42
4.2.1.4. Phân tích tình hình nợ q hạn và nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng TTXNK
Trong ba năm qua từ năm 2009 đến năm 2011, hoạt động tín dụng TTXNK của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang không phát sinh nợ quá hạn, do đó trong khoản nợ quá hạn của ngân hàng sẽ khơng bao gồm hoạt động tín dụng TTXNK. Từ đó chứng tỏ đây là một hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Nguyên nhân giúp ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đạt được điều này là do chính sách tín dụng TTXNK chủ yếu cho vay với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là từ <= 3 tháng nên ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp đồng thời cho vay với kỳ hạn ngắn sẽ hạn chế được những biến động thị trường có thể tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp nên hạn chế được rủi ro.
4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng TTXNK theo ngành hàng 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo ngành hàng 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo ngành hàng
Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của cơng tác tín dụng TTXNK thơng qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành thủy sản, ngành lương thực (gạo), ngành dệt may và ngành nghề khác (rau quả, phân bón, nhựa, thủ cơng mỹ nghệ…)
Thực tế khi nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy BIDV Tiền Giang thực hiện cho vay TTXNK vào những ngành hàng chủ lực của địa phương, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là ngành thủy sản và kế đến là ngành dệt may. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay TTXNK của ngành thủy sản là 456,46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58% doanh số cho vay TTXNK của ngân hàng, sang hai năm sau tỷ trọng này vẫn được giữ ở mức cao như năm 2011 tăng vọt đến 60%. Còn ngành dệt may trong ba năm qua luôn xếp thứ hai về tỷ trọng cho vay TTXNK, kế tiếp là ngành lương thực (gạo) luôn giữ tỷ trọng khá ổn định ở mức từ 11%/năm-13%/năm, còn lại ngân hàng cho vay ở một số ngành khác như thủ cơng mỹ nghệ, phân bón, nhựa... nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể và giảm dần qua các năm.
43
Bảng 8. Doanh số cho vay tài trợ XNK theo ngành hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010
Ngành hàng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
1. Thủy sản 456,46 58 545,05 55 903,00 60 88,59 19 357,95 66
2. Lương thực 94,44 12 109,01 11 195,65 13 14,57 15 86,64 79
3. Dệt may 157,40 20 287,39 29 361,20 24 129,99 83 73,81 26
4. Khác 78,70 10 49,55 5 45,15 3 -29,15 -37 -4,40 -9
Tổng 787,00 100 991,00 100 1.505,00 100 204,00 26 514,00 52
44
Nguyên nhân thứ nhất là do tính đặc thù của tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện tự nhiên-xã hội thuận lợi nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về những ngành hàng như thủy sản, lương thực hay dệt may thuận lợi phát triển hơn những ngành khác bởi nhiều yếu tố như nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nguồn lao động trẻ với chi phí thấp theo đó là mạng lưới giao thông đường bộ cũng như đường thủy khá thuận lợi. Thứ hai phải kể đến chính sách cho vay TTXNK của BIDV Tiền Giang chú trọng cho vay đối với các đối tượng ưu tiên như doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với doanh số xuất khẩu lớn...
Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành thủy sản và lương thực thì ngành dệt may và các ngành khác như rau quả, phân bón...lại có sự phân hóa ngược. Trái ngược với tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may trong năm 2010 là 83% so với năm 2009 thì đến năm 2011 tốc độ này chỉ cịn 26% so với năm 2010. Lý giải cho vấn đề này là do trong năm 2010 tình hình xuất khẩu hàng may mặc có những bước rất khả quan, số lượng đơn đặt
hàng từ thị trường như Châu Âu, Hoa Kỳ nhiều do thị trường Trung Quốc gặp khó khăn
về nguồn lao động. Hiện nay một số doanh nghiệp lớn chuyển sang gia công hàng thời trang cao cấp từ các thị trường như Châu Âu, Hoa Kỳ với giá gia công tương đối thuận lợi nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trong lĩnh vực này phát sinh nhu cầu
vay vốn nhiều để mở rộng quy mơ sản xuất của mình. Nhưng do tốc độ tăng trưởng của
ngành quá nóng trong khi nguồn lao động mới có tay nghề khơng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng để sản xuất, giá điện tăng cao, biến động giá cả thị trường khiến chi phí doanh nghiệp gia tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao khó cạnh tranh với các sản phẩm nội địa của quốc gia nhập khẩu nên lượng hàng xuất đi không nhiều dẫn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng mức tăng khơng cao. Trong khi đó, ngành rau quả xuất khẩu chủ yếu là Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang với các sản phẩm như nước dứa cơ đặc, khóm đơng và các mặt hàng nước quả đóng hộp. Trong năm 2010 do khan hiếm nguồn nguyên liệu, có thời điểm mỗi ngày doanh nghiệp chỉ thu mua được 20 tấn nguyên liệu, chỉ đáp ứng khoảng 17% công suất của nhà máy nên ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu cho các ngành khác giảm mạnh đến 37%. Cịn ngành phân bón thì nhờ chính sách hỗ trợ vốn vay của BIDV Tiền Giang dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, đặc biệt là phân bón Kali do trong nước không tự sản xuất được nên trong năm 2011 doanh số cho vay TTXNK cho các ngành khác có mức giảm nhẹ hơn là 9% so với năm 2010.
