PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012)

Song song với việc huy động vốn thì hoạt động khơng thể thiếu của NH là làm sao để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn này. Đây là vấn đề quan trọng cần được chú trọng quan tâm của NH. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện phân tích khát quát hoạt động tín dụng của BIDV-Hậu Giang 3 năm qua.

4.1.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng tưởng của DSCV thể hiện quy mơ tăng trưởng tín dụng. Do bản chất của TD NH là “đi vay

để cho vay” vì thế với nguồn VHĐ được trong mỗi năm NH cần có những chiến lược, kế hoạch hữu hiệu, tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng kém hiệu quả.

Qua bảng số liệu cho thấy DSCV của Chi nhánh giảm dần từ năm 2010 đến

năm 2012. Năm 2011 tổng DSCV giảm mạnh 1.569.488 triệu đồng tương đương

giảm 21,61% so với năm 2010. Trong đó, DSCV DN chiếm trên 90% trong tổng

DSCV và đã giảm 26,51% so với năm 2010. Trước năm 2011, mức tăng trưởng

tín dụng chung của hệ thống NH Việt Nam nói chung và của BIDV-Hậu Giang nói riêng trong tình trạng tăng trưởng nóng. Để hạn chế tín dụng tăng trưởng nhanh Chính Phủ ban hành nghị Quyết 11/NQ-CP, ngày 24/2/2011 hạ mức tăng

trưởng năm 2011 chỉ còn dưới 20%. Mặt khác trong năm 2011, NH lại phải đương đầu với việc lãi suất cho vay đẩy lên một mức rất cao. Đây là trở ngại lớn

cho các DN khó tiếp cận được nguồn vốn của NH. Bên cạnh đó DSCV cá nhân cũng giảm 27,64% so với năm 2010. Do tình trạng lạm phát cao 18,13%; chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đối phó với lạm phát. Điều này đã làm cho

hoạt động mua bán tại các chợ, cửa hiệu bị suy giảm hẳn, họ phải thu hẹp quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn lưu động cũng giảm đi.

GVHD: Nguyễn Xuân Thuận Trang 33 SVTH: Lê Kim Phương

Bảng 4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV-HẬU GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 5.999.994 4.403.506 4.093.262 (1.596.488) (26,61) (310.244) (7,05)

- Doanh nghiệp 5.456.503 4.010.252 3.458.214 (1.446.251) (26,51) (552.038) (13,77) - Cá nhân 543.491 393.254 635.048 (150.237) (27,64) 241.794 61,49 2. Doanh số thu nợ 5.498.287 3.981.924 3.418.910 (1.516.363) (27,58) (563.014) (14,14) - Doanh nghiệp 4.813.752 3.709.901 2.930.865 (1.103.851) (22,93) (779.036) (21,00) - Cá nhân 684.535 272.023 488.045 (412.512) (60,26) 216.022 79,41 3. Dư nợ 2.670.427 2.081.001 2.755.353 (589.426) (22,07) 674.352 32,41 - Doanh nghiệp 2.153.010 1.704.628 2.231.977 (448.382) (20,83) 527.349 30,94 - Cá nhân 517.417 376.373 523.376 (141.044) (27,26) 147.003 39,06 4. Nợ xấu 10.939 50.793 66.095 39.854 364,33 15.302 30,13 - Doanh nghiệp 7.011 48.757 26.792 41.746 595,44 (21.965) (45,05) - Cá nhân 3.928 2.036 39.303 (1.892) (48,17) 37.267 1830,40

Sang năm 2012, tổng DSCV tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm chậm lại

310.244 triệu đồng tương đương giảm 7,05% so với năm 2011. Trong đó, DSCV DN giảm 13,77% so với năm 2011. Sau khi lạm phát có tín hiệu giảm tốc, chủ

trương hạ lãi đặt ra quyết liệt, mặc dù lãi suất cho vay trong những tháng đầu

năm 2012 đã hạ nhưng vẫn trên 10%, so với mặt bằng quốc tế vẫn là cao. Với lãi

suất cao như vậy, đối với các DN bán lẻ khó phát triển mạng lưới, đặc biệt là hạ tầng cơ sở cho bán lẻ gồm đất đai, xây dựng, thuộc về đầu tư dài hạn do đó các nhu cầu hẳn chững lại và chờ đợi lãi suất cho vay thực sự giảm rồi mới tiếp cận.

