2.3. Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về
2.3.6. Những bất cập liên quan đến thủ tục kê khai, xác nhận người phụ
của đối tượng nộp thuế và kiến nghị
2.3.6.1. Bất cập
Xem xét những qui định về thủ tục kê khai, xác nhận người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế, tác giả nhận thấy một số bất cập như sau:
Thứ nhất, bất cập trong việc quy định thế nào là người tàn tật khơng có khả năng lao động để được hưởng GTGC. Tại một số bệnh viện, việc xác nhận về mức
độ tàn tật thế nào để kết luận "khơng có khả năng lao động" đối với người bị dị tật bẩm sinh, khơng có khả năng tự phục vụ bản thân thì khá dễ dàng. Nhưng đối với trường hợp người tàn tật có khả năng và thực tế vẫn đang làm việc, chứ không phải là mất khả năng lao động thì thật khó xác nhận thế nào cho hợp lý. Một bất cập nữa là
104
Theo qui định tại điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cá biệt có trường hợp cấp dưỡng trực tiếp cho vợ (chồng) rơi vào hồn cảnh sống khó khăn khi ly hơn, thì việc cấp dưỡng thường chỉ được thực hiện một lần và mang tính chất của một biện pháp bồi thường, rất ít trường hợp vợ (chồng) đã ly hôn mà cứ tiếp tục duy trì cấp dưỡng định kỳ cho người kia.
51
các bệnh viện vẫn dùng mẫu phiếu khám bệnh chung để khám cho đối tượng xác định GTGC. Sau khi kiểm tra tổng quát, bệnh viện sẽ đưa ra kết luận có đủ sức khỏe hay khơng. Theo cách này, việc khám chỉ mang tính tương đối, dẫn đến một lượng lớn người được GTGC...
Thứ hai, bất cập trong việc xác định khái niệm “nuôi dưỡng trực tiếp”
người phụ thuộc của ĐTNT. Theo quy định của pháp luật (TT84/BTC), những
người phụ thuộc là ông, bà nội; ơng, bà ngoại; cơ, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác để được tính là người phụ thuộc phải kèm theo điều kiện không nơi nương tựa và ĐTNT đang trực tiếp nuôi dưỡng. Khái niệm “nuôi dưỡng trực tiếp” theo qui định của pháp luật (Thơng tư 62/2009/TT-BTC) có nghĩa:
Hoặc là người phụ thuộc cùng chung hộ khẩu với ĐTNT; hoặc là người phụ thuộc
không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng ĐTNT; hoặc là trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng ĐTNT phải đang trực tiếp nuôi dưỡng(105). Với cách giải thích như vậy thì khả năng vận dụng qui định pháp luật một cách tùy tiện là khơng thể khơng xảy ra. Vì theo cảm nhận của tác giả, dường như Bộ Tài chính chưa có sự cụ thể trong việc giải thích, tại trường hợp thứ ba nêu trên, khái niệm “ni dưỡng trực tiếp” có nghĩa là “phải đang trực tiếp ni dưỡng”. Quả thật việc giải thích như vậy sẽ làm cho những người áp dụng rất rối, “phải đang trực tiếp ni dưỡng” có nghĩa là sao? Từ đó dễ dẫn đến việc tùy tiện trong áp dụng pháp luật. Vậy nên giải thích như thế nào để rõ nghĩa, cụ thể và tránh việc áp dụng pháp luật không được thống nhất?
Thứ ba, theo Thông tư 84/2008/TT-BTC qui định, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng),... của ĐTNT ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, khơng có khả năng lao động, khơng có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng khơng vượt quá 500.000 đồng/tháng... sẽ được giảm trừ 1,6 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, để chứng thực người tàn tật không có khả năng lao động, theo Thơng tư 84/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thì "cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động". Qui định là như vậy, nhưng trên thực tế, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số người do hồn cảnh đặc biệt, khơng thể sống cùng để trực tiếp nuôi dưỡng nên phải gửi cha, mẹ vào các trung tâm bảo trợ xã hội và hàng tháng trả tiền cho các trung tâm này. Như vậy, người “trực tiếp nuôi dưỡng” ở đây là người cung cấp tiền nong, vật phẩm cho cha, mẹ khi gửi các cụ vào trung tâm bảo trợ xã hội mà không bắt buộc phải sống chung, thì cần phải có các loại giấy tờ chứng minh cho người phụ thuộc như thế nào? Vì khi đó sẽ khơng chỉ có xác nhận của UBND xã hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên mà có thể cịn là xác nhận của trung tâm bảo trợ xã hội nữa. Vì vậy luật cần qui định cụ thể để dễ thực hiện nếu không sẽ rất rối trong thực tế.
