Một số giải pháp về vấn đề hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đố

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 114)

với đời sống ngƣời dân ở huyện Đồng Hỷ

3.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ lúa gạo của huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ là huyện nông nghiệp nằm ở vùng cao, đất đai nhỏ lẻ, manh mún, thêm vào đó là sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ dân trí còn thấp kèm theo tâm lý sợ rủi ro của ngƣời dân nên chƣa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, vùng tập trung chuyên canh. Sản xuất chƣa gắn với hƣớng công nghiệp hoá, sản phẩm lúa phần lớn không qua chế biến, chất lƣợng thấp, giá thành sản xuất lúa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo không ổn định, chƣa có sự quan tâm nhiều từ phía nhà nƣớc, giá cả bấp bênh, thƣờng cao vào đầu vụ và giảm lúc giữa vụ làm thiệt hại lớn đến đại đa số nông dân sản xuất lúa. Chất lƣợng lúa gạo còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng đƣờng xá chất lƣợng còn thấp, lạc hậu, xuống cấp sản phẩm hàng hoá bị ách tắc ở khâu phân phối, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, tính thuần nông, ít tiếp xúc với thị trƣờng, ngƣời dân còn kém hiểu biết.

Từ những nguyên nhân trên đây muốn sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa nói riêng có hiệu quả thì cần phải có sự giúp đỡ tạo điều kiện từ phía Nhà nƣớc và các ban ngành liên quan. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từ chỗ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng. Phải hạch toán chi phí trên cơ sở tính toán và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng hợp lý, đầy đủ các nguồn lực sẵn có của nông hộ nhƣ: đất đai, lao động, vốn, tƣ liệu sản xuất... Tìm hiểu thị trƣờng để nắm bắt thông tin trong quản lý và sản xuất, kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất để phù hợp với sự thay đổi của thị trƣờng, dần dần hình thành vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên môn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thâm nhập và cạnh tranh trên thị trƣờng. phân tích kỹ các điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình... để lựa chọn ra những giống cây, con có năng suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt.

3.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và sản lượng lúa của huyện Đồng Hỷ

Thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tƣ thêm tƣ liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu đƣợc nhiều sản phẩm trên đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm.

Thâm canh nông nghiệp là con đƣờng kinh doanh sản xuất chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lƣợng nông nghiệp. Đồng Hỷ trong những năm qua nói chung vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp không ngừng tăng lên, số lƣợng máy móc nông nghiệp, lƣợng phân bón trên 1 đơn vị diện tích tăng lên, hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp tăng nhanh. Trong những năm đổi mới trình độ thâm canh nông nghiệp đƣợc nâng lên cao và đem lại kết quả to lớn.

Mục đích yêu cầu của giải pháp là áp dụng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật, từ trồng trọt, đến chăm sóc, bảo vệ thực vật đến kỹ thuật thu hoạch sản phẩm trên diện tích đã có và diện tích trồng mới trên phạm vi toàn huyện. Dƣới đây là một số biện pháp cụ thể:

* Sử dụng các giống lúa phù hợp với khí hậu của vùng và đất đai của gia đình trong một tổng thể hòa hợp:

Khí hậu của vùng là yếu tố tự nhiên mà con ngƣời không thể thay đổi bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, mƣa, gió bão. Đối với mỗi ruộng lúa còn có sự khác nhau về đất, độ phì, độ chua,… do đó một giống lúa không thể thích ứng với tất cả các vùng đất. Để hộ an toàn trong trồng lúa đƣợc cao thì tuyệt đối tránh cấy một giống, ngƣợc lại cũng không nên cấy 3-4 giống vì nhƣ vậy sẽ tốn công chăm sóc, gây rắc rối cho luân canh và gây lẫn tạp. Các giống lúa phải đƣợc bố trí, gieo cấy trong một tổng thể hòa hợp, tránh cá biệt, dễ thất bại do bị sâu bệnh, chim chuột phá hại hoặc không đáp ứng đƣợc nhu cầu về nƣớc tƣới. Yếu tố quan trọng nhất là các giống lúa có cùng thời gian sinh trƣởng sẽ đƣợc gieo cấy thành một vùng, đặc biệt phái bố trí để chúng trổ cùng nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Sử dụng các giống lúa có khả năng cho năng suất cao, phù hợp với khả năng đầu tư của hộ nông dân và khả năng tưới tiêu của địa phương:

Chỉ có các giống lúa có năng suất cao thì khi áp dụng các biện pháp thâm canh mới có hiệu quả. Tuy nhiên khi lựa chọn các giống lúa cần tính đến khả năng đầu tƣ của hộ, khả năng cung cấp và tiêu nƣớc khi cần thiết của mạng lƣới thủy nông ở địa phƣơng. Gia đình có ruộng tốt, chủ động tƣới tiêu, đủ vốn đầu tƣ thì nên chọn các giống lúa chịu phân, chống đổ tốt, tiềm năng năng suất từ 8 - 10 tấn/ha/vụ, ngƣợc lại các hộ có ruộng ở mức trung bình, không thật chủ động nƣớc tƣới chỉ nên chọn các giống lúa các tiềm năng năng suất khá, thích ứng rộng, khi đó nếu đầu tƣ chu đáo sẽ có hiệu quả cao hơn.

