Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm trốn thuế 20 

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 31)

1.3.1 Khái niệm

Trong khoa học pháp lý ngày nay, khái niệm phòng ngừa tội phạm đã và đang được rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu lâu năm đưa ra thảo luận. Một số

quan điểm nổi bật có thể kể ra như:

Theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang: “theo nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp, phịng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội”9

Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng: “Phịng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển”. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra trong phịng ngừa tội phạm có hai nhóm biện pháp là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Theo đó phịng ngừa chung là sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hố – xã hội, pháp luật… nhằm loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm, được toàn xã hội tham gia thực hiện; phòng ngừa riêng là các biện pháp pháp luật, nghiệp vụ do các cơ quan chuyên môn (Công an,

21

Thanh tra, Kiểm sát, Toà án, Kiểm Lâm, Cảnh sát biển…) tiến hành nhằm vào những đối tượng cụ thể. 10

Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hồ dưới góc độ tội phạm học: “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các

biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác dụng và loại trừ dần những nhóm ngun nhân này…”11

Ngồi ra theo quan điểm của Khoa Luật Hình sự - Đại học Luật TP.HCM

được trình bày trong Tập bài giảng Tội phạm học thì: “Phịng ngừa tội phạm là việc

sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.12

Như vậy, mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm, tranh luận khác nhau, tuy nhiên các quan điểm hiện nay về khái niệm phòng ngừa tội phạm vẫn hướng đến hai quan nội dung chính đó là: Theo nghĩa hẹp, phịng ngừa tội phạm chính là việc khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội; Theo nghĩa rộng, phịng ngừa tội phạm ngồi mục đích khơng

để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội thì phịng ngừa

tội phạm cịn bao hàm cả việc ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Mặc dù ở một góc độ nào đó việc ngăn chặn, xử lý tội phạm, cải tạo, giáo dục người phạm tội hướng họ trở thành những công dân lương thiện một phần cũng mang ý nghĩa của việc loại bỏ các điều kiện phạm tội. Tuy nhiên, khi nêu ra khái niệm theo nghĩa rộng này, tác giả đã gợi mở, làm rõ hơn vai trò phịng chống tội

phạm của chính sách hình sự nói chung và các quy định của BLHS nói riêng.

Từ các khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm phòng ngừa tội phạm trốn thuế như sau: Phòng ngừa tội phạm trốn thuế là hoạt động của tất cả các cơ quan

nhà nước, các tổ chức xã hội, các công dân trong việc áp dụng những biện pháp khác nhau nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực trên cơ sở các kế hoạch phòng ngừa để từ đó đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm trốn

thuế ra khỏi đời sống xã hội.

10 Nguyễn Chí Dũng (2004), Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta

hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 89.

11 Nguyễn Ngọc Hồ (2007), “Phịng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, Tạp chí Luật học, (6), tr 31-35.

22

1.3.2 Chủ thể phòng ngừa tội phạm trốn thuế

Chủ thể phòng ngừa tội phạm trốn thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này. Cụ thể:

Thứ nhất là Đảng và các tổ chức của Đảng. Các tổ chức Đảng có vai trị vơ cùng quan trọng trong phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm trốn thuế nói riêng. Thơng qua việc đưa ra các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm định hướng hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế ở mỗi giai đoạn, thời điểm

nhất định làm cơ sở cho các cơ quan khác cụ thể hoá trong các hoạt động của mình. Thứ hai là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện pháp luật về thuế và tội phạm trốn thuế trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định các biện pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế ở địa phương...

Thứ ba Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động phòng

ngừa tội phạm trốn thuế. Căn cứ vào điều kiện, diễn biến cụ thể chính phủ ban hành các chương trình quốc gia về phịng chống tội phạm nói chung trong đó có tội phạm trốn thuế, đồng thời thành lập các Ban chỉ đạo quốc gia về phịng ngừa tội phạm.

Ngồi ra Chính phủ cịn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và tội

trốn thuế nói riêng đạt hiệu quả cao nhất. Uỷ ban nhân dân các cấp có vai trị chỉ

đạo toàn bộ cơng tác phịng ngừa tội phạm trốn thuế tại địa phương.

Thứ tư các cơ quan Thanh tra, Cơng an, Viện kiểm sát, Tồ án, Thi hành án...có vai trị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo, giáo dục người thực hiện hành vi phạm trong lĩnh vực thuế...

Thứ năm là các tổ chức xã hội có trách nhiệm giáo dục những người thuộc trách nhiệm quản lí của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm trốn thuế trong cơ quan tổ chức của mình...

Thứ sáu là các cá nhân, cơng dân có nghĩa vụ tích cực trong cơng tác phịng ngừa tội phạm trốn thuế tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình.

Như vậy chủ thể phịng ngừa tội phạm trốn thuế theo nghĩa rộng không chỉ là một cơ quan, tổ chức riêng rẽ mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Tuy nhiên nhiệm vụ chủ yếu vẫn thuộc về các cơ quan có trách nhiệm quản lý thuế như cơ

23

quan Tài chính, cơ quan Thuế, Hải Quan, Kho Bạc... và các cơ quan bảo vệ pháp luật như CQĐT, VKS nhân dân, TAND, Thi hành án...

1.3.3 Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế

- Phòng ngừa tội phạm trốn thuế bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là, để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tội phạm trốn thuế, chúng ta phải

phân tích, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của loại tội phạm này về kinh tế xã hội, về tâm lý, về quản lý nhà nước, về chính sách, pháp luật, về phát hiện, xử lý và các hạn chế trong đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Hai là, công tác dự báo cũng là một khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả phịng ngừa. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tìm ra quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm trốn thuế, chúng ta dự liệu tình hình tội phạm trốn thuế trong tương lai, từ đó đề ra các kế hoạch phòng ngừa cụ thể.

Ba là, phòng ngừa tội phạm trốn thuế phải dựa trên các biện pháp khác nhau nhằm khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, các hạn chế trong công tác phòng ngừa...

Bốn là, phòng ngừa tội phạm trốn thuế phải hướng tới mục tiêu đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ tội phạm này trong đời sống xã hội, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời tiết kiệm một khoản chi phí khơng nhỏ cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử… cũng như khắc phục hậu quả của loại tội phạm này.

- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế là tổng hợp các biện pháp từ kinh tế - xã hội; quản lý nhà nước; chính sách pháp luật; phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật...cho đến các biện pháp nhằm phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đối

24

CHƯƠNG 2

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)