Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 VỀ CÔNG TÁC CHO VAY
Theo thông lệ hoạt động của hệ thống ngân hàng, việc đầu tư vốn chủ yếu
được thực hiện theo những dự án với những lĩnh vực đầu tư kinh tế cụ thể. Tùy
ngành mà nó có những rủi ro khác nhau. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động tiếp cận các dự án và lựa chọn các dự án mới có hiệu quả, những sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng trả nợ ngân hàng để cho vay đầu tư.
Mặt khác, ngân hàng cần chú trọng lựa chọn lĩnh vực đầu tư mang tính mũi
nhọn, đột phá, có ý nghĩa đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa phương, của
vùng và của từng ngành nghề như: công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp...
Để nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như cơng tác cho vay của ngân hàng,
tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với ngành: nơng lâm nghiệp, thủy sản. Đồng thời đây cũng là 1 giải pháp chung cho tất cả các ngành còn lại.
+ Xây dựng phương thức cho vay phải đáp ứng các yêu cầu: các khoản tín
dụng phải đáng tin cậy và có khả năng thu hồi vốn. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản, canh tác ruộng vườn trong toàn tỉnh; xây dựng cơ sở hạ tầng cho từng vùng nuôi trồng chuyên canh cụ thể.
+ Để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được không bị ép giá cần có chính sách về giá cả thị trường. Nhà nước cần hỗ trợ giá cụ thể cho ngành thủy sản, nông lâm nghiệp vì 2 ngành này chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như thiên
ta dịch bệnh. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, công
tác quản lý nhằm nâng cao kiến thức cho người dân, để có đủ tri thức sẵn sàng
đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục
đích xin vay. Để hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất do khách hàng phải quản
lý một số tiền lớn trong thời gian đầu vụ sản xuất, dễ dẫn đến tình trạng khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng nên thực hiện giải ngân theo tiến độ dự án sản xuất. Ví dụ như: Trong nơng nghiệp gồm xuống giống, bón phân, làm
đồng... Thủy sản gồm thả giống, bỏ thuốc kháng sinh, thức ăn cho giai đoạn nuôi
thúc....
Kiên quyết từ chối các phương án, dự án vay vốn kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là các trường hợp khách hàng chỉ kinh doanh chạy theo phong trào trong khi kinh nghiệm khơng có, mức vốn tự có thấp hơn nhiều so với số vốn vay, đầu ra sản phẩm không chắc chắn.
Ngân hàng không nên xem giá trị tài sản, việc thế chấp tài sản là yếu tố quyết định cho vay hay không cho vay, mà cần xem xét mục đích vay có mang
lại hiệu quả không. Đặc biệt cần xem tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các
quyền của người vay, tinh thần trách nhiệm của những thành viên có liên quan
đối với tài sản thế chấp. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó địi, cịn nguồn trả nợ chính là khoản lợi nhuận
thu về từ hiệu quả kinh doanh của phương án đề ra, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.