Hiện nay có rất nhiều giống lúa dùng trong thâm canh, tuy vậy để tiện cho việc chăm sóc, các giống lúa đƣợc chia làm hai nhóm lớn theo bản chất của phƣơng pháp tạo giống, đó là giống lúa thuần và giống lúa lai. Giống lúa thuần đƣợc chọn tạo theo phƣơng pháp duy trì dòng thuần, hạt giống có thể đƣợc dùng để nhân giống nhiều lần tùy thuộc vào độ thuần của gốc giống. Giống lúa lai đƣợc tạo theo phƣơng pháp duy trì bố mẹ và sản xuất hạt gióng lai. Hạt giống lúa này chỉ sử dụng một lần, tuyệt đối không sử dụng để gieo cấy thêm một lần nào nữa. Nếu sử dụng hạt thu đƣợc để tiếp tục gieo cấy sẽ làm dẫn đến sự phân ly, năng suất suy giảm nghiêm trọng chỉ còn 50 - 55% năng suất vụ đầu, thậm chí còn có thể có những thiệt hại nặng hơn.

Có rất nhiều giống lúa có khả năng thâm canh đƣợc đƣa vào sản xuất nhờ kết quả của công tác chọn tạo giống. Tuy vậy để tránh các thất bại có thể xảy ra do không hiểu rõ về giống mới, các hộ cần tuân thủ và nắm vững một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng một giống lúa cho thâm canh, đó là: Nắm vững lý lịch, đặc tính của giống, mở rộng diện tích dần dần, gieo cấy bằng lô hạt có chất lƣợng cao,..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng và phát triển:

- Muốn cây lúa phát triển tốt thì cần phải làm cho cây mạ phát triển tốt, đây là khâu quyết định để tiến hành các biện pháp thâm canh khác. Mạ tốt quyết định tới trên 60% năng suất của giống, mạ tốt là tiền đề để cây lúa sinh trƣởng, phát triển tốt.

- Để cây lúa phát triển tốt cũng cần bố trí thời vụ thích hợp. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Bố trí gieo cấy một giống lúa ở mùa vụ và thời tiết phù hợp với giống, không những để phát huy hết tiềm năng của nó mà còn tạo điều kiện để cây trồng luân canh sau lúa, nhất là cây vụ đông sinh trƣởng, phát triển thuận lợi, cho năng suất cao, chất lƣợng tốt.

- Cấy đúng kỹ thuật: Ở miền Bắc cấy là phƣơng thức cơ bản đƣợc áp dụng trong sản xuất lúa. Cấy đúng kỹ thuật bao gồm mật độ, khoảng cách, độ sâu, cách bố trí hàng lúa, số dảnh mạ/khóm.

- Bón phân đúng và đủ: Cây lúa thâm canh cần đƣợc bón phân đúng và đủ. Bón phân đúng là đúng loại phân cần bón nhƣ phân đạm, phân chuồng, phân lân,… Bón đúng thời gian cây lúa cần nhƣ bón lót, bón thúc. Bón đủ là bón đủ lƣợng, đủ chất. Bón phân đúng cách không chỉ cung cấp đủ cho cây lúa lƣợng dinh dƣỡng cần thiết mà còn tiết kiệm phân bón, nâng cao hiệu quả của phân. Lƣợng phân bón cho lúa và cách bón còn tùy thuộc vào mùa, vụ lúa. Trên tổng thể thì phân chuồng và phân lân cần bón lót vì các loại phân khó tiêu. Còn phân đạm và phân kali thì tùy theo giống và mùa vụ mà quyết định lƣợng bón và cách bón.

- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời: Việc phòng trừ sâu bệnh là khâu bổ trợ nhƣng góp phần quan trọng cho cây lúa sinh trƣởng, phát triển tốt, để các biện pháp thâm canh khác có hiệu quả cao. Để thâm canh cây lúa cần nắm đƣợc một số loài sâu bệnh phổ biến và quy luật xuất hiện của nó trên các trà lúa. Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng các loại sâu bệnh hại nguy hiểm, đặc biệt là bệnh thì biện pháp hiệu quả nhất là dùng các giống chịu sâu và các giống chịu bệnh, tránh dùng các giống nhiễm. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật gieo cấy, nắm vững các khâu kỹ thuật thâm canh tạo ra ruộng lúa khỏe mạnh là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để phòng các loại sâu bệnh gây hại.

