Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - phòng giao dịch cao lãnh (Trang 58 - 63)

1.3.3. Đối tựơng nghiên cứu

4.4. Phân tích dư nợ

Nếu doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh chất lượng và qui mơ tín dụng thì dư nợ lại phản ánh thực tế hoạt động tín dụng. Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay giúp chúng ta thấy rõ được tổng nhu cầu, thời hạn vay để đầu tư của nền kinh tế vào những thời kỳ khác nhau và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân

hàng. Đồng thời qua đó chúng ta có thể đánh giá được tình hình phát triển kinh tế

xã hội trên địa bàn cũng như năng lực của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động cho khách hàng vay vốn. Mặt khác, nó sẽ giúp chúng ta nhận ra các mối tương quan lẫn nhau giữa các chỉ tiêu để từ đó tìm ra ngun nhân, những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong hoạt động của Ngân hàng.

4.4.1. Dư nợ theo thời hạn

Dư nợ theo thời hạn của PGD tăng qua các năm. Phần lớn hoạt động cho vay

của phòng giao dịch là cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 70 – 86% trên tổng số dư nợ, do Đồng Tháp là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghề có chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, nuôi cá…nên cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực. Cịn dư nợ trung hạn có chiều

hướng giảm qua các năm, trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại ngày càng tăng, điều

này cho thấy mục tiêu của ngân hàng đã được thực hiện đúng như định hướng đã

đặt ra.

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng

dư nợ hàng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.

- Dư nợ ngắn hạn:

Năm 2008 đạt là 190.440 triệu đồng. Đến năm 2009, mức dư nợ là 240.020

triệu đồng, tăng 49.580 triệu đồng. Sang năm 2010, mức dư nợ là 261.212 triệu đồng, tăng 21.192 triệu đồng so với năm 2009. Trong 2 năm 2009, 2010 dư nợ tại phòng giao dịch tăng nguyên nhân là do cuối năm 2009 và 2010, một

lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó do phịng giao dịch đẩy mạnh công tác tiếp thị, đa dạng nhiều hình thức cho vay, giúp cho khách

hàng thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do ngân hàng ln hướng hoạt

động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế này kinh doanh có hiệu quả, mở rộng

thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ 48

Bảng 8: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á-PGD CAO LÃNH QUA 3 NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng Đơng Á- PGD Cao Lãnh)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm

2009 với 2008 So sánh năm 2010 với 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+/-) % (+/-) % - Ngắn hạn 190.440 70,40 240.020 82,86 261.212 85,44 49.580 26,03 21.192 8,83 - Trung hạn 80.060 29,60 49.636 17,14 44.519 14,56 -30.424 -38,00 -5.117 -10,31 Tổng cộng 270.500 100 289.656 100 305.731 100 19.156 7,08 16.075 5,55

270.500 190.440 80.060 289.656 240.020 49.636 305.731 261.212 44.519 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Ngắn hạn Trung hạn

Hình 6: Dư nợ theo thời hạn của NH Đông Á-PGD Cao Lãnh

qua 3 năm 2008-2010

- Dư nợ trung hạn:

Dư nợ trung hạn của PGD giảm qua các năm do doanh số thu nợ trung hạn

biến động tăng, giảm không đều. Năm 2008 dư nợ đạt 80.060 triệu đồng do điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn nên sự xuất hiện ngày càng nhiều dự án

đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã làm tăng thêm năng lực cho

nền kinh tế Đồng Tháp. Mặt khác, trong năm đã có 31 doanh nghiệp qui mô khá lớn đăng ký mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh lên hơn 530 doanh nghiệp. Tuy là địa phương non trẻ trên lĩnh vực phát triển công nghiệp nhưng làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nhiều hướng, nhiều đối tượng doanh nghiệp đã tạo cho Đồng Tháp sự chuyển mình nhanh chóng trên lĩnh vực này. Chính sự góp mặt của các nhà máy chế biến thủy sản đã tạo nên tốc độ tăng

