ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƠNG QUA CÁC CHỈ SỐ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 78 - 82)

TÀI CHÍNH:

Bảng 11: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Hệ số thu nợ (%) 51,62 62,17 60,55 70,74 Vòng quay vốn ( Vòng) 0,75 0,67 0,32 0,35 Nợ xấu/Tổng DN (%) 6,92 5,64 3,30 2,46 Nợ QH/Tổng DN (%) 63,57 50,54 28,21 20,12

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Hệ số thu nợ:

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của cơng tác thu nợ. Nếu chỉ tiêu này cao thì cho thấy tình hình rủi ro rín dụng của ngân hàng được cải thiện. Từ năm 2008 đến năm 2009 hệ số thu nợ tăng, cụ thể năm 2008 là 51,62% đến năm 2009 tăng

lên 62,17%. Đặc biệt là năm 2008, đứng trước tình hình kinh tế xã hội của huyện nhà gặp nhiều khó khăn như: lạm phát cao, nhiều dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân nên hệ số thu nợ không cao và đến năm 2009 tình hình có cải thiện hơn, do đời sống người dân được cải thiện, kinh tế xã hội ổn định, các hộ nghèo làm ăn hiệu quả hơn và có tiền trả nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì hệ số thu nợ là 70,74% tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2009.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm tăng nhưng còn ở mức thấp, đây là con số cho thấy hiệu quả tín dụng chưa được cao nhưng có thể chấp nhận được, đó là kết quả sự cố gắng của tập thể ngân hàng trong năm qua. Sở dĩ hệ số thu nợ chưa cao qua các năm là do các nguyên nhân sau: NH chưa kết hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể trong công tác thu nợ và lãi, các tổ trưởng cịn trì trệ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đa số người dân sống chủ yếu là nghề nông họ chưa có ý thức trong việc tìm đầu ra của sản phẩm mình tạo ra do đó dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra bị ép giá, hơn nữa họ chưa có ý thức trong việc gởi tiết kiệm để tạo khoản tích lũy để trả nợ và lãi.

Tuy nhiên, hệ số này tăng qua các năm cho thấy sự nổ lực của các cán bộ tín dụng trong việc vận động người vay trả nợ và lãi theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó cịn có sự hợp tác nhiệt tình của các đồn thể và ý thức thực hiện nghĩa vụ của người vay.

Vịng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh hay chậm, nếu vòng quay lớn thì chỉ cần một đồng vốn mà trong năm đã có thể đáp ứng nhiều khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho ngân hàng nếu như vòng quay nằm trong giới hạn cho phép. Người ta không quy định vịng vốn bao nhiêu là hợp lý.

Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động khơng theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lại tăng. Năm 2008 vịng quay vốn tín dụng là 0,75 nhưng năm 2009 chỉ có 0,67 vịng, giảm 0,08 vịng so với năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 vịng quay vốn tín dụng là 0,35 vòng lại tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2009 là 0,03 vòng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, vịng quay vốn tín dụng giảm mạnh là do dư nợ được

thu nợ trong 6 tháng đầu năm, vịng quay này sẽ ổn định và có xu hướng tăng lên vào 6 tháng cuối năm. Đến 6 tháng đầu năm 2010, vịng quay vốn tín dụng cũng có xu hướng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2009, đạt được điều đó là do cơng tác thu nợ của ngân hàng tốt hơn so với các năm trước, đời sống các hộ nghèo phần nào được cải thiện và họ có ý thức trả nợ.

Nguyên nhân của việc giảm sút trong giai đoạn năm 2008 - 2009 trên là do trong năm 2008 tình trạng dịch bệnh xảy ra, giá cả nông sản giảm mạnh, các hộ vay vốn làm ăn không hiệu quả, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho NHCSXH khó khăn trong việc thu hồi vốn để tạo lập quỹ cho vay quay vịng đã làm ảnh hưởng đến cơng tác thu nợ của ngân hàng. Ngoài ra, trong năm 2008 ngân hàng còn mở rộng cho vay trung - dài hạn nên nó ảnh hưởng đến vịng quay vốn tín dụng của NHCSXH.

Nợ xấu/Tổng dư nợ (Rủi ro tín dụng):

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của NHCSXH huyện Bình Minh tăng dần qua các năm. Rủi ro tín dụng có xu hướng giảm qua các năm, đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngân hàng. Cụ thể, RRTD năm 2008 là 6,92% nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 5,64%, giảm 1,28% có chút dấu hiệu khả quan trong hoạt động của ngân hàng, RRTD đã được hạn chế nhưng vẫn còn cao hơn mức giới hạn cho phép theo quy định. RRTD ở mức cao cũng là một điều mà ngân hàng có thể dự đốn trước, vì đối tượng phục vụ chính của ngân hàng là người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác, … và đặc biệt cho vay của ngân hàng là vay tín chấp. Chính vì lẽ đó ngân hàng cần phải đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hạn chế rủi ro tín dụng một cách kịp thời và hiệu quả hơn.

Đến 6 tháng đầu năm 2010, RRTD của ngân hàng là 2,46%, giảm 0,84% so với 6 tháng đầu năm 2009. RRTD biến động với chiều hướng như thế thì rất tốt, nhưng tình hình đó chỉ trong 6 tháng đầu năm do dư nợ cuối năm trước chuyển sang rất lớn. Vì vậy, con số như trên chưa nói lên điều gì. RRTD phụ thuộc rất nhiều vào doanh số dư nợ, mà với tình hình kinh tế biến động phức tạp như hiện nay thì khó có thể dự đốn được doanh số dư nợ biến động như thế nào trong 6

tháng cuối năm 2010. Cụ thể, như trong 6 tháng đầu năm 2009 thì RRTD là 3,30% nhưng xét trong tồn bộ năm 2009 thì RRTD tăng lên với tỷ lệ rất cao (5,64%).

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ:

Ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm tại NHCSXH huyện Bình Minh giảm dần, cụ thể là năm 2008 là 63,57%, năm 2009 là 50,54%. Nhìn chung, tỷ số này giảm dần qua các, cho thấy cùng lúc đó dư nợ tăng dần, nhìn chung trong thời gian vừa qua ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đây là một tín hiệu đáng mừng.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 là 20,12%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2009 là 8,09%. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm là vì dư nợ từ cuối năm trước chuyển sang là rất lớn nhưng biến đổi theo chiều hướng giảm dần, đó là dấu hiệu cho thấy hoạt động của ngân hàng được cải thiện qua các năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn một phần phản ánh chất lượng tín dụng, do đó cần phải hạ thấp tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi nợ, phải xác định thời hạn cho vay và đáo hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất của người dân. Đặc biệt là ý thức trả nợ của người dân rất kém, do sự hạn chế về trình độ học vấn nên họ thường ít quan tâm đến ngày đáo hạn, ngày đóng lãi, lãi suất, mà khi làm xong một mùa vụ thì họ mới trả nợ. Vì thế cán bộ tín dụng cần phải thường xun nhắc nhở, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế nợ quá hạn tăng lên.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHÁT HUY TỐI ĐA VAI TRỊ CỦA NHCSXH

HUYỆN BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)