3.2.3 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Đồng Hỷ

Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất nông ghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua huyện đã rất cố gắng để xây dựng kiên cố hoá kênh mƣơng, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song chƣa đồng bộ và chƣa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Do đó trong thời gian tới các dự án về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mƣơng thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện cho việc giao lƣu trao đổi hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao thông, sửa chữa những đoạn đƣờng lầy lội, xuống cấp, mở rộng đối với những đoạn đƣờng hẹp, dốc. Mặt khác, đƣờng liên xóm, liên thôn cũng cần nâng cấp, mở rộng vì những đoạn đƣờng này là cầu nối trực tiếp từ hộ sản xuất đến các chợ, trung tâm xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện hệ thống điện đến tất cả các thôn, xóm còn lại trong huyện, nâng cấp hệ thống điện, xây dựng thêm trạm điện ở những nơi cần thiết nhằm tăng lƣợng và chất của hệ thống điện trong phạm vi toàn huyện.

Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin về giá cả thị trƣờng ở địa phƣơng, giới thiệu các hộ sản xuất đạt hiệu quả, điển hình tiên tiến để nhân dân đến thăm quan học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nâng cấp, mở rộng hệ thống thủy lợi: Hoàn thiện các công trình thuỷ lợi nhất là việc kiên cố hoá kênh mƣơng, xây dựng thêm nhiều đập, để có thể giữ đƣợc nƣớc vào thời gian hạn hán hoặc vào mùa khô.

Các vùng đất núi cao có điều kiện tƣới kém hoặc phụ thuộc vào nƣớc tƣới tự nhiên nên cần tăng cƣờng áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc, cần phải ngăn đập, đào ao vùng trũng để đảm bảo đủ nƣớc tƣời tiêu cho lúa nhất là vào mùa khô.

Để ổn định giá cả và mở rộng thị trƣờng lúa gạo, một yếu tố cần thiết là hệ thống đƣờng giao thông. Phần lớn những vùng trồng lúa xa đƣờng quốc lộ rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đƣờng giao thông kém, đi lại khó khăn nên ngƣời sản xuất thƣờng phải bán với giá thấp do tƣ thƣơng ép giá, làm hiệu quả sản xuất thấp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cũng nhƣ phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong tƣơng lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.

3.2.4. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất lúa của huyện Đồng Hỷ

Vốn là điều kiện cần thiết và quan trọng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất đƣợc: Cung ứng đầu vào, thanh toán chi phí cho các hoạt động dịch vụ. Đồng thời vốn còn giúp cho quá trình lƣu thông hàng hóa, thực hiện các giao dịch Maketing, quảng cáo,…

Trong sản xuất lúa vốn giúp bà con nông dân khai thác những tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự phát triển của các ngành nghề nhƣ: Chế biến thóc gạo, làm bún... giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Vốn tạo điều kiện giúp bà con nông dân áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển sản xuất lúa, giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn. Tùy thuộc vào quy mô đầu tƣ của từng hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mà các hộ cần số lƣợng vốn khác nhau. Hiện nay các hộ của huyện đều thiếu vốn và rất cần vốn để thâm canh, mở rộng diện tích trồng mới. Thực tế nông hộ chỉ đƣợc vay tối đa 20 triệu đồng/hộ/năm và tập trung ở các hộ có điều kiện kinh tế khá, còn các hộ vùng sâu vùng xa, khả năng tiếp vận mức vốn đƣợc vay còn hạn chế.

- Ngân sách trung ƣơng và huyện đầu tƣ các hạng mục

Phòng nông nghiệp huyện cần hợp tác với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, đầu tƣ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ: Mua máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa động cơ, máy xay xát chế biến... Giúp đỡ nông dân đầu vào nhƣ đạm, lân, kali… khuyến khích nông dân phát triển các mô hình kết hợp nhƣ mô hình VAC…

Đối với giống lúa lai hỗ trợ 18.000 đồng/sào, trong đó tỉnh hỗ trợ 10.000 đồng/sào, huyện hỗ trợ 8.000 đồng/sào. Đối với các xã đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ là 23.000 đồng/sào trong đó mức hỗ trợ của tỉnh là 15.000 đồng/sào, huyện là 8.000 đồng/sào. Đa số các giống lúa đƣợc hỗ trợ là các giống lúa lai, lúa cao sản có giá bán giống cao trên thị trƣờng.

Hỗ trợ kinh phí cho chỉ đạo sản xuất lúa 50.000 đồng/ha/vụ lấy từ nguồn kinh phí của tỉnh. Tỉnh cũng hỗ trợ mua phân. Kali cho diện tích sản xuất lúa lai 10.000 đồng/sào, riêng đối với các xã đặc biệt khó khăn là 15.000 đồng/sào [18].

- Ngân sách từ vốn vay; Do ngƣời dân trự tiếp vay từ ngân hàng và các hội, đoàn thể tín dụng.

- Nguồn vốn dân tự có: Dân trực tiếp bỏ ra công lao động, phân hữu cơ. - Số lƣợng vốn 1 ha lúa chủ lực cần thiết khi trồng mới khoảng 20 - 25 triệu đồng. - Nguồn vốn Nhà nƣớc cho dân vay ƣu đãi nhƣ vốn của các dự án,

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 114)