Tình hình dư nợ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 62 - 67)

4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN

4.1.4. Tình hình dư nợ:

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá xác thực về quy mơ hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây cũng là chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu dùng đánh giá sự tăng trưởng của ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mơ, nguồn vốn lớn.

Dư nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

Dư nợ đầu kỳ của 2008 là: 21.444 triệu đồng

Doanh số dư nợ theo thời hạn

NHCSXH ra đời nằm trong mục tiêu của “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xố đói giảm nghèo” của Chính Phủ theo quyết định 825/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002, nên ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có vốn sản xuất kinh doanh.

Bảng 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 34.757 37.832 37.135 35.960 3.075 8,85 (1.175) (3,16) Trung - dài hạn 9.825 29.545 17.919 41.780 19.720 200,71 23.861 133,16 Tổng 44.582 67.377 55.054 77.740 22.795 51,13 22.686 41,21

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Nhìn chung qua các năm dư nợ đều tăng trưởng ở mức cao. Năm 2008, tổng dư nợ của ngân hàng là 44.582 triệu đồng, rồi năm sau tăng lên 51,13% đáp ứng thêm 22.795 triệu đồng nhu cầu tín dụng cho địa bàn huyện Bình Minh so với năm trước và trong 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ là 77.740 triệu đồng, tăng 41,21% so với 6 tháng đầu năm 2009.

- Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ biến động theo chiều tăng lên rồi giảm xuống. Cụ thể trong năm 2008 dư nợ là 34.757 triệu đồng, năm 2009 là 37.832 triệu đồng, tăng 3.075 triệu đồng tương ứng 8,85% so với năm 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ là 35.960 triệu đồng, giảm 1.175 triệu đồng tương ứng giảm 3,16% so với 6 tháng đầu năm 2009.

- Dư nợ trung - dài hạn: tăng mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2008 dư nợ là 9.825 triệu đồng, năm 2009 là 29.545 triệu đồng, tăng 19.720 triệu đồng, chiếm 200,71% so với năm 2008, nguyên nhân là do các khoản vay trung - dài hạn của ngân hàng vẫn chưa đến hạn thu nợ nên khoản thu nợ từ cho vay trung - dài hạn rất ít đã đẩy tỷ lệ dư nợ tăng lên rất cao. Trong 6 tháng đầu năm 2010, dư nợ tăng rất cao. Đặt biệt, dư nợ trung - dài hạn tăng hơn gấp đôi so với dư nợ trung - dài của 6 tháng đầu năm 2009, cụ thể là tăng 23.861 triệu đồng tương

Hình 6: CƠ CẤU TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Xét về cơ cấu, thì trong năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 34.757 triệu đồng, chiếm 77,96% tổng dư nợ, dư nợ trung - dài hạn của ngân hàng là 9.825 triệu đồng, chiếm 22,04% tổng dư nợ. Như vậy, trong năm 2008 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ cho vay trung - dài hạn.

Trong năm 2009, tổng dư nợ vẫn tăng, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung - dài hạn, chiếm 56,15% so với tổng dư nợ trong năm. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, tình hình dư nợ năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 cả về dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung - dài hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại biến đổi theo chiều ngược lại các năm trước, chỉ chiếm 46,26% trong tổng dư nợ và dư nợ trung - dài hạn chiếm 53,74% trong tổng dư nợ. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có giảm trong 6 tháng đầu năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Có như vậy là do Ngân hàng chú trọng trong việc cấp tín dụng ngắn hạn, nó rất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, mang tính chu kì trên địa bàn mà sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Như vậy, tỷ trọng cho vay chương trình trung – dài hạn thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn đã hạn chế được một phần rủi ro của ngân hàng, góp phần cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.

Dù tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn và trung hạn biến đổi như thế nào thì cũng khơng làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tổng dư nợ qua các năm. Tổng dư nợ luôn tăng qua các năm, đây là một kết quả hết sức khả quan, thể hiện khả năng

78% 22% 56% 44% 67% 33% 46% 54% 0 20 40 60 80 100 2008 2009 1-6/2009 1-6/2010 Thời gian % Trung-dài hạn Ngắn hạn

tăng trưởng của ngân hàng khá ổn định. Bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn những rủi ro, do đó ngân hàng cần kỹ lưỡng trong công tác thẩm định đối tượng cho vay và cán bộ tín dụng cần tích cực giám sát thu hồi nợ của khách hàng đảm bảo khách hàng thanh toán đúng kỳ hạn. Tuy vậy, ngân hàng muốn duy trì và gia tăng hiệu quả của mình phải ln đổi mới trong phương thức hoạt động, kịp thời nắm bắt thời cơ cụ thể, bám sát với chiến lược phát triển kinh tế địa phương để có những định hướng đầu tư cho đúng và phù hợp.

