Nhóm nhân tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

- Giống: Chọn những giống có năng suất cao, ổn định, không sâu bệnh, phẩm chất tốt. Hạt giống tốt cũng làm cho cây mạ tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ hơn. Khi cấy ra ruộng, cây mạ khoẻ hơn sẽ mọc nhanh hơn cây mạ yếu.

Một hạt giống khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài nguồn dinh dƣỡng đầy đủ, không có bệnh tồn dƣ, hạt thóc phải có sức nảy mầm tốt. Sức nảy mầm của hạt giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chín và điều kiện bảo quản hạt giống.

Điều kiện bảo quản cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sức nảy mầm của hạt giống. Nếu bảo quản không tốt, sức nảy mầm của hạt thóc có thể giảm nhiều chỉ trong vài tháng sau khi thu hoạch. Nhƣng nếu bảo quản tốt, đặc biệt là trong điều kiện khô lạnh (trong kho lạnh dƣớI 150C thì thóc giống có thể để qua 1 - 2 năm vẫn có sức nảy mầm tốt [20]

- Thời vụ cây trồng: Cây lúa ở miền Bắc thông thƣờng đƣợc trồng vào hai vụ trong năm đó là vụ Đông xuân và vụ mùa. Tuy nhiên vào vụ Đông xuân cây có điều kiện phát triển tốt hơn do thời tiết thuận lợi cho việc trồng cây, cây nhanh bén rễ và ra mầm, cây đạt tỷ lệ sống cao hơn. Còn vụ mùa thời tiết thay đổi thất thƣờng, mƣa nhiều, nắng nóng dễ gây ngập úng hoặc khô hạn, cây khó phát triển, năng suất lúa sẽ giảm.

- Phân bón: Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dƣỡng cần thiết, không thể thiếu đƣợc đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa bao gồm: Đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lƣu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây (trừ các-bon, ô-xy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp đƣợc. Có nhiều chất dinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dƣỡng khoáng mà cây lúa cần, nhƣng 3 yếu tố dinh dƣỡng mà cây lúa cần với lƣợng lớn là: Đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lƣợng rất ít và hầu nhƣ đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.

Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lƣợng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dƣỡng nhƣ: Tinh bột, chất đƣờng, chất béo, prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dƣỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.

Phân bón cho lúa chứa những chất dinh dƣỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa phát triển, các loại dinh dƣỡng này cần phải thƣờng xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong đất luôn tồn dƣ một lƣợng dinh dƣỡng nhất định nhƣng lƣợng dinh dƣỡng từ đất thƣờng không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng suất, chất lƣợng khi thu hoạch. Ngƣời ta bổ sung dinh dƣỡng cho cây lúa bằng cách bón các loại phân bón vào đất hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau để đạt đƣợc kết quả sản xuất cao nhất [21].

- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lƣỡng để chọn các loại thuốc trừ sâu cho phù hợp và phun đúng liều lƣợng, không ảnh hƣởng đến chất lƣợng thóc khi thu hoạch.

- Thu hoạch và bảo quản: Cần thu hoạch lúa đúng thời điểm để tránh ảnh hƣởng đến chất lƣợng thóc gạo. Tƣớc khi thu hoạch cần ƣớc lƣợng sản lƣợng thu đƣợc để có kế hoạch thu hái, vận chuyển và tiêu thụ. Lúa sau khi thu hoạch về cần đạp tuốt để tách riêng hạt thóc. Nơi đập tuốt lúa phải đƣợc lót bạt, hoặc tực tiếp ở sân phơi, nhƣng phải sạch rác, sạn và không đƣợc lẫn với giống khác. Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phải đƣợc khử trùng, dọn sạch trƣớc khi cất trữ. Ở các hộ gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thƣờng xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phải xử lí ngay.

- Đổi mới công nghệ sản xuất: Công nghệ là một hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, hoặc công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lƣợng đầu ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao đƣợc năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với một số lƣợng đầu vào nhƣ trƣớc hoặc có thể làm ra một lƣợng sản phẩm nhƣ cũ với khối lƣợng đầu vào ít hơn.

Một phần của tài liệu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân ở huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)