Bất cập trong việc GTGC cho đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 47 - 49)

2.3. Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về

2.3.2.Bất cập trong việc GTGC cho đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh

và kiến nghị

2.3.2.1 Bất cập

Thực hiện Luật thuế TNCN, từ ngày 01/01/2009, tất cả các đối tượng là cá nhân kinh doanh trước đó nộp thuế TNDN sẽ chuyển sang nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, giải pháp nào để đảm bảo số thu ngân sách và tính hiệu quả quản lý của sự chuyển đổi này vẫn là vấn đề khiến nhiều người phải quan tâm, đặc biệt là việc thực hiện GTGC cho hộ kinh doanh sẽ không hề đơn giản. Vì thực chất, chúng ta chưa nắm được doanh thu thực tế cũng như thu nhập thực, hoàn cảnh cụ thể của các hộ kinh doanh cá thể. Do vậy, đối tượng này là một bài tốn khó khi áp dụng GTGC trong thuế TNCN. Điều này được lý giải bởi các lý do:

Thứ nhất, như một đặc điểm mang tính cố hữu, với thói quen sử dụng tiền

mặt của cả người mua lẫn người bán, kinh doanh thì nhỏ lẻ, nên đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều khơng thực hiện chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng khơng đúng qui định, nên việc xác định chính xác doanh số kinh doanh của đối tượng này là thách thức lớn. Hơn nữa, trong điều kiện thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch kinh tế chủ yếu ở nước ta, đối với hộ kinh doanh càng phổ biến hơn thì việc kiểm sốt các khoản thu phát sinh chẳng mấy dễ dàng.

Thứ hai, hoàn cảnh trong xã hội của mỗi người rất khác nhau, rất phức tạp, so

với người làm cơng ăn lương thì việc quản lý gia cảnh đối với cá nhân kinh doanh phức tạp hơn nhiều. Bởi trong khi quyền lợi chính trị và kinh tế của người làm cơng ăn lương gắn kết tương đối chặt với đơn vị sử dụng lao động thì đối với các cá nhân kinh doanh, mọi quyền lợi có khả năng phát sinh của họ đều không gắn với tổ chức nào, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo nên trường hợp cá nhân kinh doanh kê khai gia cảnh và người phụ thuộc không trung thực hồn tồn có thể dễ dàng xảy ra do cơ quan thuế rất khó có thể kiểm sốt được. Ngồi ra, trên thực tế có một bộ phận khơng nhỏ các hộ kinh doanh khơng có đăng ký nên các căn cứ pháp lý để xác định ĐTNT và thực hiện quản lý thuế TNCN cũng rất khó mà tìm được.

Thứ ba, theo Luật thuế TNCN qui định thì nếu hộ kinh doanh thực hiện chế

độ kế tốn hóa đơn chứng từ và có hợp đồng lao động thì việc xác định chi phí được căn cứ vào sổ sách kế toán và hợp đồng lao động. Nếu khơng thực hiện kế tốn và hợp đồng lao động thì sẽ thực hiện theo tỉ lệ khốn do cơ quan thuế quy định. Tuy

42

nhiên, trong điều kiện hiện nay trình độ của cơ quan quản lý thuế còn yếu, mà Luật lại trao quyền tự ấn định thuế thì sẽ dễ dẫn đến chuyện tính tốn theo cảm tính và khơng loại trừ những tiêu cực khác. Vì sắc thuế TNCN nói chung và qui định về GTGC nói riêng chỉ thực sự mang lại sự công bằng nếu việc ghi chép sổ sách kế tốn, sử dụng hóa đơn chứng từ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cá nhân kinh doanh. Chừng nào chúng ta cịn áp dụng hình thức thuế khốn chừng ấy vẫn cịn sự tùy tiện, lạm dụng quyền lực và tiêu cực trong thu thuế và không công bằng trong việc thực thi quyền lợi và nghĩa vụ thuế TNCN.

