CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠ
4.2.1.2. Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn
Doanh số cho vay theo thời hạn của doanh nghiệp tại Chi nhánh được chia thành hai thời hạn: cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay đến 12 tháng; trung và dài hạn là các khoản cho vay từ trên 12 tháng trở lên. Sơ bộ số liệu bảng 4.3 cho thấy cho vay ngắn hạn tại ngân hàng luôn chiếm trên 89,86% trong tổng cho vay doanh nghiệp, trong khi tỷ trọng đối với cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 1,24% - 10,14%). Danh mục đầu tư như vậy là khá tốt cho Ngân hàng bởi vì cho vay ngắn hạn có mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn, do thời gian cho vay ngắn dễ kiểm sốt, có thể dự báo được các biến
động kinh tế bất thường và những sự cố xảy ra đối với khách hàng, giúp NH dễ ứng phó và giải quyết linh động hơn. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn luôn duy trì
khoản mục cho vay trung và dài hạn để để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư mới;
hàng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng không quá tập trung vào một kỳ hạn duy nhất. Bảng 4.3 cho thấy DSCV DN theo thời hạn có xu
hướng giảm qua 3 năm.
Đối với DSCV ngắn hạn:
Do nguồn vốn mà chi nhánh huy động được chủ yếu là ngắn hạn và tình hình kinh tế những năm gần đây biến động phức tạp nên NH cấp trên chủ trương là tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn chính vì thế DSCV ngắn hạn ln chiếm ưu thế để hạn chế rủi ro. Thêm vào đó là do quy mô hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh thường không lớn, giá trị tài sản đảm bảo thấp nên NH thường chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.
Năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 3.940.494 triệu đồng chiếm 98,26% trong
tổng DSCV của NH, giảm 1.962.684 triệu đồng (-19,63%) so với năm 2010. Khi lạm phát năm 2011 lên tới mức 18,13% (theo tổng cục thống kê Việt Nam) làm giá cả tăng đột biến, hiện tượng sốt giá vàng, giá nguyên vật liệu, hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng cũng không ngừng leo thang, lãi suất NH ngày càng cao khiến nguồn vốn tín dụng càng khó tiếp cận hơn; bên cạnh đó các DN cũng ngại rủi ro vì tình hình kinh tế khơng ổn định mà trong khi chi phí vay vốn NH quá cao do lãi suất vay cao. Chính vì lý do này làm DSCV cuối năm 2011 giảm đến 19,63 %.
Năm 2012, DSCV ngắn hạn liên tiếp giảm còn 525.133 triệu đồng (- 13,33%) so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (năm 2011 chiếm
98,26%, năm 2012 là 98,76%). Doanh số cho vay ngắn hạn giảm là do cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NH với nhau dẫn đến lãi suất cho vay duy trì ở
mức cao có thời điểm lên đến 26%. Một phần là do chia tách chi nhánh ở Vị Thanh nên lượng KH cũng giảm đi.
GVHD: Nguyễn Xuân Thuận Trang 42 SVTH: Lê Kim Phương
Bảng 4.3. DOANH SỐ CHO VAY DN THEO THỜI HẠN CỦA BIDV-HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2011
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Thời hạn Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 4.903.178 89,86 3.940.494 98,26 3.415.261 98,76 (962.684) (19,63) (525.233) (13,33) Trung và dài hạn 553.325 10,14 69.758 1,74 42.953 1,24 (483.567) (87,39) (26.805) (38,43) Tổng 5.456.503 100,00 4.010.252 100,00 3.458.214 100,00 (1.446.251) (26,51) (552.038) (13,77)
Đối với DSCV trung và dài hạn:
Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên Chi nhánh rất thận trọng việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao. Nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng cho các cơng trình xây dựng, nhu cầu mở rộng của các DN, đầu tư các trang thiết bị mới….Tuy DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu DSCV
nhưng cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của Chi nhánh. Và có biến động đồng bộ nhau, nếu năm 2011 đạt 69.758 triệu đồng, giảm đột biến 483.567 triệu đồng, tương ứng 87,39% thì trong năm 2012 tiếp tục giảm mạnh còn 42.953 triệu đồng tương ứng 38,43% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011, DSCV
giảm mạnh một phần là do chính sách quản lý chặt chẽ loại hình cho vay này, nhất là công tác thẩm định hồ sơ xin vay. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nhiều dự án xây dựng đã bị cắt giảm dẫn đến nhu cầu
lượng vốn lớn của một số nhà đầu tư không thực hiện được. Sang năm 2012,
kinh tế vĩ mơ chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro và có những biến động khó lường; kinh tế trong nước vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Chính vì vậy mà DSCV vẫn tiếp tục giảm vào cuối năm 2012.
Tóm lại, ở mỗi phương thức vay ngắn hạn hay trung và dài hạn đều có mặt tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của Chi nhánh ở mỗi thời
điểm, tùy vào nhu cầu của KH cũng như xu hướng phát triển chung của ngành
kinh tế mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn tăng trưởng hay cho vay trung và dài hạn phát triển mạnh.