1.3.3. Đối tựơng nghiên cứu
4.2. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay thể hiện khả năng hoạt động của ngân hàng, qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm, cụ thể như sau: năm 2009
đạt 518.861 triệu đồng tăng 252.081 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với
tỷ lệ tăng tương đối 94,49%, với tốc độ tăng vượt bậc so với năm 2008, nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2009 tình hình nền kinh tế phát triển
ổn định, tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, với sự chủ động triển khai tốt các giải pháp
tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mơ hình sản xuất tiên tiến, chủ động phịng trừ dịch hại… đã đảm bảo cho sản xuất
nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển ở mức độ cao, chăn nuôi tiếp tục phát triển, thuỷ sản phát triển ổn định. Từ đó đã kích thích các hộ nơng dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất, góp phần kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Trong năm 2010 doanh số cho vay
đạt 903.572,6 triệu đồng tăng 384.712 triệu đồng tăng 74,15%. Hiểu được nhu
cầu vốn trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp, DongA
bank cho ra đời sản phẩm “Cho vay cùng nơng dân tích lũy” để đồng hành cùng
khách hàng trong những dự án trồng trọt, chăn nuôi. Với thủ tục vay đơn giản, mức vay tối đa lên đến 85%, thời gian vay tối đa lên đến 10 năm, lãi tính trên dư nợ thực tế, DongA bank mong muốn cùng những người nơng dân thực hiện hóa các dự án phát triển tích cực phát triển kinh tế nơng thơn. Với những chủ trương, chính sách vì khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng Đông Á-PGD Cao Lãnh tăng liên tục qua 3 năm liền.
Trong hoạt động cấp tín dụng tại NH Đông Á-PGD Cao Lãnh thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% so với tín dụng trung hạn và dài hạn trong tổng doanh số cho vay.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ 36
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á-PGD CAO LÃNH
QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng Đơng Á- PGD Cao Lãnh)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm
2009 với 2008
So sánh năm
2010 với 2009 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+/-) % (+/-) %
- Ngắn hạn 215.729 80,86 479.816 92,47 839.340 92,89 264.087 122,42 359.524 74,93 - Trung và dài hạn 51.051 19,14 39.045 7,53 64.233 7,11 -12.006 -23,52 25.188 64,51
266.780 215.729 51.051 518.861 479.816 39.045 903.573 839.340 64.233 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung hạn
Hình 4: Doanh số cho vay theo thời hạn của Đông Á-PGD Cao Lãnh
qua 3 năm 2008-2010
- Doanh số cho vay ngắn hạn:
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng chỉ đạt 215.729 triệu đồng vì trước bối cảnh lạm phát
trong nước và khủng hoảng tài chính tồn cầu nên tình hình kinh tế có nhiều khó khăn. Lĩnh vực tài chính ngân hàng dù được xem là ngành có tiềm năng tăng trưởng ổn định, song về mặt rủi ro, ngành ngân hàng phải đối mặt với khá nhiều
rủi ro lớn như rủi ro tín dụng, thanh khoản, lãi suất và rủi ro hoạt động đầu tư. Do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng doanh nghiệp chưa mặn mà với việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, khách hàng cá nhân thì giảm thiểu các nhu cầu tín dụng. Sang năm 2009 sau rất nhiều nổ lực của các quốc gia cùng với các giải pháp hữu hiệu, thế giới đã ngăn chặn được đà suy thối về tài chính, nền kinh tế từng bước được phục hồi, thị trường chứng khốn cũng đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Trước những biến động phức tạp đó, kinh tế việt nam đã gặp khơng
ít khó khăn. Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp nhằm tập trung ngăn
chặn suy thoái kinh tế như: điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt (cả về lãi suất, tỷ giá), đưa ra gói kích cầu…bằng nhiều giải pháp kịp thời và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 vẫn tăng trưởng. Chính tác động tích cực đó của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến Đồng tháp: những mặt hàng
chủ lực - sản xuất lúa, cá tra chiếm tỷ trọng cao trong khu vực nông nghiệp đã
đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất công nghiệp, đặc biệt là chế biến thuỷ sản - ngành
công nghiệp chủ lực của Tỉnh xuất khẩu sang các thị trường lớn do các nước đã bắt đầu ăn hàng mạnh trở lại cộng với thị trường mới đang tăng lên. Các hộ cho vay vốn trên địa bàn đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, số hộ vay vốn ngày
càng tăng qua các năm. Vì vậy mà doanh số cho vay năm 2009 đạt 479.816 triệu đồng tăng 122,42 % so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số cho vay tiếp tục tăng, cụ thể tăng 359.524 triệu đồng so với năm 2009 nguyên nhân do trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, sản lượng nông sản cho xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên. Từ đó đã kích thích các hộ nông dân và
các cơ sở chế biến nông sản đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất, góp phần
kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển theo. - Doanh số cho vay trung và dài hạn:
Doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng, giảm qua 3 năm cụ thể năm 2008 doanh số cho vay đạt 51.051 triệu đồng do năm 2006 - 2007 có nhiều dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh để nâng cấp Thành phố Cao Lãnh lên Thành phố
trực thuộc Tỉnh, xây dựng, và mở rộng các con đường của tỉnh Đồng tháp được triển khai và thực hiện nên nhu cầu vay vốn tăng, sang năm 2009 con số này chỉ còn 39.045 triệu đồng, giảm 23,52% so với năm 2008 một phần do trong năm 2009 tại PGD không phát sinh cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn vì khách
hàng khơng đủ điều kiện để được hỗ trợ, nhưng tình hình đã cải thiện trong năm
2010 với tốc độ tăng 64,51% so với năm 2009. Năm 2010, xuất nhập khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ từ đó tác động không nhỏ đến
Đồng tháp. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công
nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.