Bảng các giá trị thống kê mô tả

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 76 - 80)

- vi

4.5. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

4.5.2. Bảng các giá trị thống kê mô tả

Qua bảng thống kê mơ tả (được đính kèm ở phụ lục) ta thấy:

Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp

được khảo sát Tỷ trọng

1. Loại hình doanh nghiệp 20 100

- Cơng ty cổ phần 12 60 - Công ty TNHH 6 30 - DNTN & Hợp tác xã 2 10 2. Ngành hàng 20 100 - Thủy sản 8 40 - Dệt may 5 25 - Lương thực 2 10 - Khác 5 25

- Theo số liệu thống kê từ 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, 60% công ty được khảo sát là công ty cổ phần, 30% công ty được khảo sát là cơng ty TNHH, cịn lại 10% là loại hình DNTN và Hợp tác xã.

- Mặt hàng kinh doanh: các mặt hàng này chủ yếu đều nằm trong danh mục các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cụ thể: như ngành thủy sản chiếm đến 40%, kế đến là ngành dệt may chiếm 25%, ngành lương thực chiếm 10% và các ngành khác như: rau quả, chế biến đồ hộp, đồ chơi bằng gỗ, sản phẩm nhựa chiếm 25%.

- Trong 20 doanh nghiệp được khảo sát, có 80% doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu ở thị trường Châu Âu, trong đó có hơn 30% doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trên ít nhất 2 thị trường. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ lớn và rộng khắp với sức tiêu thụ mạnh.

64

- 100% doanh nghiệp được hỏi họ biết sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng từ đâu thì họ đều trả lời từ giới thiệu của nhân viên ngân hàng. Điều này cho ta thấy mảng marketing của ngân hàng hiện tại còn khá đơn thuần, chỉ phục vụ chủ yếu cho các đối tượng đã quan hệ với ngân hàng từ trước cịn những doanh nghiệp mới khó mà biết đến sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng ra sao, thủ tục thế nào, họ sẽ nhận được những ưu đãi gì...

- Theo số liệu thống kê, có 65% doanh nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm tín dụng TTXNK của BIDV Tiền Giang trong đó có 1 doanh nghiệp là DNTN SD sau khi sử dụng một thời gian đã chuyển qua sử dụng sản phẩm TTXNK của ngân hàng khác vì họ đánh giá khâu định giá tài sản của BIDV Tiền Giang chưa tốt. Tuy đây là trường hợp khá ít xảy ra nhưng BIDV Tiền Giang cũng nên tìm hiểu ngun nhân cụ thể để góp phần hồn

thiện sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng hơn. Bên cạnh đó có 60% doanh nghiệp

sử dụng sản phẩm tín dụng TTXNK của ít nhất 2 ngân hàng. Qua khảo sát, ta còn nhận thấy các doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm tín dụng TTXNK của BIDV Tiền Giang thì đều sử dụng thêm sản phẩm này của ít nhất một ngân hàng khác nữa. Điều này chứng tỏ sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

- Trong khảo sát có đến 70% doanh nghiệp nhận được ưu đãi về lãi suất của ngân hàng đang quan hệ. Trong đó lãi suất TTXNK mà BIDV Tiền Giang đưa ra khá cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp

lựa chọn Tỷ lệ

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm TTXNK của doanh nghiệp

- Nhanh chóng kịp thời 13 65

- Thủ tục đơn giản 10 50

- Thái độ phục vụ 8 40

- Ngân hàng uy tín, đại lý rộng khắp 7 35

- Ngoài lý do về lãi suất, có 65% doanh nghiệp lựa chọn sử dụng sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng là do yếu tố thời gian nhanh chóng kịp thời, 50% là vì thủ tục đơn giản, 40% là do thái độ phục vụ và đến 35% là do ngân hàng uy tín, đại lý rộng khắp.

