CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
4.2.2.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Ngoài cách phân chia theo thành phần kinh tế cịn có cách phân chia theo ngành kinh tế. Trong cách phân chia này cho ta thấy được rõ nét hơn về tình hình cho vay của ngân hàng trong thời kỳ đất nước đổi mới. Việc cho vay theo ngành thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên
cạnh đó việc cho vay nhiều ngành với những tỷ trọng khác nhau giúp ngân hàng
phân tán được rủi ro, đồng thời đầu tư vào những ngành phát triển mạnh trong
tương lai.
Bảng 4.8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (2009-2011)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, PG Bank Cần Thơ)
2010/2009 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) N-LN 1.299 1.026 1.446 -274 -21,06 420 40,94 Thủy sản 2.589 7.493 17.737 4.904 189,38 10.244 136,72 CNCB 29.243 22.220 10.779 -7.022 -24,01 -11.442 -51,49 XD 30.176 21.828 8.053 -8.349 -27,67 -13.774 -63,10 TM, DV 30.340 35.404 17.275 5.064 16,69 -18.129 -51,21 Khác 2.609 1.231 21.046 -1.378 -52,81 19.815 1.609,67 Tổng 96.256 89.202 76.336 -7.054 -7,33 -12.866 -14,42
Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (T6/2011- T6/2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Khoản mục T6/2011 T6/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Nông-lâm-nghiệp 807 357 -751 -92,98 Thủy sản 9.888 12.535 2.947 29,80 Công nghiệp chế biến 6.094 1.732 -4.362 -71,57 Xây dựng 7.847 10.470 2.623 33,43 Thương mại, dịch vụ 11.517 12.609 292 2,37 Khác 14.954 9.503 -5.452 -36,46
Tổng 51.908 47.206 -4.702 -9,06
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, PG Bank Cần Thơ)
Nhìn chung, hầu hết cho vay đối với tất cả các ngành trong năm 2009 đều cao
hơn những năm kế tiếp. Nguyên nhân là do ngày 7/4/2009 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 05/2009/TT-NHNN, quy định chi tiết thi hành hỗ trợ lãi
suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn, theo đó hầu hết các
ngành sẽ được hỗ trợ lãi suất 4%. Doanh số cho vay có xu hướng giảm giữa các ngành chủ yếu do lãi suất cho vay tăng cao, đồng thời khả năng thu hồi nợ giảm khiến cho ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung dài hạn hơn. Cụ thể như sau:
- Nông-lâm nghiệp: doanh số cho vay năm 2009 đạt 1.299 triệu đồng,
năm 2010 đạt 1.026 triệu đồng, giảm 21,06% so với năm 2009 và năm 2011 nhu cầu vay vốn đạt 1.446 triệu đồng, giảm 40,49% so với năm 2010. Bước sang 6
tháng đầu năm 2012 cho vay ngành này giảm chi còn 357 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2011 đạt 807 triệu đồng thì cho vay giảm 451 triệu đồng (giảm 55,82%). Nguyên nhân một phần do ngân hàng tập trung đầu tư vào các ngành trọng điểm của TP vì vậy mà tỷ trọng cho vay đối với ngành nông nghiệp và lâm nghiệp
giảm dần qua các năm. Mặt khác, theo tiến trình cơng nghiệp hóa-đơ thị hóa, cùng với cả nước, đất sản xuất nông nghiệp của TP Cần thơ đang bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho các khu công nghiệp (KCN) như: KCN Hưng Phú 1, Hưng Phú 2A, 2B và quy hoạch KCN Ô Môn, Bắc Ơ Mơn, Thốt Nốt với tổng diện tích
- Thủy sản: Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về kim ngạch
xuất khẩu thủy sản, đây là một trong những ngành mũi nhọn, đóng góp chung
vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong năm 2011, PG Bank đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu, tập trung cho vay lĩnh vực gạo, cao su, gỗ, thủy hải
sản…trong đó cao nhất là lĩnh vực thủy sản. Bên cạnh đó, Cần thơ là một trong
những tỉnh ĐBSCL, nơi chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản của cả nước (sản
lượng cá tra chiếm 80%), toàn thành phố cũng tập trung phát triển công nghệ, mở rộng quy mô nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghiệp cho các đối tượng
phục vụ xuất khẩu. Đi theo xu hướng chung đó, tình hình cho vay của PG Bank Cần thơ đối với ngành thủy sản diễn biến ngày càng tích cực. Doanh số cho vay khơng ngừng tăng lên. Năm 2010 cho vay ngành thủy sản đạt 7.493 triệu đồng, tăng 4.904 triệu đồng so với năm 2009 (tăng 189,38%). Năm 2011 đạt 17.137
triệu đồng, tăng 10.244 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 155,4136,721%). Sang 6 tháng năm 2012 cho vay ngành này tăng hơn so với cùng kỳ 26,77%, đạt
12.535 triệu đồng, chênh lệch tăng 2.647 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. - Công nghiệp chế biến: Có xu hướng giảm trong những năm gần đây,
đặc biệt giảm mạnh trong năm 2011. Năm 2011 cho vay ngành này chi đạt
10.779 triệu đồng, giảm 11.422 triệu đồng (giảm 51,49%) so với cùng kỳ năm
2010. Tháng 6/2012 tiếp tục giảm so với tháng 6/2011 là 4.362 triệu đồng (giảm 71,57%). Nguyên nhân là do các ngân hàng đã và đang được thành lập trên địa
bàn TP ln tìm cách để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là khách hàng cơng nghiệp vì đây là khách hàng lớn và thường có lịch sử tín dụng tốt.
