Tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 24 

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 41)

2.1 Tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm

2.1.1 Tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 24 

- Thực trạng của tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng số các tội phạm cụ thể đã xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định và

ở một địa bàn nhất định13. Thực trạng tội trốn thuế trên địa bàn TP.HCM là tổng vụ phạm tội cùng với người thực hiện tội phạm thực tế xảy ra tại địa bàn TP.HCM

trong một khoảng thời gian khảo sát nhất định. Về mặt lý thuyết, thực trạng tình

hình tội phạm sẽ được xác định bằng tổng số tội phạm rõ và tội phạm ẩn, do đó để

đánh giá được thực trạng của tình hình tội phạm trốn thuế chúng ta cần xem xét số

tội phạm rõ, số tội phạm ẩn và hệ số tình hình tội phạm. Thực tế cho thấy, nếu như số liệu về tội phạm rõ được các cơ quan tư pháp thống kê cụ thể, rõ ràng thì số liệu về tội phạm ẩn lại ln là một câu hỏi khó cho các nhà tội phạm học cũng như các nhà thực tiễn trong q trình xây dựng các phương án phịng ngừa.

Tội phạm rõ là tổng số các tội phạm và người phạm tội bị Tòa án xét xử, tuyên bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và được ghi nhận trong thống kê hình sự14. Loại số liệu thống kê này có mục đích chính là phản ánh tình hình xét xử hình sự hàng năm của Tịa án các cấp, khơng hàm chứa tất cả số người phạm tội, cũng như các hành vi phạm tội đã thực hiện, xong nó là hình ảnh thu nhỏ của tình hình tội phạm, phản ánh thực tế số tội phạm và người phạm tội theo đúng nghĩa pháp lý đích thực.15

Số liệu thống tại Bảng 1 cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006

đến năm 2010 số vụ trốn thuế trên địa bàn thành phố được phát hiện và đưa ra xét

xử là 84 vụ với 199 bị cáo. Tuy nhiên, tình hình tội trốn thuế diễn biến khá phức tạp có chiều hướng tăng, giảm thất thường. Cụ thể năm 2006 giảm 11% so với năm 2005, năm 2007 lại tăng mạnh lên đến 40% so với năm 2006, từ năm 2008 đến năm

13 Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 98.

14 Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 98.

25

2010 lại giảm đều ở các năm. Hai năm có biến động lớn nhất là năm 2007 (tăng

40%) và năm 2008 (giảm 42%). Bên cạnh đó, về số bị cáo trung bình trong các vụ án về trốn thế nhìn chung có xu hướng tăng. Từ tỉ lệ trung bình tăng từ khoảng 02 bị cáo trong một vụ án vào các năm 2006, 2007 lên 03 bị cáo trong một vụ án vào các năm 2008, 2009 và những năm từ 2010 trở lại đây là trên 03 bị cáo trong một vụ án.

Điều này đồng nghĩa với việc đồng phạm trong các vụ án về trốn thuế có xu hướng

gia tăng, phản ánh xu hướng liên kết hoạt động, có sự phối hợp của các đối tượng

khi thực hiện tội phạm trốn thuế thay vì hoạt động đơn lẻ.

Bảng 1 Số liệu tội trốn thuế từ năm 2006 đến năm 2010

Năm

Xét xử Tỷ lệ

Số vụ Số bị cáo Tăng giảm số vụ án Số bị cáo/ vụ

2006 20 40 -11 % 2 2007 28 52 +40 % 1.85 2008 16 48 -42 % 3 2009 12 34 -25% 2.8 2010 8 25 -33% 3.13 Tổng cộng 84 199 2.4

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Tình hình của tội trốn thuế cịn thể hiện qua hệ số số vụ phạm tội trên 100.000 dân trên địa bàn TP.HCM. Hệ số này cho chúng ta cái nhìn khái quát về tình hình tội phạm được phát hiện trong một địa bàn và một khoảng thời gian xác

