GTGC nói riêng và kiến nghị hồn thiện
2.2.1. Những vướng mắc về việc cấp mã số thuế cho người dân và kiến nghị 2.2.1.1. Vướng mắc
Luật thuế TNCN được ban hành theo hướng mở rộng diện chịu thuế TNCN nên số lượng cá nhân nộp thuế tăng lên rất nhiều, cùng với đó là việc nhà nước có xem xét đến gia cảnh của ĐTNT khi tính thuế nên số lượng người phụ thuộc của ĐTNT cũng cần phải được xác định cụ thể và chính xác. Do vậy, một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công Luật thuế TNCN nói chung cũng như đảm bảo tính thực thi của chế định GTGC nói riêng, đó là ngành thuế sẽ phải thực hiện cấp MST cho tồn dân, khơng chỉ cấp MST cho ĐTNT mà còn cấp cho cả người phụ thuộc của ĐTNT. Bởi vì, để quản lý GTGC, việc cá nhân có MST là tối cần thiết, đối với ĐTNT thì nhà nước có thể quản lý được thu nhập và các thông tin cá nhân của họ, còn đối với người phụ thuộc là nhằm tránh việc kê khai trùng. Do đó, số lượng MST phải cấp sẽ tăng lên hàng chục triệu, bao gồm hàng tỷ thông tin phải sử dụng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
Theo ước tính của ngành thuế, trong năm 2009, sẽ có khoảng trên 10 triệu cá nhân trong cả nước được cấp MST, trong đó phần lớn là người làm công ăn lương
81
36
trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước(82). Và theo như lộ trình thì đến tháng 6/2009, ngành thuế sẽ phải thực hiện cấp MST cho tất cả những đối tượng thuộc diện chịu thuế TNCN. Khối lượng công việc đồ sộ như vậy lại phải thực hiện trong khoảng thời gian ngắn đã đặt ra cho cơ quan thuế rất nhiều thách thức. Nhưng theo nguyên tắc thực hiện GTGC thì nếu khơng có MST thì ĐTNT khơng được tính GTGC, vì vậy làm thế nào để không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi MST bị cấp chậm.
2.2.1.2. Kiến nghị
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người dân là có MST để được tính giảm trừ gia cảnh, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ cấp MST
cho người dân như sau:
Một là, xây dựng các dự án về ứng dụng CNTT trong việc cấp MST, ví dụ như
tổ chức, xây dựng trung tâm nhận, xử lý cấp MST tại Tổng cục Thuế. Theo đó, phải
tạo được một giải pháp hồn thiện và khép kín, bao gồm việc tính tốn đến vấn đề cơ sở hạ tầng, nguồn lực cán bộ trong ngành, giảm tải các thủ tục hành chính, thời gian cho người lao động và cơ quan chi trả. Bên cạnh đó, cần xây dựng cụ thể lộ trình cấp MST, trước tiên là cấp MST cho ĐTNT, tiếp đến là cho những người phụ thuộc và cơ quan chi trả thu nhập, nơi sẽ thực hiện nghĩa vụ khấu trừ và trực tiếp nộp thuế thay cho người lao động. Chú trọng phát triển việc đăng ký thuế qua mạng, có thể dùng số chứng minh nhân dân lấy từ cơ quan công an làm mã số thuế cho các ĐTNT. Còn đối với những đứa trẻ là người phụ thuộc thì có thể lấy mã số chứng sinh làm mã số thuế để cấp ngay khi đứa trẻ mới chào đời(83).
Hai là, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo hướng dẫn triển khai đăng kí thuế cho các Cục thuế và Chi cục thuế trên toàn quốc, đồng thời hướng dẫn các đơn vị, cơ
quan chi trả thu nhập thực hiện việc nhập dữ liệu đăng ký thuế, nhằm hạn chế tối đa khả năng ùn tắc, đảm bảo thơng suốt. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền cho việc triển khai cấp MST để người dân hiểu rõ được quyền lợi của mình khi có mã số thuế.
