Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠ

4.2.1.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp là đối tượng khách hàng quen thuộc đối với ngân hàng chiếm 90% DSCV của ngân hàng. Nhằm đa dạng hóa khách hàng doanh nghiệp vay vốn của mình., Chi nhánh ln mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro. Thơng qua việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho Ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ thì Ngân hàng cũng khơng ngừng tìm kiếm khách mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình DSCV doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ta phân tích qua bảng số liệu sau:

Dựa vào bảng số liệu 4.2 ta có những nhận xét sau: số tiền cho vay đối với các DN Nhà nước có xu hướng giảm về số tiền qua các năm, xét về cơ cấu thì đã giảm đi rõ rệt. Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch cơ cấu, bắt đầu chú trọng sang các thành phần khác nhiều hơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân, Thành phần khác.

GVHD: Nguyễn Xuân Thuận Trang 38 SVTH: Lê Kim Phương

Bảng 4.2. DOANH SỐ CHO VAY DN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV-HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % DN Nhà Nước 299.039 5,48 82.345 2,05 1.100 0,03 (216.694) (72,46) (81.245) (98,66) Công ty TNHH 2.582.936 47,34 2.111.041 52,64 2.203.516 63,72 (471.895) (18,27) 92.475 4,38 DN Tư Nhân 431.826 7,91 273.458 6,82 333.904 9,66 (158.368) (36,67) 60.446 22,10 Thành phần khác 2.142.702 39,27 1.543.408 38,49 919.694 26,59 (599.294) (27,97) (623.714) (40,41) Tổng 5.456.503 100,00 4.010.252 100,00 3.458.214 100,00 (1.446.251) (26,51) (552.038) (13,77)

Tỷ trọng về DSCV đối với loại hình Cơng ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể chiếm 47,34% trong năm 2010, 52,64% năm 2011 và chiếm 63,72%

trong năm 2012. Nguyên nhân là do trên địa bàn Tỉnh chủ yếu các DN hoạt động

theo loại hình cơng ty TNHH. Loại hình cơng ty này có mơ hình hoạt động bài bản hơn, trình độ tổ chức quản lý cao, phương án sản suất kinh doanh thường khả thi nên các NH thường đánh giá cao hiệu quả cho vay đối với loại hình này.

Ngược lại, tỷ trọng DSCV loại hình DN nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm. Năm 2010, chiếm tỷ trọng 5,48%, đến năm 2011 chỉ còn 2,05%, và chỉ

chiếm 0,03% trong năm 2012. Đây là loại hình chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng DSCV tại NH. Vì loại hình DN này trên địa bàn Tỉnh rất ít, hiệu quả kinh

doanh thường không cao nên NH không chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế

này.

 Đối với Doanh nghiệp nhà nước:

Nhìn chung cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu cho vay và giảm dần qua các năm. Trong những năm gần đây, quá

trình đổi mới, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung ở tỉnh Hậu Giang nói riêng số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể và

ảnh hưởng đến doanh số cho vay của Chi nhánh.

 Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn:

Doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại hình mà chi nhánh cho vay, cụ thể chiếm tỷ trọng từ 47 -63% và DSCV đối với cơng ty

TNHH có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011, đạt 2.111.041 triệu đồng giảm 18,27% (tương ứng giảm 471.895 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012, DSCV đạt 2.203.516 triệu đồng tăng 4,38% (tương ứng tăng 92.475 triệu

đồng). Năm 2011, do nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, giá cả nguyên liệu đầu tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn… nên loại hình cơng ty TNHH không được mở rộng đầu tư thêm nên nhu cầu vốn cũng giảm đi. Bước

tới năm 2012, với sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cơng ty TNHH ra

đời điều này làm cho nguồn vốn đầu tư của NH thu hút nhiều hơn đối với thành

 Doanh nghiệp tư nhân

Doanh số cho vay của DN Tư nhân có sự tăng trưởng sụt giảm qua các

năm. Năm 2011, DSCV sụt giảm mạnh chỉ còn 273.458 triệu đồng, giảm

158.368 triệu đồng, tương đương 36,67% so với năm 2010. Do những hạn chế về lĩnh vực cạnh tranh và trong tình hình lãi suất tăng cao ngay từ những tháng cuối

năm 2010 làm cho các DN khó tiếp cận với nguồn vốn. Nhưng sang năm 2012,

DSCV tăng nhẹ đạt 333.904 triệu đồng, tăng 60.446 triệu đồng, tăng 22,10%. Để tháo gỡ những khó khăn chung của các DN Chính phủ liên tiếp đưa ra các biện

pháp như hỗ trợ lãi suất, gia hạn thời gian nộp thuế… Vì thế, tạo điều kiện thuận

lợi cho các DN tiếp cận nguồn vốn để tái đầu tư nên DSCV tăng trở lại.

 Thành phần khác

Các công ty cổ phần khác, tập thể,…được xếp vào thành phần khác. Doanh số cho vay có sự sụt giảm đáng kể qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng khá cao do lãi suất cho vay tăng cao vẫn duy trì liên tục trong thời gian dài nên khách hàng luôn “e dè” khi quyết định đi vay dẫn đến DSCV sụt giảm liên tiếp.

Nhìn chung hoạt động cho vay của Chi nhánh trong những năm qua có những hạn chế riêng do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế và trong giai đoạn tái cấu trúc lại Chi nhánh nên việc mở rộng qui mơ tín dụng gặp khơng ít khó

khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)