2.1 Tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm
2.1.2 Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm trốn thuế 34
2.1.2.1 Đặc điểm về nhân thân người phạm tội
Nhân thân của người phạm tội trốn thuế là tổng hợp những dấu hiệu về xã hội, chính trị, tâm lý, thể chất của người thực hiện hành vi phạm tội. Nó thể hiện qua các thơng số sau:
- Về nghề nghiệp:
Bảng 8 Tỷ lệ nghề nghiệp của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm Số bị can Tỷ lệ % Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc Chủ cơ sở sản xuất Kế toán trưởng, Kế toán Nghề nghiệp khác 2006 40 45 % 10 % 25% 20 % 2007 52 53 % 4 % 33 % 10 % 2008 48 54 % 6 % 25 % 15 % 2009 34 44 % 3 % 23 % 30 % 2010 25 40 % 8 % 32 % 20 % Trung bình 199 47 % 6 % 28 % 19 %
(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM)
Qua nghiên cứu về nghề nghiệp của các bị can phạm tội trốn thuế từ năm 2006 đến năm 2010 nhận thấy có tới 47% các bị cáo nắm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân...; tiếp đến là 28% các bị cáo là Kế toán trưởng, kế tốn và 19% các bị cáo có nghề nghiệp khác như Trưởng phòng kinh doanh, đội trưởng
đội xây dựng, nhân viên kinh doanh...; còn lại chiếm 6% là các chủ cơ sở sản xuất
có đăng ký kinh doanh. Đặc biệt số liệu cũng chỉ ra mối liên hệ tăng giảm song song giữa số bị cáo là Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc... với các bị cáo là Kế toán trưởng, kế toán. Trong cơ cấu nghề nghiệp của các bị can phạm tội trốn thuế thì đây là hai thành phần nghề nghiệp chính và có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ trực tiếp lẫn nhau khi thực hiện hành vi trốn thuế. Điều này cũng phản ánh chính xác
35
thực tế về mối quan hệ giữa thủ trưởng các đơn vị (hoặc lãnh đạo đơn vị được giao quản lý về mặt tài chính) với Kế tốn trưởng và kế tốn. Đa phần các vụ án đều có sự cấu kết chặt chẽ giữa hai đối tượng này.
- Về giới tính, Quốc tịch:
Bảng 9 Tỷ lệ giới tính, quốc tịch của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM)
Qua nghiên cứu về giới tính của các bị can phạm tội trốn thuế trong giai đoạn 2006-2010 nhận thấy số bị can là nam giới chiếm tỷ lệ trung bình 55,8%; số bị can là nữ giới chiếm tỷ lệ trung bình là 44,2%. Đây là tỷ lệ tương đối cân bằng không
giống như một số loại tội phạm khác nam hoặc nữ giới chiếm đa số. Từ thực tiễn này cho thấy xu trong hướng phịng chống tội trốn thuế sẽ khơng đặt trọng tâm vào yếu tố giới tính. Hay nói cách khác trong các phương án đấu tranh phòng ngừa tội phạm trốn thuế thì yếu tố giới tính khơng được đặt ra.
Qua nghiên cứu về quốc tịch của các bị can phạm tội trốn thuế trong giai
đoạn 2006-2010 nhận thấy 100% số bị can là người Việt Nam. Điều này thể hiện
chưa chính xác thực trạng đang diễn ra vì số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và số người nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là
khá lớn trong đó có rất nhiều người thực hiện hành vi trốn thuế nhưng chưa bị xử lý hoặc tồn tại dưới dạng tội phạm ẩn. Việc nương nhẹ, hoặc không xử lý được người phạm tội trốn thuế là người nước ngoài sẽ tạo ra những hệ lụy rất lớn trong hoạt
động phịng ngừa nói riêng và việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung.
