Dư nợ tín dụng tài trợ XNK theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 53 - 56)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010

Kỳ hạn

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 477,00 100 560,0 100 700 100 83,00 17 140,0 25 - < = 3 tháng 348,21 73 420,0 75 546 78 71,79 21 126,0 30 - Từ trên 3 đến 6 tháng 66,78 14 72,8 13 91 13 6,02 9 18,2 25 - Từ trên 6 đến 12 tháng 62,01 13 67,2 12 63 9 5,19 8 -4,2 -6 2. Trung, dài hạn - - - - - - - - - - Tổng 477,00 100 560,0 100 700 100 83,00 17 140,0 25

41

Cụ thể xét dư nợ tín dụng TTXNK theo từng kỳ hạn, do đặc thù các khoản vay TTXNK của BIDV Tiền Giang là các khoản vay ngắn hạn có tỷ trọng giảm dần theo kỳ hạn vay nên dư nợ tín dụng TTXNK từ < = 3 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng tăng đều qua các năm, chiếm 73% năm 2009, 75% năm 2010 và chiếm 78% năm 2011. Trong khi đó dư nợ tín dụng TTXNK từ trên 3 tháng đến 6 tháng ln được duy trì ở mức

tỷ trọng ổn định từ 13%-14%, cịn dư nợ tín dụng TTXNK từ trên 6 tháng đến 12 tháng

BIDV Tiền Giang luôn giữ ở mức thấp nhất và cố gắng cho tỷ trọng này càng thấp càng tốt. Bởi những khoản vay càng có thời hạn dài thì ngân hàng càng khó kiểm sốt dịng tiền của doanh nghiệp đồng thời do đặc thù sản xuất của các ngành hàng xuất nhập khẩu thường là ngắn hạn như: vòng quay của ngành thủy sản là khoảng 6 tháng, vòng quay của ngành lương thực là từ 3-6 tháng tùy theo tình hình cơng nợ nên việc cho vay TTXNK với thời hạn dài từ trên 6 tháng đến 12 tháng sẽ rất dễ đem lại rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà ba năm qua, dư nợ tín dụng TTXNK từ trên 6 tháng đến 12 tháng luôn ở mức thấp nhất và có tốc độ tăng trưởng chậm. Năm 2010, dư nợ tín dụng TTXNK ở kỳ hạn này đạt 67,2 tỷ đồng tăng 5,19 tỷ đồng tương đương tăng 8% so với năm 2009. Đến năm 2011, chính sách tín dụng TTXNK của BIDV Tiền Giang là song song với việc chú trọng thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh bằng những nguồn vốn ưu đãi là chính sách hạn chế cho vay TTXNK có kỳ hạn dài nên dư nợ tín dụng TTXNK với kỳ hạn từ trên 6 tháng đến 12 tháng chỉ còn 63 tỷ đồng giảm 4,2 tỷ đồng tương đương giảm đi 6% so với năm 2010.

42

4.2.1.4. Phân tích tình hình nợ q hạn và nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng TTXNK

Trong ba năm qua từ năm 2009 đến năm 2011, hoạt động tín dụng TTXNK của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang không phát sinh nợ quá hạn, do đó trong khoản nợ quá hạn của ngân hàng sẽ khơng bao gồm hoạt động tín dụng TTXNK. Từ đó chứng tỏ đây là một hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Nguyên nhân giúp ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đạt được điều này là do chính sách tín dụng TTXNK chủ yếu cho vay với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là từ <= 3 tháng nên ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp đồng thời cho vay với kỳ hạn ngắn sẽ hạn chế được những biến động thị trường có thể tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp nên hạn chế được rủi ro.

4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng TTXNK theo ngành hàng 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo ngành hàng 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo ngành hàng

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng TTXNK thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành thủy sản, ngành lương thực (gạo), ngành dệt may và ngành nghề khác (rau quả, phân bón, nhựa, thủ cơng mỹ nghệ…)

Thực tế khi nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy BIDV Tiền Giang thực hiện cho vay TTXNK vào những ngành hàng chủ lực của địa phương, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là ngành thủy sản và kế đến là ngành dệt may. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay TTXNK của ngành thủy sản là 456,46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58% doanh số cho vay TTXNK của ngân hàng, sang hai năm sau tỷ trọng này vẫn được giữ ở mức cao như năm 2011 tăng vọt đến 60%. Còn ngành dệt may trong ba năm qua luôn xếp thứ hai về tỷ trọng cho vay TTXNK, kế tiếp là ngành lương thực (gạo) luôn giữ tỷ trọng khá ổn định ở mức từ 11%/năm-13%/năm, còn lại ngân hàng cho vay ở một số ngành khác như thủ cơng mỹ nghệ, phân bón, nhựa... nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể và giảm dần qua các năm.

43

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)