Sự bất cập trong việc xác định mức GTGC và kiến nghị

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 49 - 53)

2.3. Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về

2.3.3.Sự bất cập trong việc xác định mức GTGC và kiến nghị

2.3.3.1. Bất cập

Thứ nhất, theo qui định của pháp luật thuế TNCN, mức giảm trừ đối với ĐTNT là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy các nhà làm luật đã qui định con số tuyệt đối trong luật. Việc qui định con số tuyệt đối trong luật có ưu điểm là tạo sự rõ ràng nhất quán, cơ quan thu thuế và ĐTNT biết chính xác mức giảm trừ là bao nhiêu trước khi tính thuế, cịn nhược điểm của nó là khơng theo kịp giá cả biến động khi có lạm phát và giảm phát. Mặc dù, Luật thuế TNCN đã qui định rõ ràng mức GTGC cho cả ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT. Tuy nhiên, xoay quanh qui định này có rất nhiều ý kiến tranh luận từ mọi tầng lớp nhân dân. Qua việc tổng hợp, tác giả nhận thấy có những ý kiến như sau(91):

Ý kiến thứ nhất, cho rằng Luật qui định mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng cho

bản thân ĐTNT và 1,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc là phù hợp.

Ý kiến thứ hai, đề nghị hạ mức GTGC xuống thấp hơn, khoảng 2-3 triệu

đồng/tháng để phù hợp với mức thu nhập bình quân chung và đảm bảo nguyên tắc hiến định cơng dân có nghĩa vụ nộp thuế, tạo điều kiện cho nhiều người được đóng góp xây dựng đất nước;

90

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý thuế năm 2006 thì Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địa bàn xã, phường, thị trấn.

91

44

Ý kiến thứ ba, đề nghị không qui định mức giảm trừ bằng số tiền tuyệt đối,

mà quy định theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lần trên mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định từng thời kỳ hoặc có tính đến yếu tố trượt giá;

Ý kiến thứ tư, là đề nghị không áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mà thu thuế từ

đồng thu nhập đầu tiên nhưng với mức thuế suất 0%, hoặc mức thuế suất thấp (1% hoặc 2%).

Cá biệt cũng có ý kiến đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên rất cao (đến 15 triệu đồng/tháng) để đảm bảo mức sống sung túc, thậm chí đủ cho con đi học nước ngoài.

Thiết nghĩ, những ý kiến cho rằng mức GTGC phải đủ để đảm bảo mức sống sung túc là chưa thỏa đáng, vì việc qui định ra mức giảm trừ cho cá nhân ĐTNT không mang ý nghĩa Nhà nước định mức mức sống dân cư. Mức giảm trừ càng không phải là mức để thoả mãn nhu cầu riêng của từng cá nhân mà là mức thu nhập làm căn cứ để xem xét, cân nhắc thu nhập dân cư đến mức nào đó mới đặt vấn đề động viên một phần cho ngân sách (một phần nhỏ thôi), mà vẫn bảo đảm cho cá nhân nộp thuế nhu cầu chi tiêu để tái sản xuất sức lao động, nhu cầu ăn ở, đi lại, học tập chữa bệnh và hưởng thụ văn hoá(92)… Khi trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với Tổng Cục thuế, Ông Bart Koster - chuyên gia dự án EU và ông Okamura - chuyên gia tư vấn trưởng dự án JICA cũng cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế TNCN của Việt Nam (4 triệu đồng/tháng cho cá nhân và 1,6 triệu đồng cho mỗi người phụ thuộc) là cao so với quốc tế, thậm chí cịn cao hơn so với Singgapore là nước có thu nhập cao nhất trong các nước châu Á. Theo quy định của Luật thuế TNCN các nước, việc GTGC chỉ là một khoản trợ cấp mà Chính phủ trả ngay cho cá nhân nộp thuế bằng cách trừ trực tiếp vào tổng thu nhập, chứ khơng phải là tồn bộ chi phí sinh hoạt mà ĐTNT phải chi trả cho cá nhân và người phụ thuộc. Thông thường, tổng mức GTGC sẽ bằng khoảng 60% mức thu nhập mà người lao động nhận được(93).

Tác giả cũng nhận thấy, với mức trừ cho ĐTNT là 48 triệu đồng/năm, tương đương 3.000 USD và trừ cho mỗi người phụ thuộc 19,2 triệu đồng/năm, tương đương 1.200 USD, so với các nước trong khu vực thì mức trừ gia cảnh của Việt Nam là cao nhất. Ở các nước xây dựng mức trừ gia cảnh thường được căn cứ vào mức chi tiêu bình qn chung, khơng phân biệt vùng miền nên diện chịu thuế TNCN rộng. Nhiều nước mức GTGC thường thấp hơn so với thu nhập quốc dân bình qn đầu người. Ví dụ như Trung Quốc, thu nhập quốc dân bình quân 2.010 USD, mức trừ gia cảnh 1.277 USD; Malaysia thu nhập quốc dân bình quân 5.718 USD, mức trừ 3.429 USD. Đối với Việt Nam, tại thời điểm ban hành Luật thuế TNCN, dự kiến thu nhập quốc dân bình quân đầu người đến năm 2009 là 1.100 USD thì mức trừ gia cảnh cho

