Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu theo thời hạn của NHCSXH huyện

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 70 - 74)

4.2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH:

4.2.1. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu theo thời hạn của NHCSXH huyện

hai chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu :

4.2.1. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu theo thời hạn của NHCSXH huyệnBình Minh: Bình Minh:

Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % I. Nợ quá hạn: - Ngắn hạn - Trung - dài hạn 28.343 13.238 15.105 34.051 16.599 17.452 15.529 7.579 7.950 15.643 6.397 9.246 5.708 3.361 2.347 20,14 25,39 15,54 114 (1.182) 1.296 0,73 (15,60) 16,30 II. Nợ xấu: - Ngắn hạn -Trung – dài hạn 3.085 1.441 1.644 3.797 1.879 1.918 1.816 919 897 1.915 748 1.167 712 438 274 23,08 30,40 16,67 99 (171) 270 5,45 (18,60) 30,10

Tình hình nợ quá hạn:

Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay, nợ quá hạn đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nợ quá hạn khơng chỉ là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng mà còn dùng để xếp loại ngân hàng. Với sự biến động của nền kinh tế, bên cạnh đó thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và làm cho nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng cao. Nợ quá hạn tại NHCSXH cũng không là ngoại lệ của xu hướng chung này.

Mặc dù, NHCSXH huyện Bình Minh cho vay được Chính phủ cấp bù lãi suất nhưng cũng cần phải chú ý để làm giảm nợ quá hạn, thu hồi nợ để hạn chế cho vay hạn chế chi ngân sách của Nhà nước.

Tổng số nợ quá hạn của NHCSXH huyện Bình Minh năm 2008 là 28.343 triệu đồng, năm 2009 là 34.051 triệu đồng, tăng 5.708 triệu đồng, tương ứng 20,14% so với năm 2008. Thực tế, chúng ta thấy rằng nợ q hạn ln có chiều hướng tăng dần qua các năm. Như vậy, nợ quá hạn của NHCSXH huyện Bình Minh trong năm 2008 có xu hướng tăng lên do tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và trung - dài tăng mạnh và do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư và trong năm 2009 là giai đoạn ổn định kinh tế, thực hiện cải thiện đời sống nhân dân nên chưa hạn chế được sự tăng lên của nợ quá hạn.

Nợ quá hạn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2010, nhưng chỉ tăng lên với một tỷ lệ rất thấp, cụ thể là 114 triệu đồng, tương ứng 0,73%. Qua đó, cho thấy cơng tác quản lý các khoản cho vay, công tác thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Tóm lại, tình hình nợ q hạn đã được cải thiện hơn trong 6 tháng đầu năm 2010 do thời tiết thuận lợi, người dân được mùa, cơng tác phịng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương được đặc biệt quan tâm và triển khai kịp thời nên chưa phát sinh dịch bệnh và người dân ý thức được việc trả nợ nên đã làm giảm được sự tăng lên của nợ quá hạn. Ngoài số dư nợ quá hạn nêu trên thì số nợ quá hạn tiềm ẩn cũng có nguy cơ phát sinh cao do các khoản vay bị rủi ro

của điều kiện tự nhiên ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của người dân.

- Ngắn hạn: Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2008 là 13.238 triệu đồng, năm 2009 là 16.599 triệu đồng, tăng 3.361 triệu đồng, tăng 25,39% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ quá hạn giảm 1.182 triệu đồng, tương ứng 15,60%. Nói chung, thì khoản cho vay nào cũng có rủi ro nhưng các khoản vay ngắn hạn được hầu hết các ngân hàng đánh giá là ít rủi ro hơn các khoản vay trung – dài hạn, theo xu hướng trên thì các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của NHCSXH huyện Bình Minh ngày càng được hạn chế hơn.

- Trung – dài hạn: Các khoản nợ quá hạn luôn tăng dần qua các năm với một tỷ lệ ngày càng cao, cho thấy rủi ro tín dụng ngày càng cao, năm 2009 là 17.452 triệu đồng, tăng 2.347 triệu đồng, tương ứng 15,54% so với năm 2008 và với tình hình đó trong 6 tháng đầu năm 2010 nợ q hạn tăng 1.296 triệu đồng, tăng tương ứng 16,30%.

Xét về cơ cấu, nợ quá hạn với thời hạn ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn trung – dài hạn, cụ thể lần lượt qua các năm, năm 2008 chiếm 46,71%, 2009 là 48,75%, 6 tháng đầu năm 2009 là 48,81%, 6 tháng đầu năm 2010 là 40,89% trong tổng số nợ quá hạn. Điều đó chứng minh rằng các khoản vay trung – dài hạn luôn tiềm ẩn những rủi ro rất cao, khả năng không thu hồi được nợ là rất lớn, bởi vậy ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng các đối tượng cho vay, chúng ta không thể giảm tỷ lệ nợ quá hạn bằng cách thu hẹp, hạn chế cho vay trung – dài hạn vì chính những khoản cho vay trung – dài hạn mang đến nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng .

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do những năm gần đây, bà con hộ nghèo trên địa bàn huyện Bình Minh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và sự biến động của nền kinh tế, do đó giá cả nơng sản do bà con hộ nghèo sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường đều sụt giảm, doanh thu không đủ để bù đắp mức vốn đã đầu tư cho các dự án. Bên cạnh đó một ngun nhân khác dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng là do hộ vay sử dụng vốn sai mục đích. Có nhiều hộ sau khi vay vốn không chịu đầu tư vào sản xuất kinh doanh (SXKD) theo như dự án xin vay mà để tiêu dùng cho hộ gia đình mình dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng và làm phát sinh nợ quá hạn. Rất nhiều

hộ sau khi vay vốn, đầu tư vào SXKD làm ăn có hiệu quả và vươn lên thốt nghèo. Tuy nhiên, khi đã thốt nghèo và có điều kiện kinh tế lại chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng. Điều này góp phần làm nợ quá hạn gia tăng. Mặt khác là do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn nên sau khi vay vốn và đầu tư vào SXKD nhưng không biết bằng cách nào để làm cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao.

Tình hình nợ xấu:

Đây là các khoản nợ mà đối với bất cứ ngân hàng nào cũng phải sợ và tìm mọi cách để hạn chế. Vì nó chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh mà còn làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút rất nhiều. Nó phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu và rủi ro của ngân hàng đang ở mức độ nào. Nắm được sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động, NHCSXH huyện Bình Minh ln tìm mọi giải pháp nhằm hạn chế khoản nợ này như: nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, công tác thu nợ. Với những giải pháp, những hành động đã thực thi thì tình hình nợ xấu trong các năm qua như sau:

Năm 2008, tổng nợ xấu của ngân hàng là 3.085 triệu đồng. Sang năm 2009 tình hình khơng mấy khả quan, nợ xấu tăng lên 712 triệu đồng tương ứng 23,08% so với năm 2008. Như vậy, nợ xấu của NHCSXH huyện Bình Minh có xu hướng tăng lên trong năm 2009 do một số khách hàng khơng có khả năng trả nợ.

Đến 6 tháng đầu năm 2010, tổng nợ xấu của ngân hàng là 1.915 triệu đồng, cũng tiếp tục tăng lên, tăng 99 triệu đồng tương ứng 5,45% so với 6 tháng đầu 2009. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn là 748 triệu đồng giảm 171 triệu đồng, tương ứng 18,60% so với 6 tháng đầu năm 2009, dù số nợ ngắn hạn có giảm nhưng cũng khơng làm giảm đi tổng số nợ xấu của ngân hàng và cũng cùng xu hướng với nợ quá hạn thì nợ xấu trung - dài hạn cũng tăng lên, tăng 30,10% tương đương 270 triệu đồng. Lý do, nợ xấu ngắn hạn giảm xuống là do sự nổ lực của toàn thể ngân hàng, sự đơn đốc, nhắc nhở của cán bộ tín dụng trong cơng tác thu nợ để đạt được hiệu quả. Cũng khơng ngồi những ngun nhân làm nợ quá hạn tăng thì nợ xấu cũng vậy. Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng khơng trả được nợ. Nên làm cho nợ xấu của ngân hàng trong những năm gần đây

Xét về cơ cấu, nợ xấu trung – dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn ngắn hạn, cụ thể trong năm 2008 nợ xấu trung – dài hạn chiếm 53,29%. Tình hình có khả quan hơn vào đầu năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2009 tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn có giảm hơn nhưng tình hình đó khơng được duy trì đến cuối năm, đến cuối năm 2009 thì lại tăng lên, chiếm 50,51% trong tổng nợ xấu của năm. Cũng khơng ngồi xu hướng đó thì trong 6 tháng đầu năm 2010, nợ xấu trung – dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu, chiếm 60,94%. Rõ ràng, với tình hình trên qua nhiều năm đã chứng minh các khoản vay trung – dài hạn ln mang lại nhiều rủi ro tín dụng hơn các khoản vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro, cịn các khoản vay trung - dài hạn phải có một thời gian dài mới đáo hạn và trong thời gian đó có thể xảy ra các biến động về tình hình kinh tế, về thời tiết, … dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét tình hình cho vay và có kế hoạch thu nợ, xử lý nợ xấu của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng vay vốn khơng có khả năng hoàn trả làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Nợ xấu là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng, chi nhánh muốn hoạt động hiệu quả phải thực hiện tốt công tác thu nợ, hạn chế nợ xấu dưới mức thấp nhất khi có thể. Để thực hiện được thì cần có sự nỗ lực của tồn thể cán bộ ngân hàng trong công tác xét duyệt cho vay đến đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Ngân hàng cần xem xét, theo dõi công tác thẩm định lại các hộ nghèo được vay vốn ở các địa phương. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn cho vay để có những giải pháp kịp thời khi cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)