- vi
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA
4.1.2. Phân tích hoạt động tín dụng
Bảng 3. Tình hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Tiền Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chênh lệch 2010-2009 2011-2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 2.977 3.760 5.750 783 26,3 1.990 52,9
- Cho vay TTXNK 787 991 1.505 204 26,9 514 51,8 - Cho vay khác 2.190 2.769 4.245 579 26,4 1476 53,3 Doanh số thu nợ 2.787 3.461 5.250 674 24,2 1.789 51,7 - Doanh số thu nợ TTXNK 665 908 1.365 243 36,5 457 50,3 - Thu nợ khác 2.122 2.553 3.885 431 20,3 1.332 52,2 Dư nợ 1.701 2.000 2.500 299 17,6 500 25,0 - Dư nợ tín dụng TTXNK 477 560 700 83 17,4 140 25,0 - Dư nợ khác 1.224 1.440 1.800 216 17,6 360 25,0 Nợ quá hạn 17 15 14 -2 -11,8 -1 -6,7 - Nợ quá hạn TTXNK 0 0 0 0 0,0 0 0,0
Nguồn: Phịng tín dụng của BIDV Tiền Giang
Nhìn chung qua 3 năm hoạt động TTXNK của BIDV Tiền Giang có phát triển. Điều này thể hiện qua sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của ngân hàng. Về doanh số cho vay:
Trong ba năm, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu phát triển không đều. Năm 2010, doanh số tăng 204 tỷ đồng tương đương 26% so với doanh số năm 2009. Doanh số cho vay năm 2010 tăng là do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh sau thời
32
gian đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ra thị trường thế giới kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đã dần khẳng định uy tín của mình đối với các đối tác nước ngồi. Từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất. Do đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng. Theo bảng số liệu, ta thấy năm 2010, doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tăng nhưng không cao là do hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, nền kinh tế tồn cầu mới dần hồi phục, do đó nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu mới dần tăng trở lại. Bước sang năm 2011, doanh số tài trợ xuất nhập khẩu đạt mức 1.505 tỷ đồng, tăng 514 tỷ đồng tương đương 52% so với doanh số 2010. Đây là mức tăng khá cao so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, BIDV Tiền Giang bắt đầu đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, cùng với chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngồi ra cịn do chính sách của BIDV nhằm giữ chân khách hàng quen thuộc với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, lãi suất ưu đãi, từ đó làm tăng doanh số cho vay. Trong năm 2011, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao 18,6%, tiền đồng mất giá, điều này làm tăng chi phí của doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.
Về doanh số thu nợ:
Đối với hoạt động TTXNK, đa số các khoản nợ thường là nợ ngắn hạn nên khi doanh nghiệp hoàn trả các khoản nợ đúng hạn thì khi doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng. Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt. Cụ thể năm 2010 ngân hàng thu được 908 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2009. Điều này cho thấy trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh nên các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán sớm và đúng hạn cho ngân hàng. Đặc biệt, là các khoản chiết khấu bằng USD, khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh tốn từ phía các nhà nhập khẩu đều trả nợ ngay cho ngân hàng. Trong năm 2010 tốc độ doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2011 tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn so với năm trước tăng 50% tức đạt 457 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này là do trong năm 2011 đa số các khoản vay đều là ngắn hạn dưới 3 tháng, các doanh nghiệp vay đều có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, do đó khi doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng theo.
Về dư nợ:
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của hoạt động TTXNK đều tăng qua các năm. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ có tốc độ tăng cao thì dư nợ cũng tăng cao tương
33
ứng và ngược lại. Nhìn chung, khi dư nợ tăng sẽ làm tăng rủi ro của ngân hàng nhưng nó sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng tăng theo vì lượng vốn tồn đọng tại ngân hàng giảm làm hiệu quả sử dụng vốn tăng. Năm 2010 ngân hàng có dư nợ của hoạt động này tăng 17% so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ tăng 25% so với 2010. Điều này cho thấy BIDV đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao, có thể mang đến rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.
Về nợ quá hạn:
Có thể nói nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu doanh số này cao thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt và ngược lại. Tất cả các loại hoạt động tín dụng đều có thể làm phát sinh nợ quá hạn nhưng cao hay thấp là do chính sách ở mỗi ngân hàng. Hoạt động TTXNK hầu như không phát sinh nợ quá hạn là do đặc điểm khác biệt so với các hình thức tín dụng khác là hoạt động này cho vay trên các hợp đồng đã ký để sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nên có nguồn thu nợ ổn định và đúng kỳ hạn. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ vào ngân hàng để xin TTXNK thì ngay từ đầu cơng tác thẩm định hồ sơ được ngân hàng tiến hành rất cẩn thận. Ngân hàng sẽ xem xét nghiêm ngặt về tình hình tài chính cũng như nguồn gốc và giá trị tài sản của các tài sản đảm bảo và họp ban tín dụng rồi mới quyết định cấp hạn mức tín dụng tài trợ cho doanh nghiệp. Chỉ đối với những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, nhiều uy tín trên thương trường thì BIDV mới tài trợ khơng cần tài sản đảm bảo. Như vậy cho thấy đây là một hoạt động tín dụng có chất lượng cao, an tồn và ít rủi ro tín dụng.
Bảng 4. Tỷ trọng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Tiền Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Doanh số cho vay TTXNK 787,00 26,43 991,00 26,36 1.505,00 26,17
Doanh số cho vay khác 2.190,00 73,57 2.769,00 73,64 4.245,00 73,82
Tổng doanh số cho vay 2.977,00 100,00 3.760,00 100,00 5.750,00 100,00
34
Trong ba năm từ 2009 đến 2011, tổng doanh số cho vay đều tăng qua các năm, từ 2.977 tỷ đồng năm 2009 lên 3.760 tỷ đồng năm 2010, và đạt 5.750 tỷ đồng năm 2011. Tỷ trọng tài trợ xuất nhập khẩu vẫn giữ ở mức ổn định 26% trên tổng doanh số cho vay qua các năm. Điều này chứng tỏ vai trị quan trọng của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, hoạt động xuất nhập khẩu đều phát triển mạnh. Khi ngân hàng tăng doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp xúc với nhiều ngân hàng nước ngoài ở nhiều địa điểm khác nhau, tạo cơ hội để ngân hàng tạo dựng và khẳng định uy tín của mình. Ngồi ra, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tạo ra nguồn để ngân hàng tiến hành mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động chứa đựng nhiều nguy cơ: rủi ro chính trị, rủi ro về năng lực của các đối tác của khách hàng, biến động của tỷ giá làm cho chi phí, thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chắc chắn…, do đó ngân hàng giữ tỷ trọng tài trợ xuất nhập khẩu ổn định là chính sách hợp lý.