đất tự nhiên, đất có độ cao khoảng 200m đƣợc hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành do sự phong hoá trên các đá Măcman đã biến chất, đá trầm tích. Những loại đất này thích hợp với cây lâm nghiệp, cũng thích hợp trồng cây đặc sản, cây ăn quả và một phần trồng cây lƣơng thực. Đất đồi đƣợc hình thành trên đất cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ tạo thành. Đây là vùng xen kẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp có độ dốc từ 50 - 250, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Tuy nhiên, một số vùng đã bị rửa trôi kết vón và bị đá ong hoá, đất chƣa sử dụng của huyện còn lớn 2.030,02 ha chiếm 4,46% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng 380,71 ha, đất đồi núi 385,53 ha, núi đá không có rừng cây 1.263,78 ha.
Tình hình đất đai và cơ cấu đất đai của huyện Đồng Hỷ có nhiều biến động, sự biến động này đƣợc phản ánh cụ thể nhƣ sau: Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên là 45.524,44 ha, diện tích này không thay đổi từ năm 2008 đến 2010, đƣợc chia thành 6 loại đất (Bảng 2.2). Trong đó diện tích đất nông nghiệp, năm 2008 chiếm 26,4%, đến năm 2009 chiếm 26,17% và tăng lên 30,53% năm 2010. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nên phải cải tạo, thâm canh, tăng vụ để tăng hệ số sử dụng đất. Trong đất canh tác nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm đều tăng qua các năm, nhƣng tốc độ tăng cây hàng năm tăng chậm hơn cây lâu năm. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm của diện tích trồng cây hàng năm là 7,92%, cây lâu năm là 16,05%.
Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp chiếm 53,38% tổng diện tích. Diện tích đất lâm nghiệp cũng tăng đáng kể qua 3 năm, năm 2010 tăng 6,07% so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 7,13%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2008-2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ 2008- 2010 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.524,44 100,00 45.524,44 100,00 45.524,44 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất Nông nghiệp 11.854,65 26,04 11.914,24 26,17 13.898,69 30,53 100,50 116,66 108,28 Đất trồng cây hàng năm 6.377,23 53,80 6.377,23 53,53 7.427,61 53,44 100,00 116,47 107,92 Đất trồng lúa 4.615,41 72,37 4.615,41 72,37 5.230,61 70,42 100,00 113,33 106,46
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 0,00 36,70 0,58 36,70 0,49 100,00 0,00
Đất trồng cây hàng năm khác 1.524,12 23,90 1.524,12 23,90 2.160,30 29,08 100,00 141,74 119,05
Đất trồng cây lâu năm 4.805,13 40,53 5.114,33 42,93 6.471,08 46,56 106,43 126,53 116,05
2. Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 240,99 0,53 236,44 0,52 260,45 0,57 98,11 110,15 103,96 3. Đất Lâm nghiệp (DT đất có rừng) 21.176,28 46,52 22.912,07 50,33 24.301,81 53,38 108,20 106,07 107,13 Rừng tự nhiên 11.958,84 56,47 11.958,84 52,19 11.958,84 49,21 100,00 100,00 100,00 Rừng trồng 9.216,44 43,52 10.953,23 47,81 12.342,97 50,79 118,84 112,69 115,73 4. Đất ở 864,79 1,90 956,18 2,10 931,16 2,05 110,57 97,38 103,77 Đất ở nông thôn 759,79 87,86 847,10 88,59 819,08 87,96 111,49 96,69 103,83 Đất ở thành thị 105,00 12,14 109,08 11,41 112,08 12,04 103,89 102,75 103,32 5. Đất chuyên dùng 2.873,26 6,31 2.879,05 6,32 4.102,31 9,01 100,20 142,49 119,49 6. Đất chƣa sử dụng 8.519,02 18,71 6.602,45 14,50 2.030,02 4,46 77,50 30,75 48,82 Đất bằng chƣa sử dụng 384,93 4,52 561,87 8,51 380,71 18,75 145,97 67,76 99,45
Đất đồi núi chƣa sử dụng 7.670,39 90,04 5.362,70 81,22 385,53 18,99 69,91 7,19 22,42 Núi đá không có rừng cây 463,70 5,44 677,88 10,27 1.263,78 62,25 146,19 186,43 165,09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên nhân tăng là do các trang trại tiến hành đầu tƣ trồng mới vào diện tích đất lâm nghiệp của các trang trại. Diện tích rừng trồng năm 2010 đạt 12.342,97 ha chiếm 50,79% trong diện tích đất lâm nghiệp, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 115,73%, trong đó chủ yếu là rừng