Bất cập trong việc xây dựng diện những người phụ thuộc được tính

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 54 - 56)

2.3. Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về

2.3.5.Bất cập trong việc xây dựng diện những người phụ thuộc được tính

giảm trừ gia cảnh và kiến nghị

2.3.5.1 Bất cập

Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn qui định rõ từng đối tượng là người phụ thuộc và kèm theo các loại hồ sơ chứng minh. Tuy vậy, trong từng nhóm

100

http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/du-an-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-vai-y-kien-tu-goc-nhin- phap-luat-dan-su

49

người phụ thuộc này, cũng cịn có một vài trường hợp cần được nghiên cứu bổ sung, qui định rõ ràng hơn để giúp cho việc thực thi Luật thuế TNCN được thuận lợi hơn.

Thứ nhất là, ở nhóm người phụ thuộc là con (con đẻ, con ni, con ngồi giá thú) được chia thành 3 trường hợp là con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, khơng có khả năng lao động và con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Vấn đề đặt ra là, do hoàn cảnh kinh tế, hồn cảnh gia đình khác nhau mà con của ĐTNT đã trên 18 tuổi vẫn đang theo học các lớp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thơng thì người con thiệt thịi này có được tính là người phụ thuộc và ĐTNT có được kê khai giảm trừ gia cảnh hay không? Theo như qui định của pháp luật thuế TNCN thì những người con này khơng được tính là người phụ thuộc của ĐTNT, trong khi đó, trên thực tế cha, mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm về tài chính cho những người con này. Điều này dẫn đến một bất hợp lý là tại sao với những người con trên 18 tuổi nhưng đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp, dạy nghề thì cha, mẹ họ được tính GTGC, cịn với những người con này thì cha, mẹ lại khơng được tính GTGC.

Thứ hai là, ở nhóm người phụ thuộc là cha, mẹ được qui định chi tiết gồm

cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng); bố dượng, mẹ kế. Ở nhóm này chưa có sự tương xứng với nhóm người phụ thuộc là con, khi các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNCN có qui định về con ni mà khơng có qui định về cha nuôi, mẹ nuôi. Trong khi thực tế có khá nhiều người được cha, mẹ ni nhận nuôi dưỡng từ nhỏ, giờ cha, mẹ nuôi già con ni phải phụng dưỡng lại, hoặc có nhiều người do cha, mẹ mất sớm nên đã nhận cha ni, mẹ ni, có giấy tờ tư pháp xác nhận, có ni dưỡng thật sự.

Thứ ba là, với cách qui định về diện người phụ thuộc như trong Luật thuế

TNCN, chúng ta dễ cảm nhận rằng các nhà soạn thảo đã đưa ra qui định như vậy là phù hợp với các mục tiêu tốt đẹp của chế định GTGC. Vì trong gia đình Việt Nam thường tồn tại nhiều thế hệ sinh sống chung dưới một mái nhà, tinh thần tương thân tương ái được đề cao. Nên những vấn đề mang tính xã hội về trách nhiệm, nghĩa vụ không chỉ đặt ra giữa những người có quan hệ ruột thịt với nhau như trách nhiệm giữa con cái với cha mẹ, giữa anh chị em với nhau, mà trách nhiệm đó cịn đặt ra giữa những người có điều kiện tốt hơn với những người kém may mắn hơn (người bị tàn tật, di chứng chiến tranh). So với một số nước trên thế giới, thực tế chưa có nước nào mà cho GTGC nhiều như ở Việt Nam(101), diện những người phụ thuộc ở nước ta rất rộng, bao quát hầu hết tất cả những người gọi là thân thích với ĐTNT. Ví dụ, như Hàn Quốc chỉ qui định diện người phụ thuộc của ĐTNT bao gồm vợ (chồng); con; ông, bà ngoài độ tuổi lao động; anh, chị, em ruột và các thành viên khác trong gia

đình(102), hay như Thái Lan diện người phụ thuộc của ĐTNT chỉ bao gồm vợ (chồng),

con, cha, mẹ(103).

Tuy nhiên, cảm nhận ấy nhanh chóng tan biến khi ta hình dung các khả năng áp dụng giải pháp trong thực tiễn. Vì trong phần lớn trường hợp, người phụ thuộc của ĐTNT điển hình khơng phải là cha mẹ hay ơng bà, bởi họ có nhiều con, cháu, nên những người này khi được coi là phụ thuộc vào một người con hoặc cháu nào đó, thì

101 http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Coche-Chinhsach/Luat_thue_Thu_nhap_ca_nhan_- Chua_ra_da_lac_hau/

102

PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.62. 103

50

không thể phụ thuộc vào những người con hoặc cháu khác, về mặt thuế vụ. Hay như có rất ít ĐTNT có người sống phụ thuộc là anh, chị, em, trừ một số trường hợp bi kịch mà anh chị, em phải đùm bọc nhau do khơng cịn cha mẹ, các anh, chị, em đã trưởng thành và có gia đình riêng đều tự lập với nhau. Do đó, các biện pháp cấp dưỡng giữa anh chị, em thường mang tính chất vụ việc, nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong việc xử lý các sự cố trong cuộc sống, chứ không phải là cấp dưỡng suốt đời và chẳng dễ dàng gì chứng minh sự lệ thuộc giữa anh, chị em trong quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng để được hưởng GTGC cho người phụ thuộc. Bên cạnh đó, vợ (chồng) sau khi ly hơn thường chỉ đặt vấn đề cấp dưỡng để nuôi con(104), bởi mỗi người sẽ có cuộc sống riêng, cơng việc riêng của mình sau khi cuộc sống chung đổ vỡ và khơng ai nhờ cậy vào ai. Tóm lại, người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay thường là bố mẹ và con cái. Trong khi đó nhóm người người phụ thuộc là con cái của ĐTNT không bị khống chế số lượng. Do vậy, ĐTNT càng có nhiều con thì mức GTGC càng cao. Chế định suất GTGC được xây dựng theo kiểu đó có lẽ thích hợp với một nước có nền kinh tế phát triển và có sinh suất thấp, hơn là với một nước nghèo, đang đương đầu với sức ép dân số như Việt Nam.

2.3.5.2. Kiến nghị

Qua việc phân tích những bất cập trên, tác giả mạnh dạn xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

Một là, cần thiết bổ sung những người là con đã thành niên nhưng còn theo học trung học, phổ thơng; cha ni, mẹ ni vào nhóm người phụ thuộc là cha, mẹ để phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành.

Hai là, nên chăng suất GTGC dành cho người sống phụ thuộc nên được cấu trúc lại trong khn khổ chính sách gia đình và dân số, ví dụ như mỗi gia đình chỉ nên có hai suất dành cho con. Đồng thời có tính đến những truyền thống, lề thói ứng xử tích cực được xã hội thừa nhận và khuyến khích, như việc tự nguyện kéo dài nghĩa vụ tài chính của cha mẹ đối với con đã thành niên mà chưa có khả năng tự lập như đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 54 - 56)