ĐTNT khơng những khơng thấp hơn mà cịn cao hơn gấp 3 lần(94). Về phương diện

này, một số chuyên gia quốc tế cho rằng chúng ta đã “xài sang hơn cái mà mình có được”. Đương nhiên, với mức giảm trừ này, cộng thêm khoản giảm trừ cho những người phụ thuộc mà ĐTNT phải cấp dưỡng, ni dưỡng thì diện nộp thuế TNCN sẽ

92 http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Drafts/ArticleDetails.aspx?ArticleID=202 93

Thu Thủy (2007), “Giảm trừ gia cảnh là tiêu điểm”, Thuế Nhà nước, (24), tr.13. 94

45

rất hẹp. Theo ước tính của một số chuyên gia, số người làm công ăn lương thuộc diện nộp thuế có thể sẽ giảm tới 20% so với hiện nay; đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp, trong tổng số hộ kinh doanh có mơn bài dự kiến khoảng 2 triệu vào thời điểm 2009 (theo thống kê năm 2006 là 1,7 triệu hộ), mặc dù đã tính đến yếu tố tăng trưởng, ước tính vẫn có tới 80% số hộ ở mức thu nhập thấp hơn mức giảm trừ cá nhân và do đó, khơng phải nộp thuế TNCN. Như vậy, với mức giảm trừ nêu trên, số lượng cá nhân nộp thuế không nhiều, dẫn đến khả năng giảm thu NSNN mỗi năm dăm ba trăm tỷ đồng (so với thực hiện theo quy định của Luật thuế TNDN trước đây) là điều khó tránh khỏi, ít ra là trong vài ba năm đầu thực hiện Luật thuế TNCN(95).

Thứ hai, Luật thuế TNCN đã đánh đồng một mức GTGC cho tất cả các đối

tượng là người phụ thuộc mà khơng có sự phân biệt giữa các đối tượng đó. Việc

xác định mức GTGC trước khi tính thuế thể hiện sự đối xử cơng bằng giữa các ĐTNT và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức giảm trừ nhằm bảo đảm cho người có thu nhập đủ để trang trải sinh hoạt cần thiết cho bản thân và gia đình, phần thu nhập cịn lại thì nhà nước mới động viên một tỉ lệ thuế nhất định. Tuy nhiên, nếu chỉ xác định một mức giảm trừ chung như qui định trong luật là 1,6 triệu đồng/tháng cho tất cả các đối tượng là người phụ thuộc như nhau, thì chưa chắc đã thực hiện được nguyên tắc cơng bằng bởi chưa có sự phân biệt giữa các đối tượng phụ thuộc là con chưa thành niên, hoặc đã thành niên mà đang còn theo học, người tàn tật hay người già… Cụ thể như sau:

Một là, đối với con cái thì nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng của cha mẹ không

chỉ bao gồm các chi phí cho cuộc sống vật chất, mà cịn có cả chi phí cần thiết cho việc giáo dục, điều này đã được ghi rõ trong Luật hôn nhân và gia đình(96). Bởi vậy, phải ấn định mức GTGC dành cho con cao hơn mức dành cho người phụ thuộc khác, nhất là trong điều kiện học phí đang có xu hướng tăng với tốc độ cao như hiện nay và xu hướng này đang được chính nhà chức trách giáo dục hỗ trợ, thúc đẩy. Hơn nữa, nội dung giáo dục đối với con cái khơng chỉ bó hẹp trong việc nâng cao trình độ học vấn mà cịn có giáo dục thể chất, tinh thần, nhân cách,… và đều có khả năng địi hỏi phí tổn.

Hai là, đối với những người phụ thuộc là người bị tàn tật thì chi phí chữa

bệnh, thuốc thang, mua sắm các thiết bị trợ giúp dành cho người tàn tật rất cao, lại cịn phải có người thân chăm sóc tốn nhiều thời gian và tiền bạc, có khi chiếm phần lớn thu nhập của ĐTNT thì với mức giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng liệu có đảm bảo nhu cầu cần thiết dành cho người tàn tật hay khơng? Có đảm bảo cơng bằng khơng khi ĐTNT phải dùng phần lớn thu nhập của mình để ni dưỡng người bị tàn tật trong khi đó lại bị điều tiết thu nhập giống như những ĐTNT khác.