2.2.2. Những vướng mắc trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT và kiến nghị phụ thuộc của ĐTNT và kiến nghị
2.2.2.1. Vướng mắc
Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN ở các nước cho thấy, để quản lý tốt thuế TNCN và thực hiện GTGC đúng quy định, cơ quan thuế cần phải có đầy đủ thơng tin về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT, như thông tin về thu nhập của từng cá nhân, về gia cảnh cụ thể của từng người. Vì khi có hệ thống thơng tin đầy đủ, cán bộ thuế có thể dễ dàng kiểm tra chéo giữa các bên liên quan và có thể xác định được chính xác việc kê khai thu nhập chịu thuế, kê khai người phụ thuộc và từ đó đảm bảo thu thuế TNCN đúng, đủ, công bằng, phát huy vai trò của thuế TNCN trong thực tiễn.
82
Phượng Hoàng (2009), “Từ nay đến cuối năm đồng loạt cấp mã số thuế cá nhân trong cả nước”, Thuế Nhà
nước, (15), tr.12.
83
Ví dụ như ở Đài Loan chẳng hạn, xem: Thu Thuỷ (2007), “Góp ý hồn thiện Dự án Luật thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh là tiêu điểm”, Thuế nhà nước, (25), tr.12.
37
Trong khi ở các nước tiên tiến, để quản lý gia cảnh của ĐTNT, các cơ quan quản lý đã xây dựng hồ sơ từng cá nhân ngay từ khi họ sinh ra nên rất thuận lợi trong việc tính GTGC(84). Nhưng ở Việt Nam, vì điều kiện cơ sở dữ liệu về công dân chưa được quản lý tập trung, cơ sở dữ liệu để quản lý ĐTNT phải thiết lập lại từ đầu, nên chắc chắn trong 2 đến 3 năm đầu triển khai Luật thuế TNCN, việc quản lý người phụ thuộc sẽ không tránh khỏi sự lúng túng, và cũng sẽ là kẽ hở để các cá nhân lợi dụng nhằm mục đích trốn thuế. Như vậy, trong thời gian đầu triển khai Luật thuế TNCN, cơ quan thuế chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT, nên chỉ có thể quản lý ĐTNT bằng cách để họ tự khai, tự chịu trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung kê khai của mình. Song điều này rõ ràng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong vấn đề quản lý thuế TNCN. Như lời của một trưởng phòng kê khai và kế toán thuế của một cục thuế cho biết ngay chính cơ quan thuế cũng rối với hồ sơ GTGC. Vì theo qui định, cơ quan thuế sẽ quản lý trực tiếp hồ sơ của ĐTNT, nhưng với khối lượng hồ sơ quá lớn, gây khó khăn trong việc lưu trữ và quản lý hồ sơ(85). Mặt khác, rất dễ có sự thơng đồng giữa người có thẩm quyền xác nhận người phụ thuộc, (UBND cấp phường xã, cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận mức độ thương tật…) và người kê khai người phụ thuộc để được GTGC.
Thêm vào đó, để thu thập những thơng tin về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT một cách hiệu quả, chính xác, và có hệ thống thì cần phải có nguồn lực và quan trọng hơn là sự nhất trí trong việc trao đổi thơng tin giữa các bên liên quan như ngân hàng, chính quyền địa phương và các chủ thể chi trả thu nhập. Tức là phải có một hệ thống thơng tin kết nối trực tiếp đến tất cả các chi cục thuế trên toàn quốc để các cá nhân chịu sự điều chỉnh của thuế TNCN được quản lý một cách tập trung và có hệ thống trong phạm vi cả nước. Thực hiện cơng việc này địi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cả tài chính lẫn nguồn lực con người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngành thuế chưa làm được điều đó, tức chưa có được hệ thống thơng tin đầy đủ về ĐTNT và người phụ thuộc của họ, do nguồn lực (cả về nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực con người) còn bị hạn chế, cơng nghệ phục vụ ngành thuế cịn yếu.
