CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Từ những phân tích cho thấy, tình hình nợ xấu DN của ngân hàng biến
động mạnh qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 là 48.757 triệu đồng chiếm 95,99% trong tổng nợ xấu, năm 2012 chiếm 40,54% tổng nợ xấu.
Tuy nợ xấu giảm mạnh nhưng còn nợ xấu là cịn rủi ro cho ngân hàng, vì thế Chi nhánh Ngân hàng cần chú trọng quan tâm đến các vấn đề sau:
5.2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ Tín dụng
Ngân hàng quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD: Đây là đội ngũ
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, vì vậy, phải nâng cao trình độ chuyên
mơn của họ để có thể tư vấn, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhất cho nhu cầu của
các DN. Để làm được điều này, ngân nên mở các lớp tập huấn cho nhân viên, có
chính sách đãi ngộ cho nhân viên được đi học để nâng cao trình độ. Từ đó, có thể
đưa ra được những đánh giá chính xác tài sản đảm bảo và tình hình hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp đến vay vốn tại chi nhánh ngân hàng.
5.2.2.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra vốn vay
- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thường xuyên đánh giá tình
hình tài chính của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro, từ
đó đề ra các giải pháp hạn chế và ngăn chặn. Mạnh dạn loại bỏ khách hàng kinh
doanh không hiệu quả, tiềm lực tài chính khơng đủ mạnh.
- Tăng cường công tác thông báo, nhắc nhở DN về việc trả nợ. Đối với
những khoản nợ q hạn khách hàng có thiện chí trả nợ hoặc do cần vốn đầu tư
thêm để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn thì NH có
thể xem xét cho vay thêm để tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn thu trả nợ cho NH.
5.2.3. Giải pháp đối với Doanh nghiệp
- Các DN vừa và nhỏ cần mạnh dạn mở rộng quy mơ bằng cách cổ phần
hóa DN, để nâng cao năng lực cạnh tranh và dễ dàng chống chịu được trước sự
biến động bất ổn của nền kinh tế.
- Nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh
đạo cũng như đội ngũ nhân viên, để có thể vận hành bộ máy hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả hơn.
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật DN và các chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính cơng khai, minh bạch,…
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Vì vậy, qua q trình phân tích hoạt động tín dung doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP BIDV – Hậu Giang cho ta thấy, ngân hàng rất quan tâm đến hoạt động tín dụng đối với DN, tỷ trọng cho vay DN chiếm tỷ trọng cao trong tổng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng ln chú trọng đến đối tượng này vì gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN thì nhu cầu về nguồn lực tài chính từ các NH là hết sức cần thiết. Trong suốt những năm qua, Chi nhánh NH đã khơng ngừng mở rộng hoạt
động tín dụng đối với DN và đã đạt được những kết quả nhất định: DSCV, DSTN
giảm qua các năm; dư nợ và nợ xấu tăng giảm không ổn định tăng lên trong năm
2011 nhưng giảm trong năm 2012; hệ số thu nợ có biến động tăng giảm nhưng
vẫn ổn định qua các năm, hơn nữa vịng quay vốn tín dụng biến động theo chiều
hướng tích cực cho thấy ngân hàng không chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn mà đã mở rộng cho vay trung và dài hạn. Để đạt được những thành quả như trên là
nhờ vào những kinh nghiệm và sự nỗ lực không ngừng của toàn thể CBNV trong CN ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì CN ngân hàng cũng còn hạn chế như: hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nên việc sử dụng vốn điều chuyển có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng làm cho chi phí sử dụng vốn lớn ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Chi nhánh ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải mở rộng nâng cao các gói sản phẩm dịch vụ dành các đối tượng khách hàng để nhằm huy động
được hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân. Ngoài ra, ngân hàng phải chú
trọng đến công tác thẩm định doanh nghiệp chặt chẽ, chính xác hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với NHNN
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong doanh nghiệp, các giải pháp tín
dụng, hải quan, thuế,…tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp có thêm thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất, kinh doanh.
