Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Do tính phức tạp của vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp; đảm bảo tính toán toàn diện và hệ thống; đảm bảo tính khoa học và dễ tính toán [7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng

- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lúa năm 2010 của huyện Đồng Hỷ nói chung và ba xã vùng nghiên cứu nói riêng.

- Số tuyệt đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa qua các năm.

- Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ cây lúa, giá bán bình quân thóc gạo...

1.5.5.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa * Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh:

- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output): Đƣợc tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trƣờng trong một chu kỳ sản xuất nhất định thƣờng là một năm. Với cây lúa thì giá trị sản xuất đƣợc tính bằng sản lƣợng thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa phƣơng.

- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lƣợng sản phẩm nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi, lãi tiền vay,...

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó đƣợc tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI – Mix Income): Là thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho ngƣời sản xuất. Bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu đƣợc khi ngƣời sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

MI = [VA – (A + T)] Trong đó: A là giá trị khấu hao

T là giá trị thuế nông nghiệp nếu có.

- Lợi nhuận (Pr – Profit): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.

Pr = MI – L x Pi Trong đó: L là số công lao động của gia đình

Pi là giá ngày công lao động ở địa phƣơng

* Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

Ngoài các chỉ tiêu chung giống nhƣ các ngành kinh tế khác, sản xuất lúa đƣợc đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu chính sau:

- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính cho 1ha đất trồng trọt.

- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên một ngày công lao động.

- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng chi phí trung gian.

- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng tổng chi phí.

- Năng suất lao động: Năng suất lao động = GO/LĐ - Chi phí trên đơn vị diện tích:

Chi phí trên đơn vị diện tích = IC/1 ha

Nói đến vấn đề hiệu quả kinh tế của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội:

Khi xem xét vấn đề hiệu quả chũng ta không thể tách hiệu quả kinh tế ra khỏi hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng sinh thái, hiệu quả kinh tế đề cập đến vấn đề lợi nhuận, trên góc độ toàn xã hội thì đó là thu nhập quốc dân đạt đƣợc trên đầu ngƣời, trên mỗi ngày công. Những chỉ tiêu này có thể không cao nhƣng biến đƣợc đất từ không sinh lợi thành sinh lợi, tăng khả năng tạo công ăn việc làm có thu nhập, tăng đƣợc cơ sở hạ tầng cho nông thôn miền núi, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, biến môi trƣờng đang suy thoái thành môi trƣờng phục hồi, bền vững hơn sẽ có ý nghĩa cao về hiệu quả xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội gồm:

- Tạo thêm đƣợc các công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế và vùng dân sinh đƣợc hình thành khi sản xuất lúa.

- Thực hiện định canh định cƣ, phát triển kinh tế mới làm thay đổi điều kiện kinh tế và xã hội nông thôn miền núi.

- Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ.

- Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nhƣ xóa đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng môi trƣờng sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng.

- Phát huy lợi thế so sánh vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ – TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)