QUA 3 NĂM 2007-2009 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 2008/2007 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 142.380 172.941 402.700 30.561 21,46 229.759 132,85 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 53.660 113.469 175.877 59.809 111,46 62.408 55,00 Dịch vụ và kinh doanh khác 256.970 216.785 379.374 (40.185) (15,64) 162.589 75,00 Tiêu dùng 183.128 183.948 285.119 820 0,45 101.171 55,00 Tổng 636.138 687.143 1.243.070 51.005 8,02 555.927 80,90
(Nguồn : Phòng Khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
142380 53660 256970 183128 172941 113469 216785 183948 402700 175877 379374 285119 0 100000 200000 300000 400000 500000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản Dịch vụ-kinh doanh khác Tiêu dùng
Hình 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM 2007-2009 QUA 3 NĂM 2007-2009
- Dư nợ lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ta thấy ở lĩnh vực này doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng dư nợ thì lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp,
là 142.380 triệu đồng; năm 2008, chỉ số này tăng 21,46%, tăng 30.561 triệu đồng so với năm 2007; chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2009 tăng 132,85% đạt mức 402.700 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ của Ngân hàng và dư nợ dồn từ những năm trước để lại.
- Dư nợ lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: đây là lĩnh vực đầu tư có dư nợ thấp nhất. Năm 2007 chỉ tiêu này là 53.660 triệu đồng; năm 2008 dư nợ đạt 113.469 triệu đồng, đã tăng 111,46% so với 2007. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh lĩnh vực này có nhiều biến động bất lợi nên Ngân hàng đa phần chỉ giải ngân cho các khách hàng thân thuộc nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời doanh số cho vay lĩnh vực này tăng do chính phủ chỉ đạo cho Ngân hàng hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp thu mua cá tra, cá ba sa nguyên liệu với lãi suất thấp. Qua năm 2009 chỉ tiêu này tăng khá mạnh, tăng 55% với số tiền tương ứng là 62.408 triệu đồng.
- Dư nợ dịch vụ và kinh doanh khác: đây là chỉ tiêu có dư nợ cao, cụ thể năm 2007 đạt 256.970 triệu đồng và đến năm 2008 chỉ tiêu này đã giảm 40.185 triệu đồng nhưng cũng khá cao đạt 216.785 triệu đồng. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do tình hình thu nợ lĩnh vực đầu tư này giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng một phần bởi các yếu tố khách quan của kinh tế xã hội trong những năm qua. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng trong năm 2009 đạt 379.374 triệu đồng, tăng 75% so với 2008.
- Dư nợ tiêu dùng: chiếm tỷ trọng khá lớn, bình quân trên 25% và có sự biến động tương đối thấp trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2007 dư nợ tiêu dùng là 183.128 triệu đồng; đến năm 2008 tình hình dư nợ này tăng nhẹ, chiếm 26,77% tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ tăng 55% so với 2008 đạt 285.119 triệu đồng. Điều đó cho thấy Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này trong 2 năm qua đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng có uy tín để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân cư.
4.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu
4.3.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn
Bảng 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
2007 2008 2009 SO SÁNH
CHỈ TIÊU 2008/2007 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 2.191 1.907 1.044 (284) (12,96) (863) (45,25) Trung và dài hạn 3.020 999 881 (2.021) (66,92) (118) (11,81) Tổng 5.211 2.906 1.925 (2.305) (44,23) (981) (33,76)
(Nguồn : Phòng Khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
2191 3020 1907 999 1044 881 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung-dài hạn
Hình 14: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009
Tình hình nợ xấu của ngân hàng là rất khả quan, giảm mạnh qua từng năm. Năm 2007 nợ xấu là 5.211 triệu đồng và năm 2008 chỉ tiêu này giảm 44,23% còn 2.906 triệu đồng; sang năm 2009 tiếp tục giảm 918 triệu đồng (hay giảm 33,76%). Đạt được kết quả trên là do trong những năm gần đây một phần là do công tác triệt tiêu nợ xấu được đẩy mạnh, mặt khác Ngân hàng cho vay có chọn lọc khách hàng hơn nên tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng, khẳng định cơng tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, là
những năm gần đây nhìn chung rất khả quan, tốc độ giảm của nợ xấu luôn ở mức khá cao. Để làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng ta tiếp tục xem xét đến các nhân tố khác.
* Nợ xấu ngắn hạn: năm 2007 là 2.191 triệu đồng, qua năm 2008 giảm 12,96% còn 1.907 triệu đồng và đến năm 2009 tiếp tục giảm 45,25% còn 1.044 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được các khoản thu nợ, khách hàng rất có trách nhiệm trả nợ vay cho ngân hàng.