Đây là thực tế chung, bởi giảm được 1 – 2% lãi suất thì giảm một lượng chi phí đáng kể. Trong khi đó DSCV cá nhân lại tăng lên 241.794 triệu đồng tương đương 61,49% so với năm 2011. Do giá cả vật tư nông nghiệp, giá nhân công

tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, trong khi giá bán lúa gạo lại tăng giảm thất

thường buộc người dân phải vay nợ NH nhiều hơn. Bên cạnh đó NH đẩy mạnh

cho vay cho cá nhân, hộ gia đình để hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đáp ứng nhu cầu kịp thời của người dân.

4.1.2. Doanh số thu nợ

Một NH muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng DSCV còn phải chú trọng đến cơng tác thu nợ, nó được thể hiện ở thiện chí trả nợ của KH và năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả của NH, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà NH bỏ ra đầu tư. Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá được tình hình thu hồi vốn, quản lý vốn của NH như thế nào qua các năm.

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy DSTN của Chi nhánh giảm dần từ năm 2010

đến 2012. Ta thấy DSCV của Chi nhánh liên tục giảm, DSTN của Chi nhánh

cũng có những biến động theo cùng chiều. Năm 2011 tổng DSTN giảm mạnh 1.516.363 triệu đồng tương đương giảm 27,58% so với năm 2010. Trong đó, DSTN DN giảm 1.103.851 triệu đồng tương đương giảm 22,93% so với năm 2010, DSTN cá nhân giảm 412.512 triệu đồng giảm 60,26% so với năm 2010. Công tác thu hồi nợ đối tượng DN đạt hiệu quả cao hơn đối tượng hộ gia đình, cá nhân. Nguyên nhân là do các khoản vay của DN thường lớn nên công tác kiểm tra thu hồi nợ được quản lý tốt, cịn hộ gia đình, cá nhân cịn phụ thuộc nhiều vào

tình hình biến động giá cả, tình hình thời tiết nên nguy cơ thất mùa, mất vốn cao

hơn, cơng tác thu hồi nợ vì thế cũng gặp nhiều khó khăn.

Sang năm 2012, tốc độ giảm tổng DSTN chậm lại giảm 563.014 triệu đồng tương đương giảm 14,14% so với năm 2011. Trong đó, DSTN DN giảm 779.036

triệu đồng tương đương giảm 21,00% so với năm 2011, DSTN cá nhân tăng 216.022 triệu đồng tương đương 79,41% so với năm 2011. Hoạt động thu hồi nợ của hộ gia đình, cá nhân hiệu quả hơn đối tượng DN. Do tình hình giá cả nông sản, thủy sản, thực phẩm tăng có lợi cho nơng dân nhưng lại làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho các DN. Bên cạnh đó năm 2012, tình hình nền kinh tế vẫn còn biến động, làm cho các DN sản xuất bị đình đốn, sản phẩm làm ra khơng có nơi tiêu thụ, làm xuất hiện hàng tồn kho ngày một nhiều, nên việc trả

nợ cho ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn họ chỉ có thể trả được một phần mà không thể trả hết vốn lẫn lãi hoặc chỉ có thể trả được vốn gốc nhưng nợ lại lãi.

4.1.3. Dư nợ

Chỉ tiêu dự nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt

động tín dụng của NH. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của NH tại

một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết được NH còn phải thu bao nhiêu nữa từ KH vay vốn. Dư nợ bao gồm số lũy kế của năm trước chưa thu hồi và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của NH như thế nào.