Năm Số bị
can
Tỷ lệ %
Giới tính Quốc tịch
Nam Nữ Việt Nam Nước Ngoài
2006 40 56 % 44 % 100 % 0 % 2007 52 58 % 42 % 100 % 0 % 2008 48 51 % 49 % 100 % 0 % 2009 34 60 % 40 % 100 % 0 % 2010 25 54 % 46 % 100 % 0 % Trung bình 199 55,8 % 44,2 % 100 % 0 %
36
- Về độ tuổi:
Qua nghiên cứu về độ tuổi của các bị can phạm tội trốn thuế trong giai đoạn 2006-2010 nhận thấy độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ trung bình cao nhất là 57%; tiếp đến là độ tuổi trên 45 với tỷ lệ trung bình chiếm 29%; cịn lại là độ tuổi từ 18
đến 30 chiếm tỷ lệ 14%; khơng có bị can nào phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi. Điều
này cho thấy số bị can phạm tội trốn thuế thường là những người đã phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, có sự nhận thức sâu sắc, chín chắn về hành vi phạm tội của mình. Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào vịng đời của một con người thì những người dưới 18 tuổi thường đang trong độ tuổi đi học hoặc nếu đã đi làm thì nhóm tuổi này cũng ít có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến kinh doanh và đặc biệt là liên quan đến việc khai và nộp thuế. Việc tội phạm tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 45 cũng có thể được lý giải bởi đây là độ tuổi khởi nghiệp cũng như là giai
đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi cá nhân. Ở giai đoạn này các cá nhân tập trung, đầu tư mọi sức lực về vật chất cũng như tinh thần cho việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh, lập nghiệp. Do đó những hành vi làm giàu bất chính từ việc trốn thuế (nếu có) xảy ra ở độ tuổi này sẽ cao hơn các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi từ trên 45 tuổi cũng là nhóm có nguy cơ cao trong cấu thành tội phạm trốn thuế bởi nhóm tuổi này thường nắm các chức vụ cao, có khả năng kiểm sốt các hoạt động kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp.
Bảng 10 Tỷ lệ về độ tuổi của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM)
Năm Tổng số bị can Tỷ lệ độ tuổi Dưới 18 tuổi Từ 18 đến 30 Từ 30 tuổi đến 45 Từ trên 45 tuổi 2006 40 0 % 9 % 64 % 27 % 2007 52 0 % 18 % 57 % 25 % 2008 48 0 % 20 % 52 % 28 % 2009 34 0 % 14 % 54 % 32 % 2010 25 0 % 10 % 56 % 34 % Trung bình 199 0 % 14% 57 % 29 %
37
- Về trình độ học vấn:
Qua nghiên cứu về trình độ học vấn của các bị can phạm tội trốn thuế xảy ra tại địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006 - 2010 nhận thấy số bị can có trình độ phổ
thơng trung học (12/12, 10/10) chiếm tỷ lệ trung bình cao nhất là 64%; tiếp đến là các bị can có trình độ đại học và tương đương chiếm tỷ lệ trung bình 25%; các bị can có trình độ học vấn dưới phổ thơng trung học chiếm tỷ lệ trung bình 8%; thấp nhất là các bị can có trình độ trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm tỷ lệ trung bình 3%. Điều đó cho thấy các bị can phạm tội trốn thuế đa phần là những người có
trình độ học vấn cao, có khơng ít người có trình độ đại học, trên đại học về tài
chính, kế tốn, ngân hàng, luật... Do đó họ là người am hiểu sâu sắc về thuế nên các phương thức thủ đoạn phạm tội, thủ đoạn che dấu, thủ đoạn đối phó với cơ quan
bảo vệ pháp luật cũng hết sức tinh vi.