45
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành hàng
TTXNK của BIDV Tiền Giang đều là các khoản cho vay có kỳ hạn ngắn nên doanh số thu nợ TTXNK chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay tài trợ phát sinh trong năm đó. Để thấy được hiệu quả của công tác thu nợ theo từng ngành ta sẽ phân tích doanh số thu nợ theo từng ngành nghề kinh tế.
Tương ứng với quy mô tài trợ, doanh số thu nợ TTXNK của ngành thủy sản hầu như vẫn đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ TTXNK. Tuy là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng và có lợi thế của đồng bằng sông Cửu Long nhưng thuỷ sản cũng là mặt hàng gặp khơng ít trở ngại và biến động khi xuất khẩu. Do đó doanh số cho vay TTXNK của ngân hàng đối với ngành này biến động làm doanh số thu nợ tài trợ của ngành này cũng có tốc độ biến động tăng giảm tương ứng. Cụ thể số liệu ở bảng như sau: năm 2010, doanh số thu nợ TTXNK của ngành thủy sản đạt 463,08 tỷ đồng, tăng 110,63 tỷ đồng với tốc độ tăng là 31% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh số thu nợ ngành hàng này tăng mạnh đạt đến 805,35 tỷ đồng tăng với tốc độ 74% so với năm 2010. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản không ổn định là do trong năm 2010 BIDV Tiền Giang nhận thấy trước nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động với cơ cấu khoản vay và thu nợ TTXNK không cân bằng chủ yếu tập trung vào ngành này sẽ làm tăng rủi ro trong công tác thu nợ của ngân hàng nếu như việc xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn, lượng hàng sản xuất bằng vốn vay không xuất khẩu được hoặc hàng xuất khẩu bị từ chối. Do đó, năm 2010 BIDV đã có chính sách điều chỉnh lại cơ cấu cho vay cho thích hợp, giảm bớt tỷ trọng cho vay vào ngành này, nhằm giảm bớt những rủi ro ngoài ý muốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định hơn như trong năm 2011, BIDV Tiền Giang lại tiếp tục hỗ trợ vốn vay cho ngành này để đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn ngành lương thực tuy ba năm qua luôn giữ tỷ trọng về doanh số thu nợ TTXNK khá ổn định nhưng về tốc độ tăng trưởng của ngành này thì diễn ra khá tương tự như ngành thủy sản, cụ thể: năm 2010 ngành này có tốc độ tăng trưởng chậm chỉ đạt 7% so với năm 2009 thì đến năm 2011 tốc độ của ngành này đã tăng vọt đến 64% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng về doanh số
cho vay của ngành biến động dẫn đến tốc độ tăng trưởng về doanh số thu nợ của ngành
46
Bảng 9. Doanh số thu nợ tài trợ XNK theo ngành hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010
Kỳ hạn
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Thủy sản 352,45 463,08 805,35 110,63 31 342,27 74
2. Lương thực 93,10 99,88 163,80 6,78 7 63,92 64
3. Dệt may 166,25 281,48 354,90 115,23 69 73,42 26
4. Khác 53,20 63,56 40,95 10,36 19 -22,61 -36
Tổng 665,00 908,00 1.365,00 243,00 37 457,00 50
47
Đối với các ngành khác như nhựa, phân bón, gỗ, thức ăn gia súc…đây là nhóm ngành hầu như có tỷ lệ tài trợ nhỏ nhất trong các ngành được tài trợ của ngân hàng và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Qua bảng trên ta thấy do các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đa số xin tài trợ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu như nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu, hạt nhựa, các loại máy móc thiết bị, vật tư xây dựng,... nên các khoản vay tài trợ này thường có thời hạn dài hơn (6 - 12 tháng) do đó, trong năm 2010 cũng như năm 2011 tạm thời chưa thể thu hồi vốn của một số khoản vay tài trợ. Do đó dẫn đến doanh số thu nợ của những ngành này trong cả hai năm 2010 và năm 2011 đều giảm.