Trong những năm qua DSCV của Chi nhánh tăng lên rồi giảm xuống liên tục kéo theo dư nợ tín dụng cũng có những biến động theo. Năm 2010, tổng dư nợ của Chi nhánh là 2.670.427 triệu đồng, sang năm 2011 tổng dư nợ là 2.081.001 triệu đồng tương ứng giảm 589.426 triệu đồng tương đương 22,07% so với năm 2010. Trong đó dư nợ của DN giảm nhiều hơn dư nợ của cá nhân với

dư nợ của DN giảm 20,83% so với năm 2010, dư nợ của cá nhân giảm 27,26% so

với năm 2010. Nguyên nhân là do tổng DSCV trong năm 2011 giảm so với năm

2010, nên đã làm cho tổng dư nợ trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Thế nhưng nguyên nhân chủ yếu, BIDV-Hậu Giang bị giảm là do việc thực hiện

chuyển tách dữ liệu (khoảng 1.011.008 triệu đồng dư nợ) xuống cho BIDV chi nhánh Vị Thanh.

Đến năm 2012, tổng dư nợ tăng trở lại tăng 674.352 triệu đồng, ứng với

tăng 32,41% so với năm 2011. Trong đó dư nợ DN và dư nợ cá nhân điều tăng so

với năm 2011. Là do DSCV DN và cá nhân lớn hơn DSTN của DN và cá nhân.

4.1.4. Nợ xấu

Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro nhất

định, nguyên nhân gây ra rủi ro thì có rất nhiều nhưng dù là do đâu nó cũng gây

ra ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động kinh doanh của NH cũng khơng ngoại lệ; nó cũng chứa đựng rủi ro và rủi ro đó chính là khơng thu hồi được nợ khi đến hạn. Ở bất kỳ NH nào cũng có nợ xấu vì nó là những khoản nợ khơng thể nào dự tốn trước

được khi ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín

dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NH, nợ xấu làm cho nguồn vốn của NH bị chiếm dụng, vịng quay vốn chậm khơng không tái đầu tư

được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của KH làm ảnh hưởng đến thu nhập

của NH.

Từ bảng số liệu 4.1 cho thấy, tình hình nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng

tăng qua các năm. Đặc biệt, nợ xấu năm 2011 tăng đột biến từ 10.939 triệu đồng lên đến 50.793 triệu đồng, tăng 39.854 triệu đồng tương đương với 364,33% so

với năm 2010. Trong đó nợ xấu của DN tăng 48.757 triệu đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất 95,99% tổng nợ xấu). Nguyên nhân, tình hình kinh tế trong năm gặp nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của các

ngành và các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn dẫn đến KH trả nợ khơng đúng hạn. Trong khi đó nợ xấu của cá nhân giảm là do kết quả sản xuất kinh doanh của họ khả quan hơn nên họ trả được nợ (chiếm tỷ trọng không

đáng kể 4,01% tổng nợ xấu).

Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại

còn 66.095 triệu đồng, tăng 15.302 triệu đồng tương đương với 30,13% so với

năm 2011. Tuy tình hình kinh tế có dấu hiêu phục hồi, kiểm soát lạm phát nhưng

nợ xấu vẫn tăng. Đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Trong đó nợ xấu của DN giảm đáng kể giảm 21.965 triệu đồng giảm 45,05% so với năm 2011. Có được điều này là do Chi nhánh đã hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa về chi phí, điều kiện làm việc đối với đội ngũ cán bộ được phân công

xử lý nợ xấu. Chấp nhận thiệt hại một phần để giảm miễn lãi nhằm thu hồi nợ xấu nhanh nhất, tập trung xử lý nợ xấu, kiên quyết khởi kiện xử lý tài sản để thu hồi nợ đối với KH không hợp tác, khơng có khả năng trả nợ. Trong khi đó nợ xấu của cá nhân lại tăng lên đột biến 37.267 triệu đồng tương đương 1830,40%. Do tình hình kinh tế biến động liên tục, giá cả bấp bênh, bên cạnh đó, thời tiết thất

thường, dịch bệnh,, ngập lụt thường xảy ra làm nông dân mất mùa, các ao nuôi

cá tra cũng bị mất giá dẫn đến các khoảng nợ NH khơng được hồn trả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)