Quản lý nhà nước về giảm trừ gia cảnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 27)

1.2. Qui định của pháp luật thuế TNCN về giảm trừ gia cảnh

1.2.3. Quản lý nhà nước về giảm trừ gia cảnh

Để triển khai áp dụng chế định GTGC vào thực tiễn một cách đầy đủ, hiệu quả, pháp luật thuế TNCN cũng qui định rõ về cách thức, điều kiện, thủ tục để ĐTNT được tính GTGC khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN với nhà nước.

1.2.3.1. Đăng kí thuế và cấp mã số thuế cho đối tượng được GTGC

Một trong những nguyên tắc thực hiện GTGC là ĐTNT chỉ được tính GTGC cho bản thân và người phụ thuộc nếu ĐTNT đã đăng ký thuế và được cấp MST(50).

Đăng kí thuế TNCN là thủ tục pháp lý mà theo đó cá nhân nộp thuế có thu

nhập đến mức chịu thuế tiến hành kê khai những thông tin theo mẫu qui định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

Theo qui định Luật Quản lý thuế, hằng năm trên cơ sở phát sinh thu nhập đến mức phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN thì đối tượng nộp thuế TNCN phải tiến hành đăng kí thuế(51). Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ đăng kí thuế hợp lệ sẽ được cơ quan thuế cấp MST(52). Việc đăng kí thuế TNCN được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc tại cơ quan thuế(53).

Hiện nay, pháp luật về Quản lý thuế của Việt Nam qui định khá đầy đủ và chi tiết các nội dung về đăng kí thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Thật vậy, Luật Quản lý thuế dành hẳn chương 2 để qui định về vấn đề này. Trong đó, việc cấp MST

50

Theo qui định tại Điều 19 Luật thuế TNCN; Điều 12 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ; và điểm 3.1.3 Mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN.

51

Xem phụ lục 3 52

Theo qui định tại điểm 3.1 Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về đăng kí thuế thì, mã số thuế là một dãy các chữ số đã được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên toàn quốc. Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất, sử dụng để nhận biết và xác định từng người nộp thuế và quản lý việc kê khai, nộp thuế, quyết tốn thuế.

53

22

cho tồn dân được coi là một trong những khâu quyết định đến sự thành công của thuế TNCN ở Việt Nam, đặc biệt là quyết định tính khả thi của chế độ GTGC. Nhiều nước trên thế giới đã rất thành công khi áp dụng việc cấp MST cho tất cả người dân khi thực hiện thuế TNCN(54). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tiến độ cấp MST cịn rất chậm, mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân cư được cấp MST, tính đến tháng 7- 2007, Tổng cục thuế đã cấp MST cho gần 2 triệu hộ kinh doanh cá thể và cấp 298.000 MST cho các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng(55) đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý thuế TNCN. Để kiểm soát việc kê khai thuế thu nhập, cấp MST cho từng người dân là biện pháp hiệu quả nhất.

Chính vì lẽ đó mà cơ quan thuế trong thời gian qua đã xúc tiến việc cấp MST cho các đối tượng được GTGC. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ quan thuế tiến

hành cấp MST cho ĐTNT trước, sau đó mới cấp MST cho người phụ thuộc(56). Mã số

thuế của người phụ thuộc sẽ giúp tránh tình trạng kê khai trùng lắp. Đối với người phụ thuộc chưa có MST, khi làm thủ tục kê khai người phụ thuộc sẽ phải cung cấp số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) và một số giấy tờ khác kèm theo để hệ thống có thể quản lý tránh trùng lắp(57). Ví dụ như, trong một gia đình có ĐTNT cùng với bốn người phụ thuộc, nếu ĐTNT này đã kê khai GTGC cho những người phụ thuộc thì các đối ĐTNT cịn lại khơng được kê khai GTGC nữa. Như vậy, để nhà nước quản lý hiệu quả thu nhập, gia cảnh của từng ĐTNT thì việc cấp MST cho mỗi người dân là cần thiết, và đó cũng là biện pháp hiệu quả nhất.

1.2.3.2. Kê khai giảm trừ gia cảnh

a. Chủ thể kê khai và điều kiện kê khai(58)

Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội, cũng theo qui định tại Thông tư 84/2008/TT-BTC và Thông tư 62/2009/TT- BTC, không phải tất cả những người có thu nhập từ tiền công, tiền lương, có thu nhập từ kinh doanh đều phải đăng kí và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. Mà chỉ những cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, có thu nhập từ kinh doanh đạt mức thu nhập bình quân tháng trên 4 triệu đồng trở lên mà có ni dưỡng người phụ thuộc thì mới kê khai người phụ thuộc. Cịn những cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, có thu nhập từ kinh doanh dưới mức 4 triệu đồng/tháng thì khơng phải kê khai người phụ thuộc.

b. Thủ tục và thời hạn kê khai

Với những thủ tục hành chính khá phức tạp, vậy trách nhiệm của ĐTNT, cơ quan chi trả thu nhập và cơ quan thuế trong việc kiểm soát GTGC như thế nào để đảm bảo ngăn chặn được hiện tượng gian lận trong kê khai về người phụ thuộc? Tùy thuộc vào nguồn thu nhập mà ĐTNT có được mà luật qui định cách thức kê khai của mỗi đối tượng khác nhau:

54 http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=11086 55 http://www.gtd.gov.vn/Default.aspx?modg=New&cat=80&ni8204 56 http://www.vneconomy.vn/2008111109572453P0C6/cap-ma-so-thue-thu-nhap-ca-nhan-nhu-the-nao.htm 57http://vneconomy.vn/20080901091633885POC6/15-trieu-nguoi-co-ma-so-thue-thu-nhap-ca nhan.htm 58

Điểm 3.1.8 Mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN.