định. Qua số liệu của Cục thống kê TP.HCM cho thấy, số lượng số vụ án trốn thuế

ngày càng giảm trong khi dân số thành phố lại ln trong đà tăng cơ học, chính vì thế, tỉ lệ số vụ phạm tội trốn thuế trên địa bàn thành phố có xung hướng giảm mặc dù vẫn có sự tăng nhẹ trong năm 2007. Điều này khơng phản ánh chính xác thực tế của tình trạng trốn thuế. Bởi tình trạng trốn thuế trên địa bàn thành phố trong những năm vừa qua vẫn được đánh giá là còn diễn biến phức tạp, thể hiện qua báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về thuế cũng như các cơ quan có liên quan... Lý giải cho tình trạng này có thể do hai ngun nhân chính đó là chính sách xử lý hành vi trốn thuế và tình hình tội phạm ẩn của tội phạm trốn thuế là rất cao.

26

Bảng 2. Tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100.000 dân trên địa bàn TP.HCM

Năm Số vụ án trốn thuế Dân số thành phố Tỷ lệ trốn

thuế/100.000 dân 2006 20 6.424.519 0.31 2007 28 6.650.942 0.42 2008 16 6.810.461 0.13 2009 12 7.165.398 0.17 2010 8 7.396.591 0.11 Trung Bình 84 34.447.911 0.24

(Nguồn: Số liệu thống kê của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh) Về thực trạng tội phạm ẩn: để đánh giá đúng thực trạng của tình hình tội

phạm trốn thuế nếu chỉ xem xét phần tội phạm rõ tức là phần tội phạm đã được xử lý và đưa vào thống kê hình sự thì chưa đủ vì nó khơng phản ánh được số vụ án và người phạm tội bị phát hiện nhưng chưa đủ cơ sở để đưa ra xét xử và các vụ án,

người phạm tội chưa bị phát hiện, xử lý. Theo lý luận chung về tội phạm học thì tình hình tội phạm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất khách quan. Quan hệ giữa phần tội phạm ẩn và phần tội phạm rõ là quan hệ bù trừ, nghĩa là khi phần tội phạm rõ lớn thì phần tội phạm ẩn nhỏ và ngược lại. Trong khi đó tội phạm trốn thuế là

một dạng tội phạm kinh tế mà về lý thuyết chung thì “Các tội phạm về kinh tế là những tội phạm có độ ẩn cao”16.

Một trong những cơ sở quan trọng để xác định tội phạm ẩn đó là việc xem

xét số liệu về các vụ án và người phạm tội bị phát hiện nhưng không đủ cơ sở để

đưa ra xét xử được thể hiện trong số liệu thống kê của CQĐT, VKS và Tòa án.

Theo số liệu thống kê của VKS nhân dân TP.HCM thì trong thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, toàn thành phố đã thụ lý 102 vụ với 222 bị can về tội trốn thuế. Trong đó đã truy tố 88 vụ với 203 bị can, đình chỉ 3 vụ với 7 bị can, tạm

đình chỉ 9 vụ với 7 bị can đạt tỷ lệ giải quyết 86,2 %. Như vậy, số vụ chưa được giải

quyết do không phát hiện được tội phạm hoặc chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự là con số khá lớn, chứng tỏ hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn.

16 Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phịng ngừa tội phạm, Nxb Cơng an nhân dân, Hà

27

Tuy nhiên, khi xem xét từng giai đoạn, theo số liệu trên về tỉ lệ số vụ án và số bị can đã xét xử trên số vụ án đã truy tố tăng dần từ năm 2006 là 20/22 vụ (90,91%) với 40/43 bị can (93,02%), năm 2007 là 28/30 vụ (93,33%) với 52/53 bị can (98,11%) cho tới các năm gần đây từ 2008 đến 2010 tỉ lệ này đều đạt 100% cả về số vụ lẫn số bị can. Năm 2008 là 16/16 vụ với 48/48 bị can, năm 2009 là 12/12 vụ với 34/34 bị can và năm 2010 là 8/8 vụ với 25/25 bị can. Điều này khẳng định một thực trạng đáng mừng là tỉ lệ số vụ án và số bị can được đưa ra xét xử so với số bị truy tố trong những năm gần đây tăng và đạt dần đến mức chuẩn hóa giữa truy tố và xét sử. Nó khẳng định hoạt động của cơ quan giữ quyền công tố ngày càng hiệu quả, chính xác, đảm bảo khơng bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.