2.3.2.2. Kiến nghị

Từ thực trạng của pháp luật thuế TNCN về GTGC cho cá nhân kinh doanh, đặc biệt là vấn đề làm sao để quản lý được thu nhập của các hộ kinh doanh, tác giả mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau:

Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN cần qui định chi tiết về hình thức chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ, đặc biệt áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ. Hóa đơn, chứng từ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác thu thuế

TNCN, nhờ đó cơ quan thuế nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất dinh doanh tạo ra thu nhập và tính tốn các khoản chi phí cho ĐTNT là hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, chế độ hóa đơn, chứng từ cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ sở thông tin về ĐTNT, kịp thời báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan thuế, hộ kinh doanh phải lưu giữ chứng từ, sổ sách trong thời hạn từ 1 – 3 năm tùy theo từng loại thu nhập và sẽ bị phạt nếu không thực hiện hành vi trên. Biện pháp khuyến khích mềm dẻo kết hợp với những chế tài cứng rắn sẽ tạo thói quen thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ làm căn cứ thực hiện tốt việc thu nộp thuế TNCN nói chung và việc thực hiện GTGC nói riêng đảm bảo hiệu quả, công bằng thật sự.

Thứ hai, việc qui định một tỷ lệ ấn định thuế (về doanh thu và thu nhập chịu thuế) là điều cần cân nhắc nhiều, phải làm chặt chẽ, càng chi tiết càng dễ thực hiện,

xét trong nhiều khía cạnh khác nhau, nhất là trong điều kiện Luật Quản lý thuế đã có hiệu lực thi hành. Cơ quan thuế khơng nên để mức thuế khốn thấp hơn so với thực tế để các hộ kinh doanh khơng hướng về thuế khốn mà sẽ hướng về sổ sách kế toán để được hưởng những ưu đãi và được tính thuế phù hợp thực tế.

Thứ ba, khi giao cho cơ quan thuế quyền ấn định thuế đối với các hộ kinh doanh nhỏ rất dễ xảy ra tình trạng ĐTNT có thể móc nối với cán bộ thuế để phải nộp thuế ít hơn, gây thất thoát thuế. Do vậy, cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ ở các đội thuế phường, xã trực tiếp quản lý hộ kinh doanh nói riêng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để hạn chế vấn đề này cần đào

tạo, giáo dục để cán bộ thuế không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó là một cơ chế thanh tra nội bộ cán bộ thuế, xử lý hết sức nghiêm túc, thường xuyên kiểm tra xem cán bộ thuế có thực hiện đúng qui định hay khơng.

Thứ tư, để đảm bảo quản lý sát doanh số, chi phí, thu nhập và gia cảnh của các cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế các cấp phải phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hội đồng tư vấn thuế

43

phường, xã, thị trấn(90), bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý đối tượng này. Thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải quyết nhanh gọn những khó khăn, vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cho đối tượng nộp thuế TNCN thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ về thuế TNCN với nhà nước.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT làm cơ sở để đối chiếu doanh số, chi phí và theo dõi kịp thời, chính xác việc nộp thuế của các hộ kinh doanh. Mặc dù trước

đây, các hộ kinh doanh hầu hết đều khơng thực hiện chế độ kế tốn mà nộp thuế theo phương thức khoán nên cơ sở dữ liệu về số đối tượng này để phục vụ cho việc quản lý thuế TNCN sẽ phải thiết lập lại gần như là từ đầu. Tuy nhiên, nếu có sự đồng tình hợp tác, ủng hộ của cả cộng đồng, nhất là của Hội đồng tư vấn thuế phường, xã cùng các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương. Những khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai sẽ nhanh chóng qua đi, những rủi ro trong quản lý sẽ được giảm thiểu, ngành thuế sẽ thiết lập được môi trường quản lý thuế TNCN minh bạch và hiệu quả. Qua kinh nghiệm của các nước đi trước, theo đó bất cứ quốc gia nào, kể cả những nước có nền kinh tế - xã hội phát triển như Nhật Bản, Úc, Mỹ,… khi bắt đầu quản lý thuế TNCN cũng phải trải qua một thời kì xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và tìm kiếm các phương thức quản lý phù hợp. Đây được xem là thời kỳ quá độ cần thiết để đưa Luật thuế TNCN nói chung và chế độ giảm trừ gia cảnh nói riêng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 47 - 49)