Bảng 11 Tỷ lệ về trình độ học vấn của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM)
2.1.2.2 Đặc điểm về biểu hiện khách quan của tội phạm trốn thuế tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm về biểu hiện khách quan của tội phạm trốn thuế được thể hiện ở
các nội dung chính là: địa bàn hoạt động, thời gian phạm tội, thủ đoạn phạm tội và lĩnh vực phạm tội. Năm Tổng số bị can Tỷ lệ trình độ học vấn Dưới phổ thơng trung học Phổ thông trung học Đại học Trên đại học 2006 40 9% 70 % 20 % 1 % 2007 52 12% 62 % 24 % 2 % 2008 48 6% 62 % 29 % 3 % 2009 34 7% 65 % 23 % 5 % 2010 25 6% 61 % 33 % 0 % Trung bình 199 8 % 64 % 25 % 3 %
38
- Về địa bàn hoạt động:
Xét trên toàn khu vực TP.HCM, theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế và chức vụ - Cơng an TP.HCM thì số vụ tội phạm trốn thuế được phát hiện phân bổ
chủ yếu tại các quận, huyện tập trung đông các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như Quận Bình Tân, Quận 12, Quận 9, Quận Thủ Đức... hoặc các quận tập trung nhiều văn phòng đại diện, trụ sở kinh doanh của các cơng ty, tập đồn như Quận 1, Quận 3, Quận Phú Nhuận... Tuy nhiên, cách thống kê này chỉ mang tính chất tương đối vì các hành vi trốn thuế trong cùng một vụ án thường xảy ra trên nhiều địa bàn khác nhau. Mặt khác, các đối tượng trốn thuế dưới hình thức lập doanh nghiệp để mua bán hố đơn GTGT nhằm trốn thuế thơng thường sẽ chọn những địa bàn có sự quản lý lỏng lẻo về thuế hoặc các địa bàn có khối lượng cơng việc cần quản lý quá lớn như quận 9 hoặc quận 3, Phú Nhuận.
- Về thời gian phạm tội:
Đối với mỗi loại tội phạm thường có đặc điểm về thời gian nhất định mang
tính đặc thù. Nếu như các tội phạm về trật tự xã hội như giết người, cướp tài sản... thời gian phạm tội thường diễn ra vào buổi tối, trong một khoảng thời gian ngắn. Thì ở tội phạm trốn thuế lại khơng có những đặc điểm này. Do tính chất phức tạp
của hành vi trốn thuế, việc thực hiện hành vi trốn thuế thường phải có lộ trình, theo những cơng đoạn nhất định phù hợp với quá trình kê khai thuế và nộp thuế. Ở
những vụ trốn thuế lớn việc thực hiện tội phạm thường diễn ra trong một thời gian dài, phổ biến là trên 3 năm với các hành vi diễn ra liên tiếp cho đến khi bị phát hiện.
- Về lĩnh vực thuế tội phạm trốn thuế hoạt động:
Trong 5 năm gần đây những vụ trốn thuế bị xử lý hình sự tập trung chủ yếu vào loại thuế GTGT chiếm 88.24% số vụ án, thuế TNDN 10.51% vụ án, loại khác chỉ chiếm 1.25%. Tình trạng trên một mặt phản ánh thực trạng tình hình tội phạm trốn thuế hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thuế GTGT. Mặt khác, tình trạng trên cũng có ngun nhân từ chính sách xử lý hình sự của chúng ta đối với hành vi trốn thuế trong thời gian vừa qua.
39
Bảng 12. Tỷ lệ về lĩnh vực thuế tội phạm trốn thuế hoạt động
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM)
Đối với hành vi trốn thuế TNDN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi
các doanh nghiệp khai báo thuế: thu nhập chịu thuế bằng doanh thu của họ trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả
thu nhập nhận được ở ngồi Việt Nam. Do đó để trốn thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đã mua hoá đơn khống nhằm tăng các khoản chi đầu vào. Ở một số địa phương khác hay ở TP.HCM trước năm 2006 thì hành vi này được coi là trốn thuế TNDN, nhưng từ sau năm 2006 thì các cơ quan tiến hành tố
tụng ở TP.HCM hiểu một cách thống nhất là trốn thuế GTGT. Như vậy, xét về mặt thực tiễn xét xử đã có sự chuyển hóa từ tội trốn thuế TNDN sang tội trốn thuế
GTGT.
Bên cạnh đó, do chính sách xử lý hình sự của chúng ta hiện nay, hành vi trốn thuế trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu chủ yếu bị xử lý dưới tội danh Buôn lậu theo
Điều 153, tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Điều 154 BLHS; Hành
vi trốn thuế trong các lĩnh vực khác thường được khép vào các tội danh như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tham ô... Đặc biệt đối với hành vi trốn thuế TNCN trên thực
tế hầu như khơng đặt ra vấn đề xử lý hình sự.
Điển hình là hành vi khai báo gian dối giá trị quyền sử dụng đất khi giao dịch
bất động sản, mặc dù số tiền trốn thuế lên đến trên 100 triệu đồng cũng không bị xử lý hình sự.