Do vậy, việc quản lý thuế TNCN nói chung và quản lý nhà nước về GTGC nói riêng là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong cơng tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, việc thực hiện GTGC cho ĐTNT và những người phụ thuộc của họ còn rất nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả, không phát huy được ý nghĩa tốt đẹp của chế định GTGC.
2.2.2.2. Kiến nghị
Vậy làm thế nào để khắc phục được những hạn chế trong việc quản lý nhà nước về thuế TNCN nói chung, về GTGC nói riêng do thiếu cơ sở dữ liệu về ĐTNT và người phụ thuộc của họ. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, trong khoảng thời gian đầu khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT, thì tạm thời lấy thơng tin của ĐTNT từ cơ quan, đơn
vị nơi chi trả thu nhập cho họ đối với ĐTNT có thu nhập từ tiền cơng, tiền lương (vì
84
Xem thêm: ThS. Lý Phương Duyên (2008), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Lan và vận dụng ở Việt Nam”, Thuế Nhà Nước, (32), tr.6.
85
Ánh Hồng (2009), “Hồ sơ giảm trừ gia cảnh: dân “lơ là”, cơ quan “ái ngại””, Báo Tuổi trẻ, thứ hai 4-5-2009, tr.15.
38
khi vào làm việc tại cơ quan, đơn vị sử dụng lao động họ sẽ nộp sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, trên cơ sở đó nhà nước phần nào biết gia cảnh của họ). Cịn hộ kinh doanh thì phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường, xã để xác minh. Trong những năm đầu thực hiện nhà nước có chủ trương để ĐTNT tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm, đến khi Nhà nước có được những thơng tin đầy đủ về ĐTNT sẽ kiểm tra, đối chiếu sau, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định pháp luật.
Thứ hai, ngành thuế cần xây dựng các phần mềm ứng dụng để quản lý thông tin, dữ liệu của các cá nhân nộp thuế thay vì quản lý giấy tờ một cách thủ cơng như trong thời gian đầu. Vì như thế sẽ gây quá tải cho các cơ quan thuế, khơng có chỗ để
lưu giữ tài liệu. Có thể để người dân tự khai theo hình thức mẫu qua mạng ln, khỏi phải đến cơ quan thuế. Xúc tiến nhanh việc xây dựng một hệ thống thông tin về ĐTNT và người phụ thuộc của ĐTNT một cách đầy đủ, có như vậy cán bộ thuế mới
có thể dễ dàng kiểm tra chéo giữa các bên liên quan và có thể xác định được mức độ chính xác trong việc kê khai người phụ thuộc và từ đó, có thể nâng cao tính tuân thủ của các ĐTNT. Đòi hỏi này kéo theo hai vấn đề quan trọng cần giải quyết, đó là cần phải chú trọng phát triển nguồn lực (cả về nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực con người) và xây dựng hệ thống thông tin kết nối trực tiếp đến tất cả các chi cục thuế trên tồn quốc, tạo sự nhất trí trong việc trao đổi thơng tin giữa các bên liên quan như ngân hàng, chính quyền địa phương và các chủ thể chi trả thu nhập. Mặc dù, với điều kiện hiện nay thật khó có thể có một hệ thống thông tin kết nối trực tiếp đến tất cả các chi cục thuế trên tồn quốc do nguồn lực cịn bị hạn chế. Tuy nhiên, việc kết nối mạng máy tính từ các ngành có liên quan đến cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố là hồn tồn có thể thực hiện được. Vì vậy, tất cả các cá nhân chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN cần được quản lý một cách tập trung ở cấp tỉnh thay vì cấp thấp hơn chưa có điều kiện nối mạng thơng tin. Sau đó, khi chúng ta đã có hệ thống CNTT hiện đại, cán bộ ngành thuế chuyên nghiệp hơn thì chúng ta sẽ xây dựng hệ thống thông tin kết nối trực tiếp đến tất cả các chi cục thuế trên toàn quốc để quản lý tốt hơn.