Doanh số dư nợ theo các chương trình

Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Doanh số dư nợ 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % CV HN 23.925 26.764 26.182 25.945 2.839 11,87 (237) (0,91) CV GQVL 4.159 5.261 4.438 5.606 1.102 26,49 1.168 26,32 CV XKLĐ 482 557 521 616 75 15,56 95 18,23 CV MNTC 6.673 11.924 8.894 14.964 5.251 78,69 6.070 68,25 CV HSSV 9.343 22.202 14.781 29.786 12.859 137,63 15.005 101,52 CV VKK - 512 167 651 512 - 484 289,82 CV NS- VSMT - 157 71 172 157 - 101 142,25 Tổng 44.582 67.377 55.054 77.740 22.795 51,13 22.686 41,21

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Tổng dư nợ qua các năm đều tăng nhưng không đều, nguyên nhân là do phụ thuộc vào nguồn vốn cho vay và tình hình thu nợ qua các năm khơng đều. Dư nợ của các đối tượng trên tăng qua các năm là do nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, họ làm ăn ngày càng có hiệu quả nhu cầu mở rộng quy mô làm ăn ngày càng tăng. Cụ thể:

- Cho vay hộ nghèo: Trong năm 2008, dư nợ cho vay của chương trình hộ nghèo là 23.925 triệu đồng, năm 2009 là 26.764 triệu đồng, tăng 2.839 triệu đồng, tăng tương ứng 11,87% so với năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2009, dư nợ của chương trình là 26.182 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ của chương trình giảm xuống và giảm với một tỷ lệ rất thấp, giảm 237 triệu đồng, giảm tương ứng 0,91%. Cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng.

- Cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay mua nhà trả chậm: Dư nợ qua các năm đều tăng với tốc độ chậm, đều đều và tăng cao là chương trình cho vay mua nhà trả chậm, cụ thể trong năm 2009 dư nợ là 11.924 triệu đồng, tăng 78,69% so với năm 2008, rồi đến 6 tháng đầu năm 2010 cũng tăng và tăng với tốc độ rất cao, tăng 68,25%, tương ứng 6.070 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009. Dư nợ tăng tương đối cao là do trong những năm gần đây Nhà nước có chính sách giải quyết về nhà ở, là hạn chế tình trạng dột nát, nhà lá, … và một nguyên nhân của sự gia tăng này là do các hộ vay thêm cũng có tăng và các hộ vay cũ thì chưa đến hạn trả nợ nên số dư nợ tăng lên. Cho vay mua nhà trả chậm là một trong chương trình cho vay trung - dài hạn của ngân hàng, nên dư nợ của chương trình này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ của ngân hàng.

- Cho vay học sinh sinh viên: Là chương trình cho vay chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chương trình cho vay hộ nghèo. Dư nợ qua các năm cũng tăng liên tục, trong năm 2008 dư nợ là 9.343 triệu đồng, năm 2009 là 22.202 triệu đồng tăng 137,63%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì dư nợ cũng tiếp tục tăng, tăng 15.005 triệu đồng chiếm 101,52% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân làm dư nợ tăng lên là do chương trình cho vay này ngày càng được nhiều đối tượng học sinh – sinh viên tham gia, đóng góp một phần chi phí học tập đỡ gánh nặng cho gia đình và một nguyên nhân khác nữa cũng không kém phần quan trọng là lãi suất cho vay ưu đãi theo quy định của chính phủ nên rất thấp, thời gian trả nợ cũng rất thoáng, tạo mọi điều kiện cho sinh viên ra trường tự có khả năng trả nợ.

- Cho vay vùng khó khăn và cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: Dư nợ cũng tăng đều qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ

của ngân hàng. Do Nhà nước có chính sách chăm lo đời sống của người nghèo về mọi mặt, về nhà ở, việc làm, sức khỏe nên mở rộng thêm chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh mơi trường và được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hộ nghèo, đồng bào khó khăn, vùng sâu vùng xa thiếu nước sạch bằng các dự án làm lu, trạm nước máy hoặc khoan giếng tất cả đều phục vụ lợi ích của các hộ nghèo.

Nhìn chung, dư nợ qua các năm đều tăng. Trong đó, chương trình cho vay học sinh sinh viên và cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng. Như vậy, chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay HSSV là hai chương trình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, với số tiền cho vay cao ngân hàng sẽ nhận được khoản tiền lãi cao và đây cũng là một nguồn sinh lợi lớn của ngân hàng. Tuy nhiên, để thu được lãi thì ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch cho vay, chiến lược thu nợ, xử lý nợ một cách hợp lý, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả cao hơn. Đó là cơng việc mà ngân hàng cần phải làm trong thời gian dài, làm thế nào để nguồn sinh lợi đó phát huy tác dụng và ngăn ngừa được rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)