Như vậy, qua phân tích số liệu cũng như đánh giá tình hình thực tế cho thấy, tình hình tội phạm trốn thuế có xu hướng hoạt động ngày càng có tổ chức, có tính chun nghiệp, số đồng phạm trong các vụ án có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng các vụ án trốn thuế và số bị cáo đã bị đưa ra xét xử cũng như tỉ lệ phạm tội trên 100.000 dân trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều này lại khơng phải ánh chính xác tính diễn biến phức tạp của tình trạng trốn thuế trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở số liệu này và tình hình thực tế cho thấy tội phạm ẩn của tội trốn thuế ngày càng gia tăng đặc biệt gắn liền với chính sách xử lý các hành vi trốn thuế hiện nay.

Bảng 3 Tình hình truy tố xét xử các vụ án trốn thuế từ năm 2006 đến 2010

Năm Tổng số thụ lý Đã giải quyết Vụ Bị can Tạm đình chỉ điều tra Đình chỉ điều tra Truy tố Xét xử Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can 2006 26 52 2 4 1 3 22 43 20 40 2007 35 58 4 1 0 1 30 53 28 52 2008 18 48 2 0 0 0 16 48 16 48 2009 14 36 0 0 2 2 12 34 12 34 2010 9 28 1 2 0 1 8 25 8 25 Tổng số 102 222 9 7 3 7 88 203 84 199

28

- Động thái của tình hình tội phạm trốn thuế địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về về thực trạng và cơ cấu

của tình hình tội phạm tại một không gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này được xác định bằng tỉ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian được lựa chọn làm mốc. Động thái về tội trốn thuế tại TP.HCM là sự tăng,

giảm về thực trạng và cơ cấu tội trốn thuế trên địa bàn TP.HCM diễn ra trong thời gian tiến hành khảo sát.

Nghiên cứu động thái của tình hình tội trốn thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự thay đổi của tình hình tội phạm này trong từng thời kỳ, xác định những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu từ đó có biện pháp đấu tranh và phịng ngừa thích hợp trong tương lai.

+ Động thái về thực trạng

Biểu đồ 1. Sơ đồ tăng giảm số vụ án trốn thuế đã phát hiện

20 28 16 12 8 0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Qua Biểu đồ 1 ta có thể nhận thấy số vụ án trốn thuế tăng giảm không ổn định, năm cao, năm thấp. Giai đoạn trước năm 2007 pháp luật về thuế còn chưa đồng bộ còn nhiều bất cập nên nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng để trốn thuế. Mặt

khác, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đấu tranh

phịng, chống tội trốn thuế còn chưa chặt chẽ, chưa phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp còn lỏng lẻo. Từ năm 2008 tội phạm về thuế giảm dần, điều này

29

do nhiều nguyên nhân trong đó có sự ra đời, sửa đổi của một loạt các đạo luật thuế như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường… đã

tạo ra một môi trường thuế quan minh bạch hơn… Đặc biệt là có sự thay đổi về

chính sách hình sự dẫn đến sự ra đời của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 quy định lại cấu thành cơ bản của tội trốn thuế

tăng mức định lượng cơ bản từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, có hiệu lực đối với các hành vi trốn thuế ngay từ khi Luật được cơng bố. Do đó dẫn đến tình trạng các vụ án trốn thuế cấp quận huyện có xu hướng giảm trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2. Sơ đồ tăng giảm số bị can trong các vụ án trốn thuế

40 52 48 34 25 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Qua biểu đồ 2 ta có thể thấy số lượng các bị can bị xét xử về tội trốn thuế qua các năm cũng tăng giảm thất thường, nhưng phù hợp với quy luật tăng giảm của các vụ án: năm 2006 là 40 bị can, năm 2007 là 52 bị can, năm 2008 là 48 bị can, năm 2009 là 34 bị can, năm 2010 là 25 bị can. Trong giai đoạn này năm 2007 có số bị can bị xét xử về tội trốn thuế cao nhất còn năm thấp nhất là năm 2010.