2.2.3. Những vướng mắc từ đội ngũ cán bộ ngành thuế và kiến nghị 2.2.3.1. Vướng mắc 2.2.3.1. Vướng mắc
Việc quản lý thuế TNCN nói chung, và thực hiện GTGC nói riêng có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của đội ngũ cán bộ thuế. Để phát huy được vai trị quan trọng đó của đội ngũ cán bộ thuế, những yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản lý thuế là về trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp và tính chun nghiệp phải cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ chun mơn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ thuế hiện nay cịn rất yếu khơng đáp ứng được yêu cầu mà hoạt động quản lý thuế đặt ra. Theo số liệu thống kê, năm 2006 tồn ngành thuế có 39.565 cán bộ, trong đó số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm hơn 40%. Tuy có bằng cấp nhưng trình độ quản lý thuế của cán bộ còn thấp, chưa đồng đều, chưa được chú ý đào tạo về kỹ năng quản lý thuế, kỹ năng làm việc một cách chuyên nghiệp. Số cán bộ có khả năng phân tích được thơng tin về người nộp thuế thông qua phân tích tờ khai thuế, báo cáo tài chính và các thơng tin khác về giao dịch của người nộp thuế,... cũng rất hạn chế. Cán bộ chủ yếu vẫn làm việc theo kinh nghiệm, theo thói quen, thể hiện văn hoá khi tiếp xúc với người nộp thuế cịn hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng và khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng
39
quản lý thuế cũng còn bất cập(86). Đây là một trở ngại lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ và hiện đại hố cơng tác quản lý thuế, nhất là ở cấp chi cục thuế.
Mặt khác, GTGC là vấn đề hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào Luật thuế TNCN, cho nên cán bộ thuế hầu như chưa có kinh nghiệm gì trong việc quản lý GTGC nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu triển khai áp dụng chế định này. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học cũng cịn thấp, tính chun nghiệp chưa cao. Đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở phần lớn chưa được đào tạo lại hoặc chưa nắm bắt kịp về kiến thức quản lý thuế mới.
Vì vậy, việc đào tạo cán bộ thuế, phát triển nguồn lực con người cho ngành thuế rất quan trọng, vì các qui định về GTGC là khá phức tạp, cần sự chuyên nghiệp của các cán bộ thuế, tránh nhũng nhiễu đối với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
2.2.3.2. Kiến nghị
Vậy, giải pháp nào đặt ra để nâng cao trình độ về cơng tác quản lý thuế TNCN nói chung, GTGC nói riêng của các cán bộ thuế. Tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, cần thiết phải xây dựng được chương trình phần mềm quản lý thuế TNCN hữu hiệu, kết hợp với việc nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng vi tính, khả năng ngoại ngữ cho cán bộ quán lý. Điều này hết sức cấp thiết và phải nhanh chóng
thực hiện, vì trong thời đại hiện nay, việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, cơng nghệ hóa, hiện đại hóa cả phương thức quản lý nhà nước, đặc biệt là việc quản lý thông tin cá nhân về thu nhập, gia cảnh rất phức tạp. Vì vậy, các cán bộ quản lý thuế phải liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ và kỹ năng vi tính, để theo kịp những địi hỏi, yêu cầu mới và tạo tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về thuế.
Thứ hai, tăng cường đào tạo, tập huấn về quản lý thuế TNCN cho các cán bộ thuế để họ nắm bắt được những kiến thức mới, và mở các cuộc hội thảo để họ trao đổi kinh nghiệm về quản lý GTGC trong thuế TNCN. Một kinh nghiệm ở đất nước Hà
Lan về đào tạo cán bộ thuế mà chúng ta không thể khơng quan tâm và học hỏi kinh nghiệm đó là, họ thành lập một Trung tâm trao đổi và phát triển nguồn lực (B/CKC) chuyên đào tạo, cung cấp thông tin các cán bộ thuế trong cả nước và cịn có nhiệm vụ phát triển tổ chức cũng như nguồn lực con người cho cả ngành thuế. Trung tâm có