Chúng ta có thể tham khảo qui định về mức GTGC hiện hành tại Nhật Bản, chiết trừ gia cảnh được ấn định là 380.000 Yên cho một người. Nói cách khác, mỗi cá nhân sẽ được miễn trừ thuế cho khoản thu nhập khoảng 380.000 Yên một tháng, đảm bảo chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Các khoản chiết trừ gia cảnh không đồng đều cho tất cả mọi người. Chẳng hạn, ĐTNT là chủ hộ gia đình có vợ làm nội trợ khơng có thu nhập chính thức, ni con nhỏ sẽ được chiết trừ gia cảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

95

http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=1662 96

46

khác với người độc thân nộp thuế. Cụ thể, người vợ nội trợ ở nhà thì khoản miễn trừ tăng thêm 380.000 Yên, mỗi đứa con thì khoản miễn trừ tăng thêm 380.000 Yên. Các khoản miễn trừ càng tăng thì cơ sở tính thuế thu nhập càng giảm. Trường hợp người con trong độ tuổi từ 16 - 23, nếu học trung học hoặc đại học thì sẽ tốn kém nhiều chi phí, do đó khoản thu nhập của người cha được miễn thuế sẽ tăng thêm 250.000 Yên thành 630.000 Yên. Khoản khấu trừ này có tên gọi là " khấu trừ nuôi dưỡng". Các đối tượng là người tàn tật cũng có những ưu đãi nhất định khi xem xét tính thuế thu nhập, cụ thể là sẽ có 4 loại khấu trừ mang tên gọi chung là " khấu trừ hỗ trợ chính sách". Ví dụ, như khấu trừ đối với người tàn tật là 270.000 Yên một người, người goá vợ hoặc goá chồng là 270.000 Yên một người, áp dụng các mức chiết trừ gia cảnh khác nhau là biện pháp chủ yếu thực hiện điều tiết thuế.... (97)

Thứ ba, theo quy định của pháp luật, người phụ thuộc của ĐTNT là con dưới

18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật, khơng có khả năng lao động. Những người khác có quan hệ thân thuộc ngồi độ tuổi lao động mà ĐTNT có nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng, hoặc trong độ tuổi lao động thì phải bị tàn tật và mức thu nhập của người này phải dưới 500 ngàn đồng/tháng mới được tính là người phụ thuộc. Theo tác giả, quy định này chưa đảm bảo công bằng ở chỗ cùng được xem là người phụ thuộc nhưng một bên được giảm trừ 1,6 triệu, cịn một bên phải có điều kiện là thu nhập phải dưới 500 ngàn đồng/tháng. Sự không cơng bằng ở đây cịn thể hiện, nếu một người trong độ tuổi lao động bị tàn tật có thu nhập 490.000đ/tháng thì được trừ chi phí chiết giảm gia cảnh là 1,6 triệu đồng, trong khi cũng trường hợp trên nếu có thu nhập 510.000đ/tháng thì khơng được tính chiết giảm gia cảnh. Hơn nữa, điều kiện mà pháp luật đưa ra là thu nhập dưới 500 ngàn đồng/tháng cũng khơng đảm bảo tính khả thi. Lý do là vì cơ sở để xác nhận thu nhập của người đó có dưới 500 ngàn đồng/tháng hay khơng là rất khó. Hơn nữa, nếu có ý đồ thì ĐTNT cũng có nhiều cách để xác nhận thu nhập của người phụ thuộc dưới 500 ngàn đồng/tháng. Như vậy, vơ hình chung, quy định này đã đánh thuế vào những người thật thà và miễn thuế đối với những người không thật thà.

2.3.3.2. Kiến nghị

Từ việc nhận diện được những bất cập trong việc xác định mức GTGC của Luật thuế TNCN, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, với cách nhìn nhận từ thực tế đời sống xã hội trên cơ sở những số

liệu cụ thể, có so sánh với các nước trong khu vực có điều kiện tương tự như nước ta,

tác giả xin mạnh dạn đề xuất hạ mức giảm trừ cho cá nhân xuống khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, yêu cầu động viên thuế TNCN cần

được xây dựng trên cơ sở xem xét mức sống phổ biến của xã hội chứ không thể và khơng bao giờ có thể thoả mãn với mức sống đầy đủ theo nhu cầu riêng của cá nhân. Sau khi nộp một phần nhỏ tiền thuế, với đại bộ phận thu nhập còn lại (là niềm mơ ước của hàng vài chục triệu người), thiết nghĩ vẫn không thể để cá nhân nộp thuế nghèo đi.

Thứ hai, Luật thuế thu nhập cá nhân cần phân biệt mức giảm trừ giữa các đối tượng phụ thuộc chứ không nên đánh đồng như trong luật qui định, điều đó khơng

97

http://www.tapchiketoan.com/thue-phi-le-phi/thue-thu-nhap-ca-nhan/dieu-tiet-thue-tncn-kinh nghiem-tu- nha.html

47

thể hiện sự công bằng giữa các ĐTNT, vì chi phí của họ bỏ ra dành cho những người phụ thuộc khác nhau thì khơng giống nhau. Vì thế, các nhà làm luật cần xem xét lại để đưa ra mức giảm trừ cho những người phụ thuộc hợp lý hơn, có như vậy mới đảm bảo được ý nghĩa của chế định GTGC.

Thứ ba, pháp luật không nên quy định điều kiện mức thu nhập từ 500 ngàn đồng/tháng trở xuống đối với người phụ thuộc vì đối tượng này là chủ thể cần thiết

được nhận những ưu đãi nhất định từ phía nhà nước (tàn tật, khơng nơi nương tựa). Quy định như vậy vừa đảm bảo tính cơng bằng, vừa thể hiện chính sách ưu đãi của nhà nước, vừa mang tính thực thi hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân (Trang 49 - 53)