65

Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp

lựa chọn Tỷ lệ

1. Loại hình tín dụng TTXNK

- Cho vay 10 50

- Chiết khấu bộ chứng từ 9 45

- Bảo lãnh 4 20

- Bao thanh toán 5 25

2. Phương thức TTQT

- L/C 13 65

- TTR 9 45

- Nhờ thu 6 30

- Ghi sổ 1 5

- Trong các loại hình, có 50% doanh nghiệp sử dụng loại hình Cho vay và 45% doanh nghiệp sử dụng Chiết khấu bộ chứng từ. Bên cạnh đó cũng có 25% doanh nghiệp sử dụng Bao thanh toán. Mặt dù Bao thanh tốn là một loại hình tín dụng khá rủi ro nhưng vẫn có một số doanh nhgiệp sử dụng và trong tương lai số lượng này chắc chắn sẽ tăng lên do những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiện tại BIDV Tiền Giang vẫn chưa phát triển loại hình tín dụng Bao thanh tốn này, thiết nghĩ ngân hàng nên phát triển loại hình này nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm tín dụng TTXNK thu hút doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu những quy chuấn riêng của ngân hàng về loại hình này để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Theo số liệu từ 20 doanh nghiệp được khảo sát thì có 65% doanh nghiệp sử dụng phương thức L/C, 45% doanh nghiệp sử dụng TTR, 30% sử dụng Nhờ thu và 5% sử dụng phương thức Ghi sổ. Trong đó, có 30% doanh nghiệp sử dụng ít nhất 2 phương thức thanh toán quốc tế. Việc doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh tốn nào thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách hàng mới quan hệ hay là khách hàng truyền thống của doanh nghiệp, đồng thời vị thế và uy tín của doanh nghiệp cũng góp phần khơng nhỏ vào sự lựa chọn này.

- Theo khảo sát, thì đa số các doanh nghiệp đều cảm thấy khơng khó khăn gì khi thực hiện mua bán ngoại tệ với ngân hàng, chỉ duy nhất có một trường hợp là công ty CP Rau

66

quả Tiền Giang cho rằng Agribank áp dụng tỷ giá mua bán ngoại tệ chưa hợp lý.

- Doanh số hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trung bình hàng năm là 17.000.000 USD, trong đó cao nhất là 120.306.328 USD (cơng ty cổ phần Hùng Vương) và thấp nhất là 17,5 tỷ đồng (DNTN SD).

- Theo khảo sát, kỳ vọng của các doanh nghiệp về sản phẩm tín dụng TTXNK có 50% mong muốn nhận được ưu đãi về lãi suất, tỷ giá mua bán ngoại tệ, kế tiếp cũng có đến 45% mong muốn được ngân hàng đáp ứng vốn kịp thời tiếp theo nữa là công tác tư vấn thủ tục cũng như thái độ phục vụ. Qua đó, ngân hàng cần dựa trên kỳ vọng này mà hoàn thiện hơn nữa sản phẩm tín dụng TTXNK của ngân hàng mình để đáp ứng đúng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Nhận xét

Các doanh nghiệp được khảo sát hầu hết đều kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các mặt hàng này chủ yếu là nông thủy sản và dệt may nên việc sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên-xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp lớn và hoạt động lâu năm trong ngành đều đã xây dựng mối quan hệ với một số ngân hàng nhất định và nhận được khá nhiều ưu đãi từ những ngân hàng này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn cũng thường quan hệ với nhiều ngân hàng để tận dụng các ưu thế từ mỗi ngân hàng và an tâm hơn khi việc cấp tín dụng ở ngân hàng bị thắt chặt. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường sử dụng loại hình cho vay truyền thống, cịn loại hình bao thanh tốn thì chỉ có những doanh nghiệp lớn, có hoạt động lâu năm và uy tín sử dụng. L/C vẫn là phương thức thanh toán quốc tế được doanh nghiệp sử dụng phổ biến vì đa số các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh vẫn chưa khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế, ngại rủi ro. Ngoài ra, các doanh nghiệp hầu như đều không xuất khẩu thuần mà còn tham gia các hoạt động khác như kinh doanh trong nước hay nhập khẩu hàng hóa.

67

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG 5.1. ĐIỂM MẠNH VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)