* Nợ xấu dài hạn: cũng giảm mạnh qua từng năm, năm 2008 giảm mạnh 62,92% tương ứng giảm 2.021 triệu đồng, còn 999 triệu đồng và đến năm 2009 tiếp tục giảm 11,81% tức giảm 118 triệu đồng, còn 881 triệu đồng. Đạt được kết quả khả quan này là do sự nổ lực trong công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng, thường xun đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
4.3.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Bảng 16: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 2008/2007 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
DNNN 522 0 0 (522) (100,00) 0 0,00
Cty CP-TNHH 224 335 210 111 49,67 (125) (37,22)
DNTN 897 854 922 (43) (4,81) 69 8,03
Cá thể 3.569 1.718 793 (1.851) (51,87) (925) (53,85) Tổng 5.211 2.906 1.925 (2.305) (44,23) (981) (33,76)
(Nguồn : Phòng Khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
522 224 897 3569 0 335 854 1718 0210 922 793 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm DNNN Cty CP-TNHH DNTN Cá thể
Hình 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009
Nhìn chung, tình hình nợ xấu đối với các đối tượng khách hàng phần lớn diễn biến theo chiều hướng giảm, chỉ tăng đối với Cty CP, Cty TNHH vào năm 2008 và đối với DNTN vào năm 2009.
- Doanh nghiệp nhà nước: Tình hình nợ xấu đối với đối tượng khách hàng này giảm mạnh qua các năm và đạt giá trị 0 vào năm 2008 và 2009. Đây là kết quả tích cực mà ngân hàng đã đạt được trong việc tăng cường thu nợ trong những năm vừa qua.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Nợ xấu năm 2007 là 224 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 do diễn biến kinh tế bấp bênh nên tình hình nợ xấu đối với đối tượng này tăng 49,67% tăng lên 335 triệu đồng. Đây là tốc độ tăng lớn biểu hiện rủi ro trong các món vay này rất cao, chất lượng tín dụng đối với đối tượng này giảm mạnh, trước tình hình đó địi hỏi ngân hàng phải tăng cường hơn nữa công tác thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho đối tượng này nhằm khơi phục tình trạng kinh doanh trở lại để ngân hàng dễ dàng hơn trong công tác thu nợ giảm chỉ tiêu này xuống. Và năm 2009 thì chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 210 triệu đồng tức giảm 37,22% so với năm 2008.
- Doanh nghiệp tư nhân: Năm 2005 nợ xấu DNTN là 897 triệu đồng; sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 854 triệu đồng với tỷ lệ giảm 4,81%. Thế nhưng chỉ tiêu này đã tăng lên 8,03% vào năm 2009.
- Cá thể: Chỉ tiêu nợ xấu đối với cá thể biến động giảm qua 3 năm. Năm 2007 chỉ tiêu này đạt 3.569 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,49% tổng nợ xấu, đây là đối tượng khách hàng có tỷ trọng nợ xấu lớn nhất trong các đối tượng. Sang năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm về cả số lượng và tỷ trọng. Trong năm này nợ xấu đối tượng cá thể là 1.718 triệu đồng, tức là giảm 1.851 triệu đồng. Sang năm 2009 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 793 triệu đồng, thấp hơn năm 2008 là 925 triệu đồng, tức là giảm 53,85%.
4.3.4.3 Phân tích tình hình nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư
Nợ xấu đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Vào năm 2007 nợ xấu lĩnh vưc này là 985 triệu đồng. Nhưng qua năm 2008 thì nợ xấu lĩnh vực này giảm còn 742 triệu đồng, tức giảm 24,65% tương số tiền 243 triệu đồng; và đến năm 2009 tăng nhẹ đạt 874 triệu đồng. Đạt đươc kết quả này là do cán bộ tín dụng đã
cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình trong cơng tác cho vay cũng như việc giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Bảng 17: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009
SO SÁNH
2008/2007 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 985 742 874 (243) (24,65) 132 17,76 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 887 628 0 (259) (29,21) (628) (100,00) Dịch vụ và kinh doanh khác 1.410 815 1.051 (595) (42,19) 236 28,92 Tiêu dùng 1.929 721 0 (1.208) (62,64) (721) (100,00) Tổng 5.211 2.906 1.925 (2.305) (44,23) (981) (33,76)
(Nguồn : Phòng Khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
985 887 1.410 1.929 742 628 815 721 874 0 1.051 0 0 500 1.000 1.500 2.000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
Sản xuất kinh doanh Chế biến, ni trồng thủy sản Dịch vụ và kinh doanh khác
Tiêu dùng
Hình 16: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009
Nợ xấu đối với lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: có sự biến động giảm qua từng năm. Năm 2008 nợ xấu lĩnh vực này giảm 29,21%, giảm 259 triệu đồng. Qua năm 2009 giảm mạnh và khơng cịn nợ xấu trong lĩnh vực này. Trong những năm qua tình hình lĩnh vực này khả quan do tìm được thị trường mới, nên khách hàng lĩnh vực này chủ động hơn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Từ đó làm cho nợ xấu lĩnh vực này giảm xuống.