Thứ tư, qui định của Luật và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNCN cho
phép ĐTNT được GTGC cho người phụ thuộc khi người này ở các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, với điều kiện mà pháp luật đưa ra là phải có xác nhận của UBND xã, phường về mối quan hệ giữa ĐTNT với người phụ thuộc của họ sẽ không khả thi vì đây có thể là điều kiện để tiêu cực xảy ra trong việc xác nhận khống. Mặt khác, với
105
52
số lượng cán bộ thuế như hiện nay mà đi xác minh tính trung thực nội dung kê khai của đối tượng nộp thuế thì có mang tính khả thi hay khơng? Nếu thực hiện việc xác minh thì chi phí bỏ ra để làm điều này có khi cịn nhiều hơn cả số thuế thu được.
Thứ năm, về điều kiện phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường về
việc ĐTNT đang trực tiếp nuôi dưỡng người phụ thuộc hoặc người phụ thuộc là người tàn tật, đặt trường hợp nếu các cơ quan này chỉ xác nhận chữ k ý mà không xác nhận nội dung được yêu cầu xác nhận thì giải quyết như thế nào. Bởi vì, khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, chắc chắn sẽ có nhiều trường hợp cần phải xác nhận và nếu Ủy ban nhân dân sợ trách nhiệm, họ có thể từ chối xác nhận nội dung, chỉ xác nhận chữ ký và như vậy thì cũng khơng có giá trị pháp lý để tính GTGC.
Thứ sáu, khó khăn lớn nhất vẫn là thủ tục kê khai, xác nhận người phụ thuộc
được GTGC của ĐTNT là người nước ngồi. Cơng việc này áp dụng ngay cả với người Việt Nam cũng là một sự khó khăn, cịn nếu áp dụng với người nước ngồi là cả một vấn đề, vì cơ quan nào sẽ là người xác nhận các điều kiện của người phụ thuộc để ĐTNT được giảm trừ, làm sao để phát hiện là khai trùng, khai man… Liệu các nhà làm luật có quá lý tưởng khi đưa ra qui định này khơng? Vì khó mà bảo đảm được tính thực thi và hiệu quả của Luật thuế TNCN khi mà áp dụng chế định GTGC đối với người nước ngoài.
2.3.6.2. Kiến nghị
Qua việc phân tích những bất cập liên quan đến thủ tục kê khai, xác nhận người phụ thuộc của ĐTNT. Tác giả mạnh dạn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là, Tổng cục thuế nên phối hợp với Bộ Y tế để đưa ra một mẫu riêng với các chỉ tiêu cụ thể để xác định thế nào là người tàn tật khơng có khả năng lao động để các cơ sở y tế dựa vào đó thực hiện, hạn chế tình trạng tùy tiện trong việc xác định người tàn tật được tính giảm trừ gia cảnh.
Hai là, khái niệm “nuôi dưỡng trực tiếp” trên thực tế rất rối. Vì vậy, theo tác
giả, nên chăng chúng ta bỏ cụm từ “nuôi dưỡng trực tiếp” để tránh trường hợp giải
thích và vận dụng quy định pháp luật một cách tùy tiện. Chúng ta chỉ cần sử dụng cụm từ “có nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng hoặc nghĩa vụ tài chính khác” là được.
Ba là, đối với trường hợp mà con cháu gửi cha, mẹ, ông, bà vào các trung tâm bảo trợ xã hội thì pháp luật nên qui định điều kiện kèm theo để được tính GTGC cho ĐTNT là chỉ cần có giấy xác nhận của trung tâm bảo trợ xã hội nơi mà ông, bà, cha, mẹ của ĐTNT được nuôi dưỡng là được. Vì loại giấy tờ này đủ để chứng minh là
ĐTNT có cấp dưỡng tiền nong, vật phẩm cho người phụ thuộc, chứ khơng cần phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã. Trong trường hợp này, nếu qui định phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã thì cũng chỉ mang tính hình thức, và gây thêm phiền hà, tốn thời gian công sức của người dân phải đến cơ quan nhà nước để xác nhận.
Bốn là, về việc pháp luật qui định điều kiện phải có xác nhận của Ủy ban nhân
dân thực ra cũng chỉ mang tính hình thức, nên để cho ĐTNT tự khai và tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai của mình. Quy định như vậy vừa đảm bảo tính tự giác của ĐTNT, vừa tránh được tiêu cực và dồn việc cho UBND trong việc xác nhận tình trạng của người phụ thuộc. Tuy nhiên, để quy định này đảm bảo tính
53
thực thi và tránh tình trạng lợi dụng của ĐTNT để khai khống người phụ thuộc, chúng ta phải có cơ chế kiểm tra và xử l ý nghiêm đối với hành vi khai gian dối.
