Doanh số cho vay:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 53 - 58)

4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN

4.1.2. Doanh số cho vay:

Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu quá thấp sẽ dẫn đến ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, rủi ro tín dụng.

Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 29.526 36.229 16.375 19.779 6.703 22,70 3.404 20,79 Trung- dài hạn 18.298 24.030 10.172 15.644 5.732 31,33 5.472 53,79 Tổng 47.824 60.259 26.547 35.423 12.435 26,00 8.876 33,44

(Nguồn: Phòng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng trưởng qua từng năm trong giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010, đó là do thay đổi trong chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, mở rộng đối tượng cho vay để thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Năm 2009 doanh số cho vay đạt 60.259 triệu đồng, tăng 12.435 triệu đồng chiếm 26% so với năm 2008. Và doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2010 là 35.423 triệu đồng tăng so với 6 tháng đầu năm 2009 về số tuyệt đối là 8.876 triệu đồng, số tương đối là 33,34%. Doanh số cho vay tăng là do: Trong năm

kỳ khó khăn, sản xuất sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện.Tất cả đều làm tăng nhu cầu về vốn, những hộ nghèo họ cần vốn để tái sản xuất góp phần cải thiện đời sống vượt qua khó khăn trước mắt do nền kinh tế mang lại.

Đến 6 tháng đầu năm 2010, đời sống các hộ nghèo tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay vẫn tăng nhưng có xu hướng chậm lại.

Trong đó, xét về cơ cấu cho vay trong các năm thì vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ln cao hơn cho vay trung và dài hạn là do chính sách kinh doanh của ngân hàng chú trọng đến tính an tồn cho nguồn vốn. Cho vay ngắn hạn thủ tục đơn giản, gọn nhẹ lại và tính thanh khoản đều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, ngồi ra do ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn, do đặc điểm kinh tế của địa phương phần lớn mục đích vay vốn của khách hàng là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, người dân chủ yếu vay vốn để quay vòng vốn sản xuất và một số mục tiêu khác. Do đó ngân hàng càng chú trọng đến tín dụng ngắn hạn so với trung và dài hạn.

Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Cụ thể là trong năm 2008 cho vay ngắn hạn chiếm 61,74% trong tổng doanh số cho vay và trong 2009 chiếm 60,12% trong tổng số, khơng dừng lại với chiều hướng đó thì trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn cũng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn chiếm 56% còn trung – dài hạn chỉ chiếm 44%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở rộng cho vay trung – dài hạn, ta cũng thấy là doanh số cho vay trung – dài hạn tăng đều đều qua các

62% 38% 60% 40% 62% 38% 56% 44% 0 20 40 60 80 100 2008 2009 1-6/2009 1-6/2010 Thời gian % Trung-dài hạn Ngắn hạn

năm, đây là một dấu hiệu tốt đối với cơng tác tín dụng của ngân hàng, cụ thể năm 2008 doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm 38%, năm 2009 là 40%, 6 tháng đầu năm 2009 là 38% và 6 tháng đầu năm 2010 là 44% trong tổng doanh số cho vay ở từng năm. Vì doanh số cho vay trung – dài hạn tăng chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả để có thể tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

Doanh số cho vay theo các chương trình

Khách hàng của ngân hàng là hộ nghèo, đồng bào khó khăn và các đối tượng chính sách theo quy định của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Doanh số cho vay 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % CV HN 27.600 32.840 14.557 17.478 5.240 18,99 2.921 20,06 CV GQVL 1.771 1.899 867 1.420 128 7,23 553 63,78 CV XKLĐ 156 233 109 164 77 49,36 55 50,46 CV MNTC 6.023 7.007 3.114 4.413 984 16,34 1.299 41,71 CV HSSV 12.274 17.023 7.376 11.202 4.749 38,69 3.826 51,87 CV VKK - 1.100 453 623 1.100 - 170 37,53 CV NS&VSMT - 157 71 123 157 - 52 73,24 Tổng 47.824 60.259 26.547 35.423 12.435 26,00 8.876 33,44

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Doanh số cho vay theo các đối tượng nhìn chung đều tăng qua các năm. Cụ thể:

tháng đầu năm 2010 cũng tăng 2.921 triệu đồng chiếm 20,06% so với 6 tháng đầu năm 2009. Doanh số cho vay tăng là do:

+ Do thời gian này, thời tiết biến động thất thường, nên mùa vụ nông sản cũng biến động theo, đồng thời kết hợp sự biến động của giá cả làm cho doanh thu của ngân hàng cũng giảm theo. Hộ chăn ni thì mắc phải nạn là cúm gia cầm, heo tai xanh, … Tình hình sản xuất của họ cũng kém ổn định trở lại. Tình hình đó góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng 2 năm qua.

+ Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi và cũng khơng cần thế chấp nên cũng góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn.

