Cơ cấu về vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 50 - 53)

4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN

4.1.1. Cơ cấu về vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh:

Mỗi tổ chức kinh tế nào cũng vậy muốn hoạt động được thì phải có vốn để mua ngun liệu đầu vào, thuê nhân cơng, mua máy móc thiết bị, … Nếu thiếu vốn thì sản xuất bị đình trệ, khơng đủ vốn trang trải chi phí kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh sẽ giảm sút, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Nên vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó quyết định sự sống cịn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn để thành lập và hoạt động. Và quan trọng là đáp ứng nhu cầu tín dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Nắm được tầm quan trọng của vốn đến hoạt động kinh doanh, NHCSXH huyện Bình Minh ln xem vốn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là: Vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn huy động 640 780 622 875 140 21,88 253 40,68 Nguồn vốn trung ương 53.840 68.403 64.520 81.450 14.563 27,05 16.930 26,24 Tổng 54.480 69.183 65.142 82.325 14.703 27,00 17.183 26,38

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2008 tổng nguồn vốn là 54.480 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 1,17%. Trong khi đó ngân hàng phải nhận từ nguồn vốn trung ương là 53.840 triệu đồng (chiếm 98,83%) mới đáp ứng được nhu cầu tín dụng của người dân.

Đến năm 2009 nguồn vốn tiếp tục tăng, cả nguồn vốn huy động và nguồn vốn trung ương đều tăng do nhu cầu về vốn của người dân tăng cao. Cũng với xu hướng đó, tình hình nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2010 là 82.325 triệu đồng trong đó vốn huy động chiếm 1,06% và nguồn vốn trung ương cũng chiếm tỷ trọng lớn (98,94%). Năm 2009, hoạt động của NHCSXH gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình lạm phát và suy giảm của nền kinh tế của năm 2008 chưa kịp phục hồi, việc thực hiện kế hoạch huy động vốn trên thị trường, tình hình khan hiếm nguồn vốn nhất là vào thời điểm những tháng cuối năm 2009 đã làm ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao. Thêm vào đó là những ảnh hưởng của dịch cúm, sâu bệnh trên cây trồng đã gây nhiều thiệt hại, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đây cũng là nguyên

nhân cơ bản làm cho NHCSXH khó khăn trong việc thu hồi vốn để tạo lập quỹ cho vay quay vịng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng ln chiếm tỷ trọng thấp do NHCSXH hoạt động với mục tiêu khơng vì lợi nhuận, cho vay với lãi suất ưu đãi. Do vậy để hoạt động có hiệu quả, nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội phải là nguồn vốn có lãi suất thấp. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay việc tìm kiếm các nguồn vốn là rất khó, hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại nên việc huy động vốn trong nhân dân là rất khó. Tóm lại, nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm và chủ yếu là nguồn vốn được hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên. Vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng cần phải làm gì để có thể chủ động hơn về nguồn vốn cho vay, đó cũng là mục tiêu chiến lược và lâu dài.

Xét theo chiều ngang, nguồn vốn vẫn có xu hướng tăng qua các năm:

- Năm 2008, nguồn vốn huy động là 640 triệu đồng, năm 2009 là 780 triệu đồng, tăng 140 triệu đồng, chiếm 21,88% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn huy động là 875 triệu đồng tiếp tục tăng, tăng 253 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, chiếm 40,68%. Tuy nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn nhưng nhìn chung qua các năm thì nguồn vốn này vẫn ngày càng tăng lên và tăng với tốc độ ngày càng cao. Điều đó, cũng cho ta thấy được phần nào hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng và ngân hàng đã có những chính sách, biện pháp hợp lý để phát huy hơn nữa tốc độ tăng trưởng trên, đến lúc mà ngân hàng có thể chủ động về nguồn vốn. Đó chỉ là tiêu chí mà tất cả các ngân hàng, NHCSXH huyện Bình Minh cũng khơng ngoại lệ đưa ra để phấn đấu và để đạt được điều đó thì cần có một thời gian lâu dài.

- Đối với nguồn vốn trung ương, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong năm 2008 là 53.840 triệu đồng, năm 2009 là 68.403 triệu đồng, tăng 14.563 triệu đồng, tăng 27,05% so với năm 2008 và nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương tiếp tục tăng, trong 6 tháng đầu năm 2010 nguồn vốn là 81.450 triệu đồng, tăng 26,24% tương đương 16.930 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua đó cho thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, nhu cầu về vốn luôn tăng lên.

Nhìn chung, tốc độ tăng của nguồn vốn trung ương có xu hướng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động, đó là một dấu hiệu đáng mừng nhưng để NHCSXH huyện Bình Minh có thể hồn tồn chủ động về vốn thì đó là một sự phấn đấu lâu dài của tập thể cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)