1.3.3. Đối tựơng nghiên cứu
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng Đôn gÁ –PGD Cao Lãnh
4.1.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhưng để chủ động trong việc cho vay thì ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn. Vốn huy động chiếm phần lớn trong nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Ngân hàng huy động được nhiều vốn thì sẽ chủ động được trong công tác cho vay đồng thời giảm được chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn cấp trên điều chuyển xuống. Từ đó làm giảm áp lực và gánh nặng cho
chi nhánh cấp trên. Do đó, nguồn vốn huy động là rất quan trọng đối với hoạt
động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để phục
vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Qua bảng số liệu trên thì nguồn vốn của
ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Để rõ hơn ta đi sâu phân tích cụ thể từng loại
nguồn vốn: 314.520 265.800 48.720 352.261 291.278 60.984 412.333 307.693 104.694 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn Vốn điều chuyển Vốn huy động
Hình 3: Tình hình nguồn vốn của Đơng Á-PGD Cao Lãnh
qua 3 năm 2008-2010
4.1.1.1. Vốn huy động
Nhìn chung tình hình huy động vốn của NH Đơng Á-PGD Cao Lãnh tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 chỉ huy động được 48.720 triệu đồng do năm
2008 nền kinh tế vô cùng khó khăn, nơng dân cũng như các doanh nghiệp phải thua lỗ nhiều, ngân hàng thì thiếu vốn cho vay dẫn đến lãi suất huy động ở các
ngân hàng tăng vọt. Lãi suất huy động thì hấp dẫn nhưng nguồn vốn nhàn rỗi thì
khơng nhiều. Sang năm 2009 thị trường ngân hàng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng thương mại, song vốn huy động của NH Đông Á-PGD Cao Lãnh vẫn tăng, cụ thể tăng 12.264 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25,17%. Nguyên nhân là do ngày 10/07/09 Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi và thanh toán VND ở tất cả kỳ hạn từ 1 tháng đến 13 tháng, đây là lần thứ 3 DongA Bank tăng lãi suất huy động VND kể từ đầu năm
và vẫn áp dụng mức lãi suất bậc thang cộng thêm hấp dẫn. Với mong muốn gia
tăng hơn nữa lợi ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, DongA Bank triển khai chương trình khuyến mại “Mua kỳ phiếu – Nhận quà ngay – Vàng trao tay” với
nhiều phần quà và giải thưởng hấp dẫn nên người dân gửi tiền ngày càng nhiều.
Đến 2010 vốn huy động tăng nhanh với tốc độ 71,68% đạt 104.694 triệu đồng.
Nguyên nhân của sự biến động này là do cuộc đua tăng lãi suất huy động VND
đã quay lại trong tháng 5/2010 với lãi suất huy động phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm kèm theo nhiều hình thức khuyến khích người gửi tiền và lãi suất huy động USD cũng tăng. Kể từ đầu tháng 11/2010, lãi suất đồng Việt Nam liên tục
biến động theo chiều hướng gia tăng. Chính vì thế, NH Đơng Á-PGD Cao Lãnh
huy động được vốn ngày càng nhiều từ khách hàng thân thiết cũng như lượng
khách hàng mới.
Nhìn chung tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng qua 3 năm nhưng so với tổng nguồn vốn thì vốn huy động vẫn cịn chiếm tỷ lệ rất thấp vì Đồng tháp là một tỉnh Nông nghiệp, dân cư phân bổ đều ở các huyện nên khi có tiền nhàn rỗi
người dân cũng ngại trong việc đi lại để gửi tiền. Mặt khác, Thành phố Cao Lãnh
là một thành phố trẻ, dân cư không nhiều và vốn huy động của ngân hàng chủ yếu trên địa bàn vì vậy mà vốn huy động của ngân hàng phần nào bị hạn chế.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Nếu ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn huy động để cho vay thì sẽ không bao giờ đáp ứng đủ. Do vậy khi việc huy động khơng đủ, thì ngay lập tức chi nhánh cấp trên sẽ điều chuyển vốn về chi nhánh cấp dưới. Vốn điều chuyển dĩ nhiên sẽ cao hơn vốn huy động, do đó các ngân hàng thường cố gắng giảm nguồn vốn này xuống và tăng vốn huy động lên để gia tăng lợi nhuận. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm
2009 tăng 25.478 triệu đồng so với năm 2008 nguyên nhân là do năm 2009 người dân đã có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn để lựa chọn, như chứng khoán hay bất động sản thời gian gần đây đã có dấu hiệu ấm lên trong khi lãi suất tiết kiệm của ngân hàng tương đối thấp vì bị khống chế bởi trần lãi suất cho vay vì vậy huy động tiền gửi của ngân hàng đã có phần chậm lại, và chậm hơn so với tốc độ tăng dư nợ cho vay. Đến năm 2010 vốn điều chuyển cũng có xu hướng tăng lên, cụ
hơn tốc độ tăng của vốn điều chuyển nhưng vốn điều chuyển của ngân hàng luôn
chiếm một tỷ trọng lớn so với vốn huy động là do đặc thù của vùng ĐBSCL,
người dân chủ yếu làm nơng nghiệp khi có tiền nhàn rỗi họ thường có tâm lý cất
trữ tiền tại nhà, hoặc mua vàng để cất trữ. Tuy nhiên để tăng tính chủ động cũng
như giảm bớt chi phí, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa.