Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động năm 2007-2009

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)

CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009

SO SÁNH

2008/2007 2009/2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi tổ chức

kinh tế 179.985 316.141 599.195 136.156 75,65 283.054 89,53 Tiền gửi tiết kiệm 314.565 467.446 596.326 152.881 48,60 128.880 27,57 Phát hành GTCG 16.819 43.885 113.176 27.066 160,93 69.291 157,89 Tổng 511.369 827.472 1.308.697 316.103 61,82 481.225 58,16

(Nguồn : Phòng Khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)

179985 314565 16819 316141 467446 43885 599195 596326 113176 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm

Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi tiết kiệm Phát hành GTCG

Hình 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009 CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009

* Tiền gửi tiết kiệm

Trong cơ cấu huy động vốn thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm và đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2008 loại tiền

huy động này đạt 467.446 triệu đồng, tăng 48,60% tương ứng số tiền 152.881 triệu đồng so với năm 2007. Qua năm 2009 loại tiền huy động này tiếp tục tăng mạnh đạt 596.326 triệu đồng, tăng 27,57% với số tiền 128.880 triệu đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng và cần được phát huy đối với Ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn những năm gần đây đã phát triển rõ rệt. Thu nhập ngày càng được cải thiện hơn, mặc dù giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức cao năm 2008 và 2009, nhưng người dân ngày càng có ý thức cao trong việc gửi tiền tiết kiệm. Bên cạnh đó, Vietinbank Cần Thơ là một ngân hàng có uy tín với sự an tồn cao cũng khiến người dân tin tưởng, an tâm khi gửi tiền vào. Trong cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu vì đại đa số người dân cảm thấy yên tâm khi sinh lợi đồng tiền từ ngân hàng hơn là khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường vàng với rủi ro cao.

* Tiền gửi tổ chức kinh tế

Trong vốn huy động, khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi thanh toán) là nguồn vốn huy động tương đối ổn định cho ngân hàng, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế, để thuận tiện trong việc thanh toán, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong kinh doanh và tránh được những rủi ro việc giữ tiền mặt tại quỹ, đồng tiền bị đóng băng khơng sinh lợi. Qua hình 3 ta thấy rõ tiền gửi tổ chức kinh tế tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 vốn huy động này tăng 76,65% tức tăng 136.156 triệu đồng so với năm 2007, đạt 316.142 triệu đồng. Trong năm 2008 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước. Chính điều này đã làm các doanh nghiệp có tâm lý lo ngại trong kinh doanh nên gửi tiền vào ngân hàng để tránh rủi ro và chờ tình hình kinh tế ổn định lại để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong những khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bước qua năm 2009 lượng vốn huy động này tăng mạnh đạt 599.195 triệu đồng, tăng đến 89,53% tương ứng số tiền 283.054 triệu đồng so với 2008. Như vậy cho thấy vốn huy động của ngân hàng khá vững chắc và tăng liên tục, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay và đầu tư thuận lợi hơn. Để đạt được kết quả trên

ngân hàng đã không ngừng điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp, ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế khi đến gửi tiền.

* Phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là một trong những hình thức để ngân hàng huy động thêm vốn cho đơn vị. Năm 2007, nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng 3,29% so với tổng nguồn vốn huy động và tăng nhẹ vào 2 năm sau, 5,30% năm 2008; 8,65% năm 2009. Việc phát hành giấy tờ có giá thường tốn chi phí nhiều hơn khi huy động vốn từ tiền gửi. Do đó Ngân hàng cần giữ tỷ lệ tăng khoản mục này ở mức vừa phải sẽ tốt hơn. Ta thấy năm 2008 khoản mục này tăng đến 160,95% đạt số tiền là 43.885 triệu đồng tăng 27.066 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 tăng 69.291 triệu đồng tức tăng 157,89% so với 2008 và đạt số tiền là 113.176 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với mọi hình thức huy động nên cũng làm cho khoản mục này tăng lên.

b) Huy động theo thời hạn

Bảng 05: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

2007 2008 2009 SO SÁNH

CHỈ TIÊU 2008/2007 2009/2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 479.249 725.576 1.078.759 246.327 51,40 353.183 48,68 Trung-dài hạn 32.120 101.896 229.938 69.776 217,24 128.042 125,66 Tổng 511.369 827.472 1.308.697 316.103 61,82 481.225 58,16

479249 32120 725576 101896 1078759 229938 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung-dài hạn

Hình 04: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007-2009

Qua bảng kết quả huy động vốn trên ta thấy rõ ràng là nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn huy động được và luôn tăng qua các năm. Vốn huy động ngắn hạn hằng năm chiếm từ 82,43% đến 93,72%. Với tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn lớn giúp cho chi nhánh năng động hơn trong hoạt động của mình do chi phí huy động thấp. Nhưng nhược điểm là không mang lại lợi nhuận nhiều cho ngân hàng vì đây là nguồn tiền không ổn định, khách hàng chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn thậm chí họ có thể rút bất kỳ lúc nào đối với tiền gửi không kỳ hạn.

* Nguồn vốn huy động ngắn hạn:

Phần lớn đây là lượng tiền huy động từ tiền gửi kho bạc do kho bạc chưa có nhu cầu chi trong một thời gian nhất định vì vậy gửi vào ngân hàng đến khi có nhu cầu thì rút vốn phục vụ cho việc chi tiêu ngân sách. Ngoài ra, nguồn vốn này còn được huy động từ các tổ chức kinh tế do số tiền này là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng. Khi chưa đến chu kỳ sản xuất kinh doanh hay chưa có nhu cầu sử dụng vốn thì các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng để trang trải một phần chi phí, hay nhằm mục đích là để chi trả và thanh tốn trong q trình kinh doanh. Bên cạnh đó cịn có một số khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm này có thể chủ động rút lấy lãi nhằm phục vụ cho việc chi tiêu sinh hoạt

hạn vừa chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động vừa có chiều hướng tăng về giá trị trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2007, ngân hàng huy động vốn ngắn hạn được 479.249 triệu đồng; đến năm 2008 vốn huy động ngắn hạn đạt 725.576 triệu đồng tăng 51,40% so với năm 2007; năm 2009 tiếp tục tăng thêm 353.183 triệu đồng tức tăng 48,68% so với năm 2008.

* Nguồn vốn huy động trung và dài hạn

Chiếm tỷ trọng thấp dưới 20% và có chiều hướng tăng mạnh qua các năm. Vốn huy động trung và dài hạn năm 2008 đạt 101.896 triệu đồng tăng 217,24% so với năm 2007; năm 2009 tăng thêm 128.042 triệu đồng và đạt 229.938 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do đây là nguồn vốn rất ổn định nên ngân hàng có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn tiền này để đầu tư sinh lời mà khơng cần phải dự trữ q nhiều, vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền ngân hàng đã đưa ra những chính sách lãi suất hấp dẫn đem lại nguồn vốn lớn để kinh doanh.

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay

4.3.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Mục đích kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm tìm ra nguồn lợi nhuận. Do đó, cơng tác cho vay là hoạt động chủ chốt của tất cả các ngân hàng.Trong những năm qua Vietinbank Cần Thơ không ngừng mở rộng thị phần, tìm nguồn khách hàng mới cho ngân hàng và được thể hiện rõ nét qua doanh số cho vay của ngân hàng.

Bảng 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2007-2009 NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009

SO SÁNH

2008/2007 2009/2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.413.550 2.649.187 3.617.949 235.637 9,76 968.762 36,57 Trung - dài hạn 540.590 342.107 362.962 (198.483) (36,72) 20.855 6,10 Tổng 2.954.140 2.991.294 3.980.911 37.154 1,26 989.617 33,08

2413550 540590 2649187 342107 3617949 362962 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung-dài hạn

Hình 05: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2007-2009 NĂM 2007-2009

* Doanh số cho vay ngắn hạn: bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt trên 2.649 tỷ đồng với tốc độ tăng so với năm 2007 là 9,76%. Sang năm 2009 tăng thêm 968.762 triệu đồng, đạt trên 3.617 tỷ đồng, tốc độ gia tăng là 36,57% so với năm 2008. Nhìn chung, trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 80%) so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó, địa bàn Thành phố Cần Thơ tuy đa dạng về ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn hạn. Hơn nữa mục đích của tín dụng ngắn hạn phù hợp với công tác cho vay của Ngân hàng Công thương là bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho tiêu dùng cá nhân… Từ đó, chúng ta có thể nhận ra rằng doanh số cho vay ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trong thời gian tới.

* Doanh số cho vay trung và dài hạn: mục đích cho vay trung và dài hạn là cung cấp môt lượng vốn lớn để khách hàng phát triển qui mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới… Lĩnh vực cho vay này chiếm tỷ trọng khá thấp (dưới 20%) trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng là 18,30%, năm 2008 chiếm 11,44% và năm 2009 giảm còn 9,12% so với tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Nguyên nhân là do lĩnh vực

cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này có sự biến động giảm qua từng năm, cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này giảm mạnh 36,72%, tức giảm 198.483 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến tình hình biến động trên là do trong năm 2007, trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa nên nhu cầu vốn cho việc đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ thuật tăng cao nên cho vay trung và dài hạn cũng tăng theo. Nhưng sang năm 2008, do tình hình kinh tế thị trường trên địa bàn cũng ảnh hưởng từ sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên Ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay các dự án, vì thế Ngân hàng tập trung nguồn vốn để phát triển cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Sang năm 2009 cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng thì chỉ tiêu này cũng tăng trở lại 6,10% so với năm 2008 tức tăng 20.885 triệu đồng.

4.3.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Trong thời gian qua, Vietinbank Cần Thơ cho vay các đối tượng khách hàng như doanh nghiệp nhà nước (DNNN); công ty cổ phần (Cty CP); công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH); doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và kinh tế cá thể. Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 ngân hàng cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng này với số lượng khác nhau cho các đối tượng khác nhau, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 07: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG NĂM 2007-2009 KHÁCH HÀNG NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009

SO SÁNH

2008/2007 2009/2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

DNNN 599.234 602.354 685.213 3.120 0,52 82.859 13,76 Cty CP, Cty TNHH 1.585.157 1.496.358 2.166.307 (88.799) (5,60) 669.949 44,77 DNTN 144.675 216.342 599.902 71.667 49,54 383.560 177,29 Cá thể 625.074 676.240 529.489 51.166 8,19 (146.751) (21,70) Tổng 2.954.140 2.991.294 3.980.911 37.154 1,26 989.617 33,08

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm DNNN Cty CP-TNHH DNTN Cá thể

Hình 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG NĂM 2007-2009 KHÁCH HÀNG NĂM 2007-2009

Nhìn chung, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng có những biến động bất thường. Đối với các DNNN và DNTN thì chỉ tiêu này liên tục tăng. Còn cho vay đối với Cty CP, Cty TNHH và kinh tế cá thể thì chỉ tiêu này biến động bất thường, cụ thể đối với Cty CP và Cty TNHH thì giảm xuống trong năm 2008 và tăng lên vào năm 2009 với tốc độ đáng kể; ngược lại kinh tế cá thể tăng lên trong năm 2008 nhưng lại giảm xuống vào năm 2009.

- Doanh nghiệp nhà nước: tỷ trọng cho vay DNNN trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng giảm qua các. Nếu như năm 2007 tỷ trọng cho vay DNNN là 20,28% thì năm 2008 giảm xuống còn 20,14% và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 17,21% trong năm 2009. Tỷ trọng cho vay DNNN giảm là do trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa làm cho các DNNN giảm dần về số lượng thay vào đó là sự tăng lên về số lượng của các Cty CP. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng doanh số cho vay DNNN qua 3 năm vẫn tăng nhưng không đáng kể. Năm 2008 tăng 0,52% tức tăng 3.120 triệu đồng so với năm 2007; đến năm 2009 đạt 685.213 triệu đồng tăng 13,76% so với năm 2008.

- Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất trong cho vay tại ngân hàng. Chỉ tiêu này có sự biến động ổn định qua các năm. Năm 2007 cho vay đối với đối tượng này trên 1.585 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53,66% trong tổng cho vay. Đến năm 2008 do

với năm 2007 và đạt trên 1.496 tỷ đồng, thế nên tỷ trọng trong tổng cho vay đã có phần giảm nhẹ và chiếm 50,02%. Chỉ tiêu này đã tăng lên mức 2.166.307 triệu đồng trong năm 2009 tức là tăng đến 44,77% và tỷ trọng cũng tăng lên chiếm 54,42% tổng cho vay của ngân hàng. Cho vay đối với các Cty CP và Cty TNHH tăng là do chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự xuất hiện thêm của một số Cty CP, Cty TNHH mới trên địa bàn làm cho số doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng này tăng lên, khi đó kéo theo nhu cầu vốn đối với đối tượng khách hàng này cũng tăng lên, với uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp Vietinbank Cần Thơ đã được các doanh nghiệp này tìm đến để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. Chính điều đó đã làm cho doanh số cho vay đối với các đối tượng khách hàng này đã tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng cho vay của ngân hàng.

- Doanh nghiệp tư nhân: Cho vay đối với DNTN biến động theo hướng tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)