Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật 79 

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 88)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm trốn thuế

3.2.4 Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật 79 

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một hoạt động mang ý nghĩa

thực tiễn lớn trong phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm trốn thuế nói riêng. Nhằm đảm bảo hiệu quả của cơng tác phịng ngừa tội phạm trốn thuế

80

hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng về nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế.

Thứ nhất, nội dung tuyên truyền phải chuyên sâu theo từng sắc thuế cụ thể, trong đó phải bao gồm những phần cơ bản sau:

- Các thông tin cơ bản của mỗi sắc thuế cụ thể như phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, thuế suất, ưu đãi, miễn giảm thuế... Hướng dẫn của các văn bản dưới luật. Có ví dụ cho từng trường hợp cụ thể, có minh họa kèm theo...

- Các thông tin về xử lý hành vi trốn thuế, cụ thể mức độ nào bị xử lý hành chính, mức độ nào sẽ bị xử lý hình sự và những hậu quả pháp lý mà người nộp thuế phải gánh chịu nếu vi phạm.

Thứ hai, phải làm phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế và hành vi trốn thuế, nên có sự đổi mới thường xuyên và chọn

những phương thức tiếp cận được đông đảo quần chúng nhất, dễ đi vào lòng người nhất, cụ thể:

- Đối với truyền hình nên sáng tạo thêm nhiều trị chơi hấp dẫn có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế, được phát trên nhiều kênh khác nhau, theo nhiều giờ khác nhau chứ không chỉ giới hạn trên đài HTV9 của TP.HCM như hiện nay. Đồng thời nên có những chuyên đề mang tính thời sự về thuế hoặc các chương trình tương tự “Tồ Tun án trên VTV3”.

- Đối với báo chí nên đổi mới cách đưa tin, đối với các vụ án trốn thuế không nên chỉ đưa tin một cách chung chung mà nên viết theo kiểu phóng sự điều tra, sẽ hấp dẫn hơn cho người đọc mà mang hiệu quả tuyên truyền cao hơn.

- Đối với báo mạng nên cập nhật thông tin thường xuyên, đặc biệt các cổng thông tin điện tử của ngành thuế, tài chính, UBND thành phố... nên cập nhật đầy đủ các văn bản về thuế và có sự tương tác giữa người đọc và báo mạng qua hình thức chat trực tiếp hoặc thư điện tử. Để người dân có thể tham vấn trực tiếp các vấn đề về thuế.

- Đối với các hình thức tuyên truyền như phát tờ rơi... in các tài liệu hướng

dẫn nên chú trọng hơn cả về hình thức và nội dung.

- Đối với các hình thức hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại hoặc trả lời thắc mắc tại trụ sở của Cục thuế nên hoàn thiện về cách ứng xử, giao tiếp với nhân dân...

- Nên mở rộng hình thức xét xử lưu động về thuế để có thể răn đe với các

hành vi trốn thuế đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trên các điểm nóng

81

Thứ ba, cần thực hiện việc phân nhóm các đối tượng cần tuyên truyền giáo dục theo trình độ nhận thức, mối quan tâm... để có phương pháp tuyên truyền hiệu quả.

Thứ tư, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục vào các địa bàn có số hành vi vi phạm pháp luật cao về thuế như Quận 1, 3, Q. Bình Tân...

Thứ năm, cần phải tăng cường tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về thuế.

Thứ sáu, cần nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của ngành thuế, của cấp uỷ, UBND phường xã, thị trấn tránh tình trạng hiểu biết pháp luật của tuyên truyền viên còn thấp hơn cả đối tượng được tuyên

truyền.

Thứ bảy, thành phố cần sớm triển khai, hồn thiện và đưa giáo dục chính sách pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng vào trong học đường đường dưới dạng các hoạt động tìm hiểu pháp luật, chứ khơng nên đưa vào dưới dạng là

một môn học sẽ gây phản tác dụng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)