Nợ xấu đối với lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2008 giảm 595 triệu đồng, tốc độ giảm 42,19%; năm 2009 tăng 28,92%, tức tăng 236 triệu đồng.
Nợ xấu đối với lĩnh vực tiêu dùng: Do vay tiêu dùng chủ yếu để giải quyết việc thiếu vốn cấp bách nên việc trả nợ của khách hàng lĩnh vực này cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó thị trường bất động sản hồi phục dần cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trả nợ. Chính vì nhưng lý do trên mà nợ xấu lĩnh vực này giảm xuống trong những năm qua. Cụ thể năm 2008 giảm 62,64% so với 2007 và năm 2009 giảm 721 triệu đồng so với 2008.
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CẦN THƠ NĂM 2007-2009 DỤNG TẠI VIETINBANK CẦN THƠ NĂM 2007-2009
CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số cho vay Triệu đồng 2.954.140 2.991.294 3.980.911 Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.029.388 2.940.289 3.424.984 Dư nợ Triệu đồng 636.138 687.143 1.243.070 Dư nợ bình quân Triệu đồng 637.762 661.641 965.107
Nợ xấu Triệu đồng 5.211 2.906 1.925 Vốn huy động Triệu đồng 511.369 827.472 1.308.697 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.670.350 1.950.530 2.310.832 Tổng dư nợ / Vốn huy động % 124,40 83,04 94,99 Tỷ lệ nợ xấu % 0,82 0,42 0,15 Vịng quay vốn tín dụng Lần 4,75 4,44 3,55 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn % 30,61 42,42 56,63 Doanh số thu nợ trên doanh số cho
vay % 102,55 98,29 86,04
4.4.1 Vịng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung tốc độ luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng khá cao, cụ thể năm 2007 là 4,75 lần; năm 2008 giảm xuống còn 4,44 lần; năm 2009 là 3,55 lần. Mặc dù chỉ tiêu này giảm nhưng vẫn tương đối lớn, đồng nghĩa với tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được nâng cao qua từng năm, tuy lợi nhuận không cao nhưng đồng vốn cũng đã được luân chuyển qua nhiều khách hàng khác nhau, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng không bị ngừng trệ.
4.4.2 Dư nợ trên vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỉ lệ này của ngân hàng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm, năm 2007 là 124,40%, qua năm 2008 là 83,04% và năm 2009 là 94,99%. Trong năm 2007 tỷ số này khá lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là tương đối tốt, thế nhưng Ngân hàng cần xem xét lại tình hình huy động vốn sao cho cân đối với nhu cầu vốn của khách hàng. Năm 2008 và năm 2009 chỉ số này dưới 100% cho thấy hiệu quả sử dung vốn huy động chưa tốt, thế nhưng cũng cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng được đẩy mạnh, điều đó cho thấy nguồn vốn huy động dần trở thành nguồn vốn kinh doanh chính của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này ngân hàng sẽ bỏ ra chi phí vơ ích. Do đó trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần cân đối trong việc tạo vốn và sử dụng vốn để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất.
4.4.3 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Ngân hàng cho vay chủ yếu từ nguồn vốn huy động tại chỗ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn vào bảng ta thấy, vốn huy động tăng ổn định qua các năm. Trong năm 2007 chỉ số này là 30,61%, qua đến năm 2008 chỉ số tăng đạt 42,42% và năm 2009 chỉ số này tiếp tục tăng đạt 56,63%. Cho thấy chi nhánh đã khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực, trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng linh hoạt cụ thể tùy theo từng đối tượng vay để nâng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng cao hơn. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì lượng vốn này càng tăng thì ngân hàng sẽ
chủ động trong kinh doanh và lợi nhuận cũng ổn định hơn vì phí điều chuyển vốn từ ngân hàng Hội sở vẫn ở mức cao hơn phí huy đơng tại chỗ.
4.4.4 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hay còn gọi là tỉ lệ thu nợ) phản ánh kết quả thu nợ của ngân hàng, cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tỉ lệ này dùng để đánh giá khả năng và hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả tín dụng trong cơng tác thu nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Qua những tỉ số này ta thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng tương đối cao tuy có giảm nhưng hiệu quả vẫn cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Cụ thể năm 2007 đạt được 102,55% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu về được 102,55 đồng khi đến kỳ hạn; năm 2008 là 98,29% và năm 2009 là 86,04%. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần được tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của ngân hàng.
4.4.5 Phân tích tình hình nợ xấu trên dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại tại một thời điểm nào đó. Với tình hình nợ xấu giảm qua các năm thì tỷ số này cũng giảm theo. Nhìn chung chỉ tiêu này khá thấp, dưới 1% và giảm mạnh qua từng năm. Năm 2007 tỷ lệ này là 0,82%, năm 2008 giảm xuống cịn 0,42% và năm 2009 chỉ cịn 0,15%. Có được điều này là do ngân hàng có sự nổ lực trong công việc từ ban