- Cho vay giải quyết việc làm: Ngoài việc hỗ trợ vốn vay cho các đối tượng hộ nghèo ngân hàng còn thực hiện song song cho vay giải quyết việc làm nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn như phát triển các ngành nghề thủ cơng truyền thống (đan lục bình, lột hột điều) cũng mang lại một phần thu nhập giúp cải thiện phần nào đời sống người dân. Cụ thể là doanh số cho vay giải quyết việc làm tăng liên tục qua các năm, trong năm 2009 là 1.899 triệu đồng tăng 128 triệu đồng so với 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay lại tăng mạnh chiếm 63,78% so với 6 tháng đầu năm 2009. Đồng thời trong năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân công tạo ra một đội ngũ lao động thất nghiệp, nắm được nhu cầu đó NHCSXH huyện Bình Minh tăng cường cho vay giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề tìm được việc làm giảm gánh nặng cho xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Cho vay xuất khẩu lao động: Cũng tăng mạnh qua các năm, trong năm 2009 là 233 triệu đồng, tăng 77 triệu đồng so với 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2010 là 164 triệu đồng, tăng 55 triệu so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân tăng là do:

+ Do chi phí cho việc xuất khẩu lao động quá cao so với nguồn tài chính của người dân.

+ Khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế một số nước bắt đầu thu hút nguồn lao động nước ngồi với chi phí thấp dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng lên tại NHCSXH huyện Bình Minh.

+ Tuy doanh số cho vay tăng nhưng khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về đối tượng khách hàng và đối tác mà khách hàng ký hợp đồng lao động vì có nhiều trường hợp khi đến hạn trả nợ và lãi nhưng người vay khơng có khả năng trả do một số nguyên nhân.

- Cho vay mua nhà trả chậm: Doanh số cho vay chương trình này trong 2009 là 7.007 triệu đồng, tăng 984 triệu đồng so với 2008 chiếm 16,34%. Doanh số mua nhà trả chậm trong 6 tháng đầu năm 2010 là 4.413 triệu đồng, tăng 1.299 triệu đồng chiếm 41,71% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nhìn chung, doanh số cho vay qua các năm đều tăng và đặt biệt trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng cao hơn các năm trước là do thời hạn trả nợ vay của chương trình này cao hơn các chương trình cho vay khác (thời hạn cho vay đến 10 năm).

- Cho vay học sinh - sinh viên: Để xã hội phát triển thì cần phải giảm tỉ lệ hộ nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Điều đó chưa đủ, xã hội phát triển là xã hội mà con người cần được giáo dục trong một môi trường tốt, chuyên nghiệp, … nắm được tầm quan trọng đó nhà nước ln coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Và NHCSXH huyện Bình Minh đã thực hiện, cụ thể là chương chình cho học sinh - sinh viên có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường bằng nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp và đã được sự hưởng ứng đông đảo của người dân làm doanh số cho vay tăng liên tục, cụ thể trong năm 2009 doanh số cho vay đạt 17.023 triệu đồng tăng 4.749 triệu đồng so với 2008 tương ứng với 38,69%. Trong 6 tháng đầu năm 2010 NHCS huyện Bình Minh cho học sinh - sinh viên vay đạt 11.202 triệu đồng, tăng 3.826 triệu đồng, tức tăng 51,87% so với 6 tháng đầu năm 2009. Với chương trình này HSSV có thể an tâm đi học, giúp HSSV có thể thực hiện ước mơ của mình mà ngân hàng cịn góp phần làm gia tăng tỉ lệ tri thức cho huyện.

- Chương trình cho vay vùng khó khăn: Được ngân hàng mở rộng cho vay từ năm 2009. Đây là chương trình cho vay hỗ trợ cho các hộ nằm trong vùng đặt biệt khó khăn. Doanh số cho vay của chương trình trong 6 tháng đầu năm 2010 là

- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh mơi trường: Ngân hàng cho vay theo chương trình này để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh mơi trường cho người dân có hồn cảnh khó khăn. Doanh số cho vay của chương trình cũng tăng do nhu cầu nước sạch của các hộ dân vì phần lớn các ao hồ đều bị ơ nhiễm do lượng thuốc trừ sâu trên ruộng chảy xuống, do ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân chưa cao làm môi trường nước ô nhiễm không đảm bảo được sức khỏe của các hộ dân. Cụ thể doanh số cho vay năm 2009 là 157 triệu đồng và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2010 chiếm 73,24% so với 6 tháng đầu năm 2009.

Thơng qua chương trình tín dụng NS&VSMTNT, ngoài nguồn vốn vay của NHCSXH đã phát huy được nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, người dân quyết định mơ hình cấp nước sạch, cơng trình vệ sinh phù hợp với khả năng tài chính của mình, tự tổ chức thực hiện và quản lý cơng trình, thực hiện giải pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giúp cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản. Có thể nói, chương trình tín dụng NS&VSMTNT đã khai thác, huy động được nguồn lực vô cùng to lớn từ sự hỗ trợ của Nhà nước, từ nguồn vốn vay ưu đãi, từ các tổ chức thế giới đến sự đóng góp của tự bản thân hộ gia đình, từ đó đã tạo nên một sức mạnh to lớn trong cộng đồng xã hội, xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp từ nông thôn đến thành thị.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)