Các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương
mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tại các NHTM để hạn
chế rủi ro tín dụng.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng ngân hàng theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự
trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
6.2.2. Đối với Ngân hàng
Cần xây dựng hồn thiện quy trình tín dụng theo hướng đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục vay vốn như ưu tiên rút ngắn thời gian trong công tác thẩm định, cải thiện thủ tục cho vay theo hướng đơn giản rõ ràng hơn đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc muốn ở rộng sản xuất kinh doanh, đơn giản hóa các
quy định về thủ tục công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm, đa dạng hóa hơn nữa
cá hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của doanh nghiệp… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi có nhu cầu vay vốn.
Thường xuyên phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi nhất định đối
với các DN. Những DN có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tặng quà...
Nâng cao chất lượng tư vấn cho các DN: Ngân hàng cần xây dựng được
chương trình tích hợp tất cả thơng tin của khách hàng để sử dụng làm dữ liệu dùng cho tư vấn khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng
thì sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn cho hoạt động của các DN. Ngân hàng có thể tư vấn cho các khách hàng của mình về nguồn cung cấp các nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ gia cơng... có giá cả hợp lý hoặc các kênh phân phối sản phẩm, nguồn tiêu thụ với giá cả hấp dẫn. Điều này một mặt sẽ giúp cho các DN ngày càng trở nên thông suốt, mặt khác giúp ngân hàng theo dõi được quá trình lưu
chuyển của hàng hóa, sản phẩm từ đó dễ dàng quản lý được đồng vốn cho vay, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ các DN và gia tăng được số lượng khách hàng.
6.2.3. Đối với Doanh nghiệp
Chấp hành nghiêm chỉnh luật Doanh nghiệp, Luật kế tốn và các quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, thực hiên kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thơng tin, xây dựng mối quan hệ trao đổi thông tin tốt là điều kiện
tiên quyết và quan trọng để DN có thể tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng.
Sử dụng vốn ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp
đồng tín dụng. Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kểim tra trước, trong và sau khi cho vay. Thiện chí hợp tác với ngân hàng trong xử lý tài sản
đảm bảo. Hiện nay, có khơng ít các DN khơng hợp tác tốt trong vấn đề này, đặc
biệt trong vấn đề xử lý tài sản đảm bảo. Điều này không chỉ gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng mà cịn tạo hình ảnh khơng tốt của DN đối với ngân hàng cũng
như công chúng.
Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị DN đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Không ngừng đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, chú trọng sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao và thị trường tiêu thụ ổn tốt. Tích cực chủ động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ về tư vấn, hỗ trợ về quản lý tài chính, lập dự án kinh doanh, sẽ làm cho DN quản trị tốt hơn, giảm thiểu chi phí cũng như gia tăng lợi nhuận.
6.2.3. Đối với Chính quyền địa phương
Tạo mơi trường thơng thống, và có chính sách ưu tiên cho hoạt động kinh doanh của các TCTD. Và cung cấp thông tin, định hướng phát triển để tạo điều kiện cho các TCTD có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết nhanh việc cơng chứng giấy tờ, đăng
ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ sản xuất kinh doanh, tạo
điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng nhanh chóng hơn.
Cần có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển các DN đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Cúc (2007). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Thái Văn Đại (2010). Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ
3. Thái Văn Đại Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010). Quản trị Ngân hàng thương
mại, NXB. Đại học Cần Thơ
4. Trần Ái Kết (2008). Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, NXB, Giáo Dục
5. Lê Văn Tề (2007). Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
6. Chính phủ (2010). Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ban hành trong NQ 11/CP ngày 24/2/2011
7. Ngân hàng Nhà nước 2005, Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN
Ngân hàng Nhà nước 2005, Quyết định 127/2005/ QĐ-NHNN
8. Tin mới, lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn ở mức 20-22%/năm,
http://www.tinmoi.vn/lai-vay-tieu-dung-van-muc-20-22nam-10752834.html
9. Báo Giáo dục và Thời đại “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các
khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội” của tác giả Trần Văn Hùng
http://gdtd.vn/channel/2780/201108/Tin-dung-ngan-hang-doi-voi-doanh- nghiep-o-cac-khu-cong-nghiep-tai-thu-do-Ha-Noi-1950976/