CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3. KHÁI QUÁT KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV VIỆT
3.3.2. Đối với các khoản chi phí
Đi đôi với thu nhập thì chi phí của NH cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Cùng với sự tăng lên của thu nhập, chi phí của chi nhánh cũng tăng theo. Do Chi nhánh củng cố cơ sở vật chất hạ tầng đồng thời trang bị thêm hệ thống máy móc hiện đại tại trụ sở Chi nhánh và cả phòng giao dịch trên địa bàn nhằm nâng cao vị thế cũng như uy tính của NH. Ngồi ra việc trả lãi vốn điều chuyển, trả lãi tiền gửi KH, biến động của tỷ giá ngoại tệ cũng góp phần đẩy cao chi phí qua các
năm.
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy, năm 2010 chi phí là 385.880 triệu đồng thì
sang năm 2011 tăng thêm 18.070 triệu đồng tương đương 4,68%; tiếp tục tăng
thêm 13.230 triệu đồng tương đương 3,28% trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng của chi phí đã giảm từ năm 2010 đến 2012, giảm mạnh trong năm 2012 hơn 1,4
điểm phần trăm. Điều này cho thấy hoạt động của Chi nhánh có sự biến động khá
lớn.
Khoản mục chi phí của Chi nhánh gồm hai khoản mục chi phí trả lãi và chi phí ngồi lãi. Nhìn chung, cả hai nhóm trong giai đoạn 2010-2012 đều tăng
nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước.
Chi phí trả lãi:
Khoản này có xu hướng tăng qua các năm, đây là một trong hai khoản chi chính của NH. Sở dĩ khoản chi này tăng lên là do việc trả lãi vay của Chi nhánh và ta sẽ phân tích cụ thể các khoản mục chi phí ở phần sau.
- Trả lãi tiền vay: Khoản phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí lãi
(trên 80%) và tăng dần qua các năm. Khách hàng với tâm lý lo ngại tình trạng
lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá liên tục đã khơng cịn mặn mà với việc gửi tiền vào NH nữa nên chi phí trả lãi vay cho hoạt động này khơng nhiều vì vậy
lượng VHĐ của Chi nhánh NH bị hạn chế nên phải sử dụng vốn điều chuyển từ
Hội sở làm cho chi phí trả lãi vay của chi nhánh tăng.
- Trả lãi tiền gửi: Khoản phí này ít biến động qua các năm và có xu hướng
tăng lên trong năm 2012. Đây chưa chắc là dấu hiệu xấu về việc quản lý chi phí
của NH mà do Ngân hàng huy động tiền gửi của KH tăng lên điều tất nhiên là chi phí trả lãi phải tăng lên. Điều này cho thấy Chi nhánh đang cố gắng đi đến chủ
động về nguồn vốn của mình trong cho vay.
Chi phí ngồi lãi:
Chi phí ngồi lãi bao gồm chi phí dịch vụ, trích dự phịng rủi ro và chi phí
điều hành, quản lý…Trái ngược với chi phí trả lãi, khoản chi này lại có xu hướng
giảm xuống qua các năm. Đây là điều khơng thể tránh khỏi bởi lẽ ngồi những ngun nhân chủ quan do NH cịn có những nguyên nhân khách quan từ bên
ngoài như những quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc và dự phòng, các
khoản chi từ hoạt động kinh doanh của NH…và điều này ta sẽ làm rõ ở phần
phân tích chi tiết các khoản mục chi phí ở phần sau.
- Chi phí dịch vụ: Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí ngồi lãi (chỉ chiếm từ 0,34% đến 5,3%). Nên sự thay đổi của khoản chi phí này có ảnh hưởng khơng đáng kể đối với tổng chi phí ngồi lãi của Chi nhánh.
- Chi phí khác: Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí
ngoài lãi (trên 94%) và liên tục giảm qua các năm. Trong các khoản mục chi phí ngồi lãi thì khoản trích lập dự phịng rủi ro có sự gia tăng đột biến ở năm 2011 từ 2.284 triệu đồng tăng lên 19.000 triệu đồng tăng thêm 16.716 triệu đồng tương
đương 731,87% là do khoản nợ quá hạn gia tăng từ 62.702 triệu đồng lên
432.439 triệu đồng. Sang năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn lợi nhuận âm nên đã khơng trích lập được quỹ dự phòng rủi ro, trong khi dự phịng rủi ro phải trích theo phân loại nợ lên đến 85 tỷ
đồng, quỹ dự phòng rủi ro tại Chi nhánh 21 tỷ đồng, số dự phịng rủi ro cịn phải
trích là 64 tỷ đồng. Nhờ hiện đại quá công nghệ NH, tăng tốc độ xử lý cơng việc, tự động hóa nhiều khâu nghiệp vụ nên tiết kiệm được chi phí lao động và nhiều chi phí khác.