Năm là, đối với việc tính GTGC cho người nước ngoài, quả thật đây là một
việc rất khó thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta không thể không cho họ hưởng GTGC chỉ vì lý do khó quản lý hiệu quả. Vì như vậy sẽ khơng đảm bảo tính cơng bằng của một sắc thuế. Đặc biệt là thuế TNCN, là một sắc thuế khá nhạy cảm. Theo tác giả, chúng ta quản lý gia cảnh của họ bằng cách thông qua sổ hộ khẩu mà họ nộp ở nơi họ công tác hoặc làm việc để đối chiếu kiểm tra về số người phụ thuộc; hay tất cả các giấy tờ, tài liệu chứng minh là họ đang ni một người tàn tật, hoặc có nghĩa vụ tài chính đối với người phụ thuộc của họ như giấy chứng nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe, tỷ lệ tàn tật, hoặc các hóa đơn chuyển tiền ni dưỡng, cấp dưỡng... Có lẽ chỉ có thể quản lý dựa vào sự trung thực, tự khai và tự chịu trách nhiệm của họ. Vì thế, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ họ trong việc kê khai nộp thuế, GTGC để họ ý thức được việc kê khai trung thực và tự giác trong việc kê khai GTGC. Thiết nghĩ, việc làm này đối với người nước ngồi có lẽ đã quen thuộc, vì ở đất nước họ có thể đã thực hiện tốt chế định này. Cho nên, việc áp dụng GTGC cho người nước ngoài là hợp lý, vừa đảm bảo sự công bằng của một sắc thuế, vừa đảm bảo tính khả thi của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Việc xây dựng và ban hành Luật thuế TNCN đã không đơn giản, đặc biệt là các qui định về GTGC ln là đề tài nóng bỏng đối với mọi giai tầng trong xã hội. Vì vậy, việc triển khai các qui định Luật thuế TNCN về GTGC vào thực tế lại càng phức tạp hơn. Qua chương 2, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật GTGC, tác giả chỉ ra những vướng mắc phát sinh khi áp dụng chế định GTGC vào thực tiễn. Bên cạnh đó, thơng qua việc phân tích rõ những nguyên nhân của các bất cập này, tác giả mạnh dạn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện, nhằm đảm bảo chế định về GTGC nói riêng và Luật thuế TNCN nói chung khi áp dụng vào thực tiễn khơng là gánh nặng đối với người dân, và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
KẾT LUẬN
Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, các qui định pháp luật phải phù hợp với thông lệ quốc tế và duy trì ổn định nguồn thu đóng góp vào NSNN, việc ban hành sắc thuế TNCN ở nước ta là một tất yếu khách quan. Thuế TNCN đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, là một sắc thuế ưu việt, có nhiều điểm mới đầy ý nghĩa. Một trong những điểm mới đầy ý nghĩa của thuế TNCN là qui định về GTGC khi tính thuế TNCN. Mặc dù đây là một nội dung mới trong Luật thuế TNCN nước ta, nhưng nó khơng phải là ý tưởng mới của các nhà làm luật mà nó đã được hình thành và được qui định từ trước trong pháp luật thuế TNCN của nhiều nước trên thế giới. Cho nên, việc xây dựng một chế định GTGC tương đối theo hình mẫu chung của thế giới là điều khơng khó. Song để có một nội dung về GTGC phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm phát huy được các tác dụng tích cực của nó thì cơng việc lại không hề đơn giản. Trong điều kiện đó, rõ ràng phải tính tốn để lựa chọn những phương án có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội Việt Nam và tâm lý, thói quen của các đối tượng nộp thuế…
Xuất phát từ những yêu cầu đó, khóa luận đã đi vào tìm hiểu các vấn đề lí luận về chế định GTGC, các qui định pháp luật về GTGC trong thuế TNCN, trên cơ sở đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ những điều kiện chủ quan và khách quan khi thực hiện GTGC. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được những bất cập của các qui định pháp luật về GTGC so với thực tiễn. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi các qui định về GTGC nói riêng và thuế TNCN nói chung trên thực tế. Vì đây là một nội dung mới, có thể cịn lạ lẫm và xa lạ đối với nhiều người dân, thậm chí với cả những cán bộ ngành thuế, đặc biệt là những cán bộ thuế cấp cơ sở. Cho nên, việc xây dựng và ban hành chế định này đã khơng hề đơn giản, trong khi đó, việc đưa vào thực thi trên thực tế càng khó khăn, phức tạp hơn. Vì vậy, Chính phủ phải triển khai nhiều biện pháp cụ thể, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về thuế TNCN nói chung và GTGC nói riêng, chú trọng việc đào tạo một đội ngũ cán bộ thuế chuyên nghiệp, nhiệt tâm trong cơng tác. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xúc tiến việc cấp MST cho người dân, hạn chế việc giao dịch bằng tiền mặt, từng bước xây dựng một một hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tiến tới xây dựng một nền KTTT ổn định và bền vững.
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình trong việc đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt chế định GTGC trong thực tế. Vì khả năng của người thực hiện đề tài cịn hạn chế, cùng với những khó khăn trong tham khảo nguồn tài liệu liên quan, cộng với quỹ thời gian hạn hẹp nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do vậy, tác giả hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của q thầy, cơ để có thể tiếp tục hồn thiện đề tài này trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ Luật Dân sự năm 2005.
2. Bộ Luật Lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2007).
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
4. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2002.
5. Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21/11/2007 có hiệu lực ngày 01/01/2009.
6. Luật Quản lý thuế được Quốc hội (khố XI) thơng qua ngày 29/11/2006 tại
kỳ họp thứ 10, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007
7. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.
8. Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH ngày 31/5/2001 về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao .
9. Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số
điều về Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.