Ví dụ: A bán cho B một căn biệt thự với giá 8 tỷ, giá trị mua vào trước đó là 6 tỷ, nhưng 2 bên thoả thuận chỉ kê khai với mức giá 2 tỷ đồng để trốn thuế TNCN.
Năm Tổng số vụ án Tỷ lệ Thuế Giá trị gia tăng Thuế thu nhập
doanh nghiệp Loại khác
2006 20 80 % 20 % 0 % 2007 28 82 % 18 % 0 % 2008 16 87.5 % 6.25 % 6.25 % 2009 12 91.7 % 8.3 % 0 % 2010 8 100 % 0 % 0 % Trung bình 84 88.24 % 10.51 % 1.25 %
40
Khi ra đăng ký chuyển quyền sử dụng đất thì bị phát hiện tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền khơng truy cứu đối với A về tội trốn thuế cho dù theo 2 cách tính: 2% trên giá trị chuyển nhượng hoặc 25% TNCN chịu thuế (thu nhập chênh lệch) thì số tiền trốn thuế đều trên 100 triệu vì đây là giao dịch dân sự nên các bên có quyền tự
định đoạt và tự chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro. Trường hợp giá chuyển nhượng
thấp hơn giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND thành phố quy định thì tính thuế trên giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND thành phố quy định.
- Về phương thức thủ đoạn phạm tội:
Thứ nhất, các phương thức thủ đoạn trong trốn thuế TNDN:
+ Làm sai lệch sổ sách kế tốn để tăng chi phí đầu vào bằng cách lập khống các chi phí trong sản xuất kinh doanh như kê tăng tiền lương của nhân viên, lập khống chi chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, chi phí kho tàng, chi phí bảo quản sản phẩm, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng mơi giới; chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi phí hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán... Hoặc làm sai lệch sổ sách kế toán để giảm doanh thu bằng cách bán hàng không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn với giá trị thấp hơn giá trị thị trường và giá trị hàng hoá dịch vụ ghi trên hoá đơn liên 2 giao cho khách hàng, hoặc sử dụng hoá đơn bán lẻ... từ đó nộp thuế ít hơn hoặc khơng phải nộp thuế. Đa phần các đối tượng này
thường có hai hệ thống sổ sách kế toán.
+ Kê khai hoạt động kinh doanh thuộc nhóm được ưu đãi về thuế.
+ Ghi tồn kho một số hàng hố có giá trị lớn, nhưng khi xuất bán lại khơng xuất hố đơn và mua hàng mới thay vào.
Thứ hai, phương thức thủ đoạn trốn thuế giá trị gia tăng:
+ Thủ đoạn phố biến là mua hoá đơn GTGT của các đơn vị bán lẻ hoặc các hoá đơn trôi nổi ở chợ hoặc trung tâm thương mại, sử dụng hoá đơn mua ở chợ đen hoặc của các doanh nghiệp “ma” (doanh nghiệp được thành lập nhưng khơng có tổ chức kinh doanh, mua hố đơn GTGT của cơ quan thuế, móc nối với các đối tượng “cị” hố đơn để sau một thời gian sẽ giải tán doanh nghiệp, chuyển trụ sở giao dịch hoặc bỏ trốn...; đa số các doanh nghiệp này người đứng tên thường là những người
khơng có trình độ thậm chí mù chữ, được thuê đứng tên với giá từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Trên thực tế trong một số vụ án tại TPHCM có đối tượng sử dụng hồ sơ
của người xin việc làm thành lập nhiều doanh nghiệp ma ở nhiều địa phương khác nhau) với giá từ 2 đến 5% giá trị hoá đơn rồi ghi khống hàng hoá để hợp thức đầu vào nhằm trốn thuế GTGT. Đến năm 2008 Luật Thuế GTGT được sửa đổi để hạn
41
chế việc sử dụng hoá đơn khống, Luật đã quy định với hành vi mua bán hàng hố
trên 20 triệu đồng thì phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Để đối phó với thủ
đoạn này các đối tượng trốn thuế đã liên kết với nhau để vừa lập hoá đơn khống vừa
hợp thức hoá bằng việc chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản, thậm chí có những vụ án có đối tượng chuyên đứng ra thực hiện việc chuyển tiền qua tài khoản dưới