- Xây dựng: từ khi Cần thơ trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương thì nhu cầu xây dựng của TP cũng tăng cao. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với ngành này nên doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm. Cụ thể
cho vay ngành xây dựng năm 2009 đạt 30.176 triệu đồng, chiếm 31,35% tổng
doanh số cho vay năm 2009. Năm 2010 cho vay đạt 21.828 triệu đồng, chiếm
24,27% tổng doanh số. Sang năm 2011 cho vay ngành này giảm còn 8.053 triệu
đồng, tương ứng với tỷ trọng 10,55%, giảm 63,10% so với cùng kỳ. Trong 6
tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay đạt 10.470 triệu đồng với tỷ trọng là
doanh số cho vay đối với ngành này liên tục giảm, điều này là do trong những năm này doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh vì thị trường bất động sản trầm lắng, cầu mua nhà của người dân giảm dẫn đến khả
năng trả nợ là không cao; thêm vào đó là việc hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này của NHNN.
- Thương mại dịch vụ: Doanh số cho vay tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 cho vay đạt 35.404 triệu đồng, chiếm 39,69% tỷ trọng cho vay,
tăng 5.064 triệu đồng so với năm 2009, tăng trưởng đạt 16,69%. Khoản đầu tư
của ngân hàng vào lĩnh vực này nhiều là do TP Cần thơ là nơi tập trung đông dân cư và trung tâm thương mại, đồng thời ngân hàng đã bám sát theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, ngành thương mại dịch vụ là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn so với các ngành khác. Mặt khác, đây cũng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai nên ngày càng có nhiều người đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên năm 2011 doanh số cho vay giảm rõ rệt so với năm 2010, từ 35.404 triệu đồng năm 2010 giảm còn 17.275 triệu đồng trong năm 2011 (giảm 51,21%). Cho vay 6 tháng đầu năm 2011 là 12.317 triệu đồng, sang 6 tháng đầu
năm 2012 cho vay tăng nhẹ hơn so với cùng kỳ, đạt 12.609 triệu đồng, tăng 292 triệu đồng tương ứng mức tăng là 2,37%. Thực hiện chủ trương của NHNN về
kiểm sốt tín dụng và dự báo tình hình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, nên từ năm 2011 Ngân hàng đã thực hiện điều chinh kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với linh vực thương mại, dịch vụ, xem xét cấp tín dụng cho những khách
hàng có cam kết giải ngân và đối tượng khách hàng có tiềm năng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Ngành khác: bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ nhân viên mua nhà, mua xe. Tỷ trọng của ngành này qua các năm đều giảm chi riêng trong 2011 là tăng mạnh so với những năm trước. Tháng 6/2012 doanh số cho vay đạt 9.503 triệu đồng, chiếm 20,13% tổng doanh số cho vay và giảm 36,46% so với cùng
kỳ. Những tháng cuối năm 2010 hồ sơ vay mua nhà, đất chiếm đa số các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc xác định đâu là khoản vay tiêu dùng với đâu là
cho ngân hàng lúng túng, hoạt động cho vay bị đình trệ. Tình trạng này cũng
khiến cho nhiều người dân có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở khó tiếp cận hơn
với nguồn vốn. Hơn nữa, việc thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực BĐS cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay trong ngành này.
DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 t6/2011 t6/2012
Nông-lâm-nghiệp Thủy sản
Công nghiệp chế biến Xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Khác
Hình 4.2: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (NĂM 2009-T6/2012)