30

* Động thái về cơ cấu

Bảng 4 cho thấy động thái về cơ cấu giữa tội phạm trốn thuế với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được phát hiện và xét xử trong giai đoạn từ năm

2006 đến năm 2010. Qua đó nhận thấy chỉ có năm 2007 là tỷ trọng của tội trốn thuế tăng đột biến chiếm 18% các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Giai đoạn từ

2008 đến 2010 mặc dù số lượng vụ án trốn thuế giảm đều nhưng tỷ trọng của tội

trốn thuế vẫn xấp xỉ ở mức 10%. Điều này cho thấy đây là một loại tội phạm phổ biến trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế vì vậy cần phải đưa ra

các giải pháp thiết thực để phòng ngừa loại tội phạm này trong thời gian tới.

Bảng 4. Tương quan giữa tội trốn thuế và các tội kinh tế chức vụ khác

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Điều luật Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vụ Tỷ Lệ Vụ Tỷ lệ Vụ Tỷ lệ Vụ Tỷ lệ Vụ Tỷ lệ 153 14 7 8 5 10 6 8 6 26 14 154 4 2 0 0 10 6 12 9 2 1 155 46 23 0 0 2 1 2 2 8 4 156 4 2 8 5 8 5 12 9 8 4 157 18 9 22 14 28 18 18 14 30 16 158 0 0 0 0 0 0 2 2 4 2 159 36 18 12 8 6 4 14 11 6 3 161 20 10 28 18 16 10 12 9 16 9 162 2 1 0 0 0 0 0 0 0 0 163 2 1 2 1 2 1 0 0 0 0 165 6 3 8 5 6 4 6 5 18 10 166 0 0 0 0 2 1 0 0 2 1 171 0 0 0 0 0 0 4 3 2 1 173 2 1 0 0 2 1 4 3 2 1 175 0 0 0 0 0 0 0 0 4 2 180 28 14 20 13 32 20 16 13 28 15 181 20 10 46 30 36 23 18 14 28 15 Tổng số 202 100% 154 100% 160 100% 128 100% 184 100%

31

- Cơ cấu của tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu như các chỉ số về vụ án, đối tượng gây án chỉ phản ánh mặt bên ngoài, mặt hình thức của tình hình tội phạm thì cơ cấu của tình hình tội phạm lại phản ánh mặt bên trong, mặt nội dung của tình hình tội phạm17. Theo đó, cơ cấu của tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn TP.HCM là tỷ trọng và mối tương quan giữa tội trốn thuế với các loại tội phạm khác trong một chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tiến hành khảo sát.

Bảng 5. Cơ cấu của tội trốn thuế với các tội phạm khác xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM)

Qua Bảng 5 nhận thấy về cơ cấu trung bình trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 tội trốn thuế chiếm 0,27% số lượng tội phạm và chiếm 0,65% số lượng người phạm tội nói chung. Trong giai đoạn này, năm 2007 có tỷ trọng các vụ án về trốn thuế cao nhất với tỷ lệ là 0,45%, tỷ trọng thấp nhất là năm 2010 với tỷ lệ là 0,16%. Bên cạnh đó, thấy tình hình tội phạm nói chung trong năm năm biến động khơng đáng kể, xoay quanh mốc 6174 vụ/năm; trong đó năm 2008 có số vụ án cao nhất là 6783 vụ và thấp nhất là năm 2010 với 5506 vụ; số vụ án trốn thuế cao nhất

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)