2.3. Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về
2.3.4. Bất cập trong việc xác định nội hàm khái niệm “người phụ thuộc”
“đối tượng nộp thuế” và kiến nghị
2.3.4.1. Bất cập
Người phụ thuộc là người mà ĐTNT có trách nhiệm ni dưỡng(98). Nghĩa vụ
ni dưỡng được đặt ra giữa những người có quan hệ huyết thống, quan hệ ni con ni, quan hệ gia đình,... có thể thấy rằng Luật thuế TNCN qui định đối tượng phụ thuộc được tính GTGC tương đối rõ ràng và cụ thể. Qui định này về cơ bản, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, đảm bảo được sự bình đẳng trong gia đình và sự cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN đã đồng nhất tất cả các chủ thể trong quan hệ cha mẹ và con, vợ và chồng, ông bà và cháu,... đều là người mà ĐTNT có trách nhiệm ni dưỡng là chưa hồn tồn phù hợp. Vì với những chủ thể này giữa họ khơng hồn tồn là nghĩa vụ ni dưỡng, mà có thể là nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nghĩa vụ tài chính với nhau.
Thật vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng không đặt ra giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân(99). Trong quan hệ giữa vợ và chồng, pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ đặt ra quyền và nghĩa vụ về nhân thân là vợ chồng chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Việc không đặt ra nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng là bởi vì nhà làm luật cho rằng giữa vợ và chồng đã tồn tại sở hữu chung hợp nhất đối với những loại tài sản có được trong thời kì hơn nhân. Vợ, chồng có thể dùng tài sản chung để chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau... Trong thực tế đời sống xã hội, nếu một bên vợ chồng bị ốm đau, bệnh tật khơng có khả năng lao động, khơng có thu nhập thì người chồng, người vợ cịn lại đương nhiên là người phải chịu trách nhiệm về tài chính trong gia đình. Thực tế là họ phải “ni” vợ, chồng mình. Trách nhiệm về tài sản này lại cần thiết hơn khi vợ, chồng chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân, giữa hai bên vợ chồng khơng cịn tài sản chung nữa. Vì vậy, khi vợ hoặc chồng là ĐTNT thì người vợ, người chồng của họ đang ốm đau, bệnh tật được coi là người phụ thuộc để được GTGC trước khi tính thuế. Điều đó là hồn tồn phù hợp và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Nhưng giữa họ không tồn tại nghĩa vụ ni dưỡng mà đó là nghĩa vụ tài chính với nhau.
Hoặc nghĩa vụ nuôi dưỡng không đặt ra giữa cha, mẹ đối với con đã thành niên. Về nguyên tắc, theo Bộ Luật dân sự, Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam qui
98
Khoản 3 điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2009. 99
Vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân khơng có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng lẫn nhau theo quy định của pháp luật hiện hành (Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I - Gia đình - số 268, Nxb Trẻ).
48
định thì cha mẹ khơng có nghĩa vụ ni dưỡng hoặc cấp dưỡng một khi con đã thành niên và không thuộc diện tàn tật, khơng có khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, trong thực tiễn ở Việt Nam, việc nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con, theo một tập tục tốt đẹp lâu đời, vẫn tiếp tục sau khi con đã thành niên, cho đến khi con có khả năng tự lập, tất cả đều vì tương lai cho thế hệ trẻ, cũng như đảm bảo sự công bằng xã hội. Đây là loại chủ thể phổ biến trong xã hội hiện nay. Và qui định như vậy cũng là phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam và cũng phù hợp với thơng lệ quốc tế. Ví dụ, trong luật của nhiều nước tiên tiến, ở Pháp, Đức chẳng hạn, con đã thành niên vẫn được coi là người sống phụ thuộc và cần được cha mẹ trợ cấp tồn phần, chừng nào cịn theo đuổi việc học một cách liên tục và tồn thời gian, ít nhất đến 25 - 26 tuổi(100) nghĩa là đến tuổi cho phép con, với một mảnh bằng khả quan, có thể tìm một cơng việc thích hợp để tự ni sống bản thân. Đổi lại, cha mẹ được hưởng GTGC trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, do phải tiếp tục nuôi con, dù đã thành niên. Vậy với trường hợp này, nhà làm luật đặt trách nhiệm nuôi dưỡng con đã thành niên cho cha, mẹ là không phù hợp. Mà đó là những người mà đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm về tài chính trong thực tế.
Và một điều nữa là, theo quan điểm của tác giả, nghĩa vụ nuôi dưỡng không đặt ra giữa một số chủ thể có quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống và ni dưỡng. Vì tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại với cháu; giữa vợ và chồng. Cụ thể là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn, của cha mẹ đối với con cái khi cha mẹ li hôn, của con đối với cha mẹ, hoặc khi một người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận hoặc quyết định là cha, mẹ của một người, nếu họ không sống cùng nhau cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy, trong trường hợp này ĐTNT khơng có nghĩa vụ ni dưỡng mà phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.3.4.2. Kiến nghị
Qua việc nhận diện bất cập trong việc xác định nội hàm khái niệm “người phụ thuộc” của “đối tượng nộp thuế” có sự khác biệt giữa pháp luật và thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề xuất sửa đổi khái niệm “người phụ thuộc” được qui định tại Điều 19 Luật thuế TNCN như sau: “người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng hoặc chịu trách nhiệm về tài chính trong thực tế”. Có như vậy mới đảm bảo được sự thống nhất trong nội hàm của khái niệm “người phụ thuộc” giữa Luật thuế TNCN với các Luật khác, tạo sự thống nhất giữa pháp luật và thực tiễn.