3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm trốn thuế
3.2.1 Giải pháp kinh tế xã hội 71
Để có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
trốn thuế trước hết phải bắt đầu từ những điều kiện kinh tế - xã hội. Khi kinh tế phát triển thoả mãn cơ bản nhu cầu của mọi cá nhân và của tồn xã hội sẽ góp phần quan trọng vào việc hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Tội phạm là một hiện tượng xã hội, phát sinh tồn tại và phát triển phụ thuộc vào những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Khi đời sống vật chất của mỗi cá nhân được cải
thiện cùng toàn bộ những điều kiện vất chất của xã hội được nâng cao thì ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần sẽ có những thay đổi nhất định33.
Những giải pháp về kinh tế - xã hội sẽ tạo nên những thay đổi về mặt nhận thức dẫn đến định hướng hành vi, tâm lý của người nộp thuế, cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế, xử lý vi phạm về trốn thuế cũng như tâm lý xã hội về hành vi trốn thuế... từng bước hình thành tâm lý sống và làm việc theo pháp luật, tuân thủ các quy định của Nhà nước về thuế... về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội luôn được coi là nền tảng cơ bản trong phòng
33 Trần Mạnh Đạt (2004), Đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà
72
ngừa chung. Chính vì thế, việc thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa chung sẽ đem lại một hiệu quả tổng thể không chỉ đối với hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm trốn thuế nói riêng mà cịn đối với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung. Các giải pháp cơ bản về kinh tế - xã hội cần được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
Thứ nhất, định hướng xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, khai
thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ mơi trường. Có thể nói phát triển bền vững nói chung với cơng bằng xã hội và mơi trường sống nói riêng đang là vấn
đề then chốt trong giai đoạn hiện nay của hầu hết các quốc gia đang phát triển.
Trong đó yếu tố cơng bằng xã hội đóng vai trị nền tảng. Cơng bằng xã hội là mục tiêu, yếu tố quan trọng đối với tất cả các quốc gia, chế độ trong vấn đề đảm bảo trật tự và an toàn xã hội. Trong các vấn đề kinh tế, một khi các lợi ích xã hội được phân phối một các cơng bằng thì các vấn đề xã hội cũng sẽ dần được đẩy lùi, trong đó
bao gồm cả vấn đề về tội phạm. Chính sách phân phối lợi ích xã hội của mỗi quốc gia thể hiện rõ nét ở chính sách thuế và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Việc
đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững trong tồn bộ q trình phát triển
quốc gia là một yếu tố phịng ngừa chung hữu hiệu khơng chỉ đối với tội phạm trốn thuế mà cịn đối với tình hình tội phạm nó chung.
Thứ hai, tạo mơi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế. Việc đối xử công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế là một vấn đề cốt yếu hiện nay. Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Mọi yếu tố về phát triển công bằng luôn tạo nên những tác động tích cực đến đời sống và văn hóa kinh doanh. Việc thiếu bình đẳng giữa các thành phần, nhóm lợi ích về kinh tế trong xã hội không chỉ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể này mà cịn là mơi trường, mầm mống để các tiêu cực về kinh tế nảy sinh, đặc biệt là tiêu cực trong các hoạt động liên quan đến trốn thuế.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục
đào tạo, đặc biệt coi trong giáo dục truyền thống, lý tưởng đạo đức, lối sống, ý thức
trách nhiệm xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật.
Phát huy vai trị gia đình phối hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục thế hệ trẻ sống có trách nhiệm và biết tuân thủ pháp luật. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp theo quy hoạch. Thực hiện có kết quả chương trình đào
73
tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học – công nghệ, doanh nhân và lao động kỹ thuật…
Thứ tư, tiếp tục giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là lao động, việc làm, bồi thường, tái định cư, đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, kéo giảm chênh lệch
mức sống, hưởng thụ văn hoá giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn. Kinh tế phát triển, đời sống và ý thức người dân được nâng cao, các nhu cầu từng bước được thoả mãn sẽ giúp họ có những nhận thức đầy đủ hơn về pháp luật nói riêng và các vấn đề xã hội nói chung từ đó sẽ hạn chế được vi phạm pháp luật cũng nhu hạn chế được các hành vi trốn thuế góp phần phịng ngừa có hiệu quả đối với tội phạm trốn thuế.