23

Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công(59):

Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 01, ĐTNT lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được GTGC theo mẫu số 16/ĐK-TNCN(60) gửi cho cơ quan chi trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), ĐTNT cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trường hợp ĐTNT ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.

Đối tượng nộp thuế đăng ký GTGC cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau: đối với các trường hợp đã đăng ký GTGC từ đầu năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009. Đối với các trường hợp đăng ký GTGC sau ngày 30 tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ. Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký điều chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu ĐTNT không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của ĐTNT. Hàng tháng, thực hiện tạm GTGC cho số người phụ thuộc theo đúng bản đăng ký người phụ thuộc của ĐTNT trước khi tính số thuế tạm khấu trừ. Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển chậm nhất là ngày 20 tháng 02 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày 30 tháng 01 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận được bản đăng ký.

Đối với các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh(61) thì khai GTGC cho người

phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai(62) hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp

khoán(63). ĐTNT khai GTGC cho người phụ thuộc tại các tờ khai nộp thuế vào đầu

năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo quy định của pháp luật và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009. Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu ĐTNT không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm

59

Điểm a.3.1.8 Mục I Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN.

60

Xem phụ lục 4 61

Điểm b.3.1.8 Mục I Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài cính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN.

62

Xem phụ lục 5 63

24

trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

Đối với các cá nhân làm đại lý bảo hiểm thì theo Thơng tư số 10/2009 ngày

21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế và quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm, hằng tháng căn cứ thu nhập chi trả cho đại lý, cơ sở giao đại lý tạm khấu trừ thuế TNCN (thu nhập một tháng đến 4 triệu đồng, tỉ lệ tạm thu 0%; trên 4 triệu - 15 triệu đồng: 5%; trên 15 triệu đồng: 10%). Khi tạm thu theo tỉ lệ trên thì khơng trừ các khoản GTGC nhưng cuối năm cá nhân làm đại lý phải khai quyết tốn thuế. Khi khai quyết tốn thuế có kèm theo hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (nếu có) để giảm trừ gia cảnh. Nếu số thuế khi quyết toán nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hằng tháng thì được hồn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau.

 Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

Để có thể được hưởng quyền lợi tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú phải có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, hay thu nhập từ kinh doanh; đồng thời phải đăng kí, kê khai và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho cả đơn vị trực tiếp quản lý và cơ quan thuế.

Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ĐTNT khi kê khai giảm trừ, các nhà làm luật đã đưa ra các thủ tục liên quan đến quản lý người phụ thuộc dựa trên ba nguyên tắc(64): Một là, triệt để tận dụng các giấy tờ mà ĐTNT và người phụ thuộc đã có sẵn theo qui định của các pháp luật hiện hành, hạn chế tối đa yêu cầu ĐTNT phải xin thêm các giấy xác nhận hoặc lập các giấy tờ mới nhằm giảm phiền hà cho các ĐTNT. Hai là, không qui định cứng nhắc một loại giấy tờ

nhất định mà qui định một trong một số giấy tờ đã sẵn có để ĐTNT được quyền lựa chọn loại giấy tờ nào thuận lợi nhất để xuất trình cho cơ quan thuế. Ba là, có một số giấy tờ để thực hiện thủ tục hành chính thuế TNCN chỉ yêu cầu bản sao, khơng bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan cơng chứng hoặc chính quyền phường, xã.

Như vậy, với những thủ tục đã được đơn giản hóa thì các ĐTNT có thể dễ dàng hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến thuế TNCN. Theo đó, để xác định người phụ thuộc thì quán triệt ba nguyên tắc trên, các nhà làm luật đã yêu cầu hồ sơ chứng minh đối với người phụ thuộc(65) như sau:

Đối với người phụ thuộc là con thì, nếu con chưa đến tuổi thành niên, hồ sơ

xác định người phụ thuộc chỉ phải xuất trình một trong hai loại giấy tờ là bản sao giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu. Còn nếu là con trên 18 tuổi bị tàn tật, khơng có khả năng lao động thì ngồi bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu, cịn phải có bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động. Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngồi) cần có các giấy tờ như bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu, bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường

64

Thanh Mai (2008), “Thủ tục khai thuế TNCN: một số điểm mới”, Thuế Nhà nước, (43), tr.10. 65

Theo qui định tại Điều 19 Luật thuế TNCN; Điều 12 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ; và điểm 3.1.7, 3.1.9 Mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN; khoản 3 Điều 2 Thơng tư số 62/2009/TT-BTC ngày 30/9/2009 của Bộ Tài chính.

25

hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề. Trường hợp là con ni, con ngồi giá thú thì ngồi Giấy khai sinh cần có bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với người phụ thuộc là vợ hoặc chồng nếu ngoài độ tuổi lao động cần

một trong các giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hơn. Cịn nếu vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngồi các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động.

Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột: Trường hợp ngoài độ tuổi lao động cần có

bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với ĐTNT (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột). Đối với người phụ thuộc là bố dượng, mẹ kế thì hồ sơ gồm bản sao giấy khai sinh của ĐTNT và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế. Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngồi các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động(66).

Đối với ơng bà nội, ơng bà ngoại; cơ, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần có các

giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với ĐTNT (là ông bà nội, ông bà ngoại; cơ, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của UBND cấp xã(67) nơi ĐTNT cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của ĐTNT với người phụ thuộc. Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)