trưởng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp Đồng Tháp trong thời gian qua. Tuy nhiên năm 2009 và năm 2010 dư nợ lại giảm, nguyên nhân là do trong năm 2009

những dự án đang trong giai đoạn đầu tư và sẽ sớm đi vào hoạt động trong tương lai gần, bên cạnh đó sản xuất cơng nghiệp những tháng đầu năm tăng trưởng thiếu ổn định, đầu năm 2010 ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ sản phẩm thủy sản chế biến vẫn chưa khả quan do nhu cầu thế giới chưa tăng nhiều và phần nào bị cản trở bởi các hàng rào phi thuế quan của các nước nhập khẩu,

sản xuất cơng nghiệp ngồi các khó khăn do giá điện, giá nước tăng, giá vật tư biến động nhẹ trong các tháng đầu năm 2010 đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng của các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Hiện nay hệ thống Ngân hàng nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và hoàn thiện, các nguồn thu từ dịch vụ và phi Ngân hàng chưa phát triển thì hoạt

động cho vay vẫn là nguồn thu chủ lực đóng vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng có tồn tại, mở rộng và phát triển hay không là

hồn tồn phụ thuộc vào hoạt động này. Chính vì vậy gia tăng dư nợ cho vay qua

các năm luôn là mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng. Tuy nhiên cùng với sự tăng

cao về tình hình dư nợ thì chi nhánh cần quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế

được rủi ro.

4.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 9: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG

ĐÔNG Á-PGD CAO LÃNH QUA 3 NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh năm 2009 với 2008 So sánh năm 2010 với 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 (+/-) % (+/-) % - Dân cư 145.394 140.057 162.929 -5.337 -3,67 22.872 16,33 - Tổ chức kinh tế 67.290 70.694 50.583 3.404 5,06 -20.111 -28,45 -Tổ chức tín dụng 57.816 78.905 92.219 21.089 36,48 13.314 16,87 Tổng cộng 270.500 289.656 305.731 19.156 7,08 16.075 5,55

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng Đông Á- PGD Cao Lãnh)

Như chúng ta đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên,

chỉ tiêu này khơng phản ánh chính xác hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, bởi vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay. Cịn dư nợ là khoản vay của khách hàng qua

các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh tốn mà

nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Đối với dư nợ cho vay dân cư :

Tình hình dư nợ cá thể tại PGD biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2009 dư nợ chỉ đạt 140.057 triệu đồng, giảm 6.337 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 3,67% so với năm 2008. Đến năm 2010, dư nợ đạt 162.929 triệu đồng, tăng 22.872 triệu đồng, tốc độ tăng 16,33% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng thị phần cho vay cũng như luôn đáp ứng kịp thời vốn cho họ

để họ mở rộng sản xuất kinh doanh nên làm cho tổng dư nợ của thành phần kinh

tế cá thể tăng lên trong năm.

- Đối với dư nợ cho vay tổ chức kinh tế :

Cũng giống như dư nợ đối với dân cư, dư nợ đối với tổ chức kinh tế cũng biến động tăng, giảm qua các năm. Đặc biệt dư nợ tăng trong năm 2009 đạt 70.694 triệu đồng, tăng 3.404 triệu đồng, tốc độ tăng 5,06%. Sang năm 2010, mức dư nợ đạt 50.583 triệu đồng, giảm 20.111 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 28,45%.

Do năm 2010 tình hình thu nợ đối với tổ chức kinh tế đạt hiệu quả cao nên dư nợ

cuối năm giảm.

- Đối với dư nợ cho vay tổ chức tín dụng:

Dư nợ tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, nhưng nhìn chung dư nợ của thành phần này cũng phát triển rất rõ rệt và tăng đều qua các

năm.

Cụ thể: năm 2008 dư nợ đạt 57.816 triệu đồng. Năm 2009 dư nợ đạt 78.905

triệu đồng, tăng 21.089 triệu đồng, tốc độ tăng 36,48%. Bước sang năm 2010, mức dư nợ đạt 92.219 triệu đồng, tăng 13.314 triệu đồng, tốc độ tăng 16,87%